Đắm chìm trong nét đẹp dân gian với các làng nghề của Quảng Bình
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, nhiều truyền thống dân tộc đang dần mai một đi theo thời gian. Thế nhưng vẫn có những nơi luôn nâng niu, gìn giữ và duy trì tinh hoa tộc, đó là các làng nghề. Đến với các làng nghề, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo được lưu truyền qua bao đời nay. Dù cho những xu hướng hiện đại đang dần len lỏi vào nhịp sống thế nhưng các làng nghề vẫn mang nét thu hút, trở thành điểm du lịch nhiều người muốn đến. Trên mảnh đất Quảng Bình có nền văn hóa phong phú và đa dạng, các làng nghề của Quảng Bình vẫn được phát triển cho đến thời nay như làng chiếu, làng nón…
Đến với các làng nghề của Quảng Bình, không đơn giản chỉ là một chuyến du lịch trải nghiệm mà đây là hành trình tìm về nguồn cội, gìn giữ và quảng bá tinh hoa của dân tộc.
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
- Kế Hoạch Du Lịch Quảng Bình – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Quảng Bình
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá Ozo Park 2 ngày 1 đêm
Khám phá các làng nghề ở Quảng Bình — Nơi gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc
1. Làng nghề truyền thống dệt chiếu An Xá — Lệ Thủy
Nói đến các làng nghề của Quảng Bình thì không thể thiếu làng An Xá nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Làng An Xá cũng là quê hương của vị Đại tướng vĩ đại Võ Nguyên Giáp. Nghề chiếu cói đã xuất hiện ở làng An Xá từ 600 năm về trước. Cho đến nay, thế hệ của người làng An Xá vẫn tiếp nối nghề làm chiếu truyền thống, giúp địa phương ngày một phát triển. Hiện tại làng An Xá có 80 hộ dân giữ nghề truyền thống, đó là sản xuất chiếu cói bằng phương pháp thủ công.
Để tạo ra được một chiếc cói tinh xảo, phải bỏ ra không ít công lao và sức lực. Điều đó được thể hiện qua bàn tay chai sạn, sần sùi của người dân nơi đây. Đó cũng chính là nét đẹp lao động mà du khách sẽ được chiêm ngưỡng khi đến làng chiếu cói An Xá.
Đến đây tham quan, du khách sẽ cảm nhận được không khí nhộn nhịp của mọi nhà. Được trải nghiệm và tìm hiểu quá trình làm chiếu cói đầy nhọc nhằn nhưng rất thú vị. Từ công đoạn chọn cói đầy tỉ mỉ sau đó được mang đi nhuộm màu. Đến công đoạn làm chiếu cói, một người dệt chiếu người còn lại đưa cói vào khung dệt. Qua bàn tay khéo léo của mình, người dệt chiếu dệt ra những hoa văn rất đẹp mắt. Vất vả và khổ cực, nhưng người làng An Xá vẫn kiên trì miệt mài nuôi dưỡng truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Bởi đây không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh lưu giữ tinh hoa của dân tộc.
2. Làng nghề nón lá Quy Hậu — Lệ Thủy
Nón lá — một biểu tượng vẻ đẹp gắn liền với cuộc sống tinh thần của người Việt Nam. Nhắc đến Việt Nam, không thể thiếu hình ảnh cô thiếu nữ mang áo dài, đội nón lá yêu kiều thướt tha. Nón lá không chỉ là vật dụng để che nắng che mưa, mà còn xâm nhập vào cuộc sống, trở thành nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Việt. Vì vậy, nón lá là vẻ đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy cho đến thế hệ sau. Và làng nghề chằm nón Quy Hậu — Lệ Thủy chính là nơi gìn giữ tinh hoa quý giá của đất Việt.
Nghề chằm nón ở Quy Hậu là một trong những làng nghề của Quảng Bình. Làng nghề đã xuất hiện trong những năm đầu của thế kỉ 20. Đến năm 2008 được công nhận là làng nghề truyền thống. Nón lá ở đây vừa đáp ứng được tiêu chí thẩm mỹ, vừa đáp ứng được độ bền và chất lượng. Đến thăm làng nón Quy Hậu bạn sẽ được trải nghiệm được một ngày của những người làm nghề chằm nón.
Mọi người ở đây từ già đến trẻ ai cũng chằm nón để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày người làng đều bắt đầu công việc, ngồi lại với nhau vừa đan nón vừa trò chuyện rôm rả. Công việc chằm nón rất vất vả và đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo. Những đôi tay nhanh nhẹn, thoăn thoắt đan nón với độ chính xác cao. Cuối cùng là tạo ra những chiếc nón xinh xắn. Ngoài những chiếc nón truyền thống ra, người ta còn vẽ lên nón những hình ảnh độc đáo, khắc họa hình ảnh làng quê mộc mạc. Nếu có cơ hội đến làng nón lá Quy Hậu, hãy mua nón lá về làm kỉ niệm nhé.
3. Làng nghề bánh tráng trăm tuổi Tân An — Quảng Trạch
Vào những ngày nắng gay gắt 40 độ, khi ta được nghỉ ngơi trong căn phòng điều hòa mát lạnh thì cũng là lúc người làng Tân An tất bật làm việc. Làng Tân An là một trong các làng nghề của Quảng Bình, thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch nổi tiếng với nghề làm bánh tráng. Vào độ mùa hè cũng là lúc làng Tân An vào vụ sản xuất. Nếu đã từng ăn thử bánh tráng Tân An. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà, giòn tan. Không chỉ ngon về hương vị mà còn giàu nét đẹp lao động, tinh hoa dân tộc.
Bánh tráng Tân An là niềm tự hào của người dân nơi đây. Nghề làm bánh tráng đã gằn liền với người Tân An từ bao đời nay và ngày càng phát triển chứ chưa bao giờ ngưng. Họ yêu quý cái nghề này không chỉ đem lại công ăn việc làm. Mà đây còn là truyền thống của cha ông để lại. Và người làng ngày đêm miệt mài để giữ lửa cho truyền thống cha ông.
Nếu có cơ hội đến làng Tân An, đừng quên mua bánh tráng mè xát trứ danh. Bánh mè xát được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo. Có hương vị đặc trưng, mặn mà và mềm dẻo. Bánh mè xát đem cuốn với bún, tôm, thịt… chấm với nước mắm thì ngon hết sảy.
4. Làng nghề nước mắm Cảnh Dương
Nhắc đến làng Cảnh Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cung đường bích họa đầy đặc sắc sống động. Nhưng không chỉ có vậy, đây còn là ngôi làng lưu giữ nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời. Người làng Cảnh Dương sinh sống chủ yếu dựa vào nghề biển. Một trong những nghề mưu sinh của họ là làm nước mắm.
Nhắc nước mắm Cảnh Dương không thể không kể đến mắm Hàm Hương. Đây từng là loại nước mắm dùng để tiến vua. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do nước mắm được làm từ cá Hàm Hương. Đây là một loại cá quý hiếm ở cửa sông Roòn. Cá Hàm Hương có màu hồng trong suốt. Loại cá này chỉ xuất hiện trong vài tháng do đó vô cùng quý hiếm. Để làm ra loại nước mắm trứ danh này người dân phải trải qua nhiều công đoạn khó khăn. Đánh bắt cá Hàm Hương đã khó, việc làm mắm còn khó hơn. Để làm mắm, đòi hỏi những người thợ phải có sự khéo tay và tỉ mỉ. Nhờ vậy mới tạo ra được loại đặc sản xứng danh làng nghề Quảng Bình.
Ngoài nước mắm Hàm Hương thì người dân cũng sản xuất mắm từ nhiều loại cá khác. Các loại cá để sản xuất mắm là cá cơm, cá ve, cá trích… Nếu có cơ hội hãy đến Cảnh Dương thăm cung đường bích họa. Đồng thời tìm hiểu về nghề làm mắm cũng như mua nước mắm về làm quà nhé.
5. Làng nghề chổi đót Lệ Bình — Lệ Thủy
Lệ Thủy quả là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ sản sinh ra những con người tài giỏi. Lệ Thủy còn là nơi lưu giữ nhiều nghề truyền thống cha ông. Ngoài nghề chiếu cói, nghề chằm nón… Nghề chổi đót được người dân làng Lệ Bình miệt mài ngày đêm gìn giữ và phát huy. Hiện nay có 30 hộ dân với 100 người tiếp nối truyền thống nghề chổi đót.
Người khai sinh ra làng nghề chổi đót Lệ Bình là bà Lê Thị Lan. Bà Lan đã khai sinh ra nghề làm chổi đót với mong muốn cho tạo công ăn việc làm và kiếm thêm thu nhập cho mọi người. Đến với làng Lệ Bình, bạn sẽ được cảm nhận không khí rộn ràng vui vẻ của người dân nơi đây. Ở đâu bạn cũng sẽ bắt gặp hình ảnh người dân ngồi làm chổi đót.
Chổi đót hiện nay được bán ở địa bàn Lệ Thủy và một số nơi khác như Quảng Ninh, Đồng Hới. Do nhu cầu, mà chổi đót ngày nay được sản xuất ra nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt. Chổi đót Lệ Bình vừa có tính thẩm mỹ cao. Vừa đảm bảo chất lượng, chắc, bền, sử dụng lâu. Những chiếc chổi không chỉ là vật dụng quen thuộc của mỗi gia đình. Đây còn niềm tự hào nét đẹp lao động của người dân Lệ Thủy.
Lời kết
Đến với các làng nghề, bạn sẽ cảm nhận được sự nhọc nhằn, vất vả. Thế nhưng họ vẫn ngày đêm miệt mài truyền lửa cho thế hệ mai sau. Các nghề truyền thống đang dần mai một đi do xã hội ngày một phát triển. Thế nhưng hãy chung tay gìn giữ và kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông ta. Bởi lẽ đây không chỉ là những ngành nghề, đây còn là cội nguồn gốc rễ, là tâm huyết của cha ông. Cảm ơn mọi người đã đọc bài Các làng nghề của Quảng Bình.
Xem thêm: Ngon nuốt lưỡi với 5 quán ăn ở đường Hai Bà Trưng Đồng Hới