Blog

Các lễ hội truyền thống ở Sapa

Top 4 các lễ hội truyền thống ở Sapa đặc sắc nhất

Sapa không chỉ hấp dẫn khách du lịch nhờ cảnh đẹp, đặc sản ngon mà còn với các lễ hội truyền thống đặc sắc. Hàng năm, tại nơi đây tổ chức rất nhiều lễ hội mang bản sắc riêng của người dân vùng cao Tây Bắc. Hãy bỏ túi ngay top 4 các lễ hội truyền thống ở Sapa độc đáo nhất để trải nghiệm khi đi du lịch!

  1. Lịch trình vui chơi check in Sapa – 2 Ngày 1 Đêm
  2. Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
  3. Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa nét quyến rũ của núi rừng 4 ngày 3 đêm

1. Lễ hội Tết cơm mới – một trong các lễ hội truyền thống ở Sapa đặc sắc nhất

Lễ hội cơm mới tại Sapa

Thời gian diễn ra lễ hội cơm mới là vào khoảng mùa đông, mùa thu hoạch lúa, tại bản Nậm Sài, Lào Cai.  Đây là lễ hội đặc trưng mang bản sắc của người Xá Phó. Khi sắp được thu hoạch, các cánh đồng trổ bông màu lúa mới, người dân sẽ tổ chức lễ hội này. Đây là dịp để những người dân bản thể hiện lòng cảm tạ với tổ tiên vì đã phù hộ cho mùa màng bội thu.

Theo phong tục, ngày diễn ra lễ hội cơm mới, người phụ nữ của gia đình ra đồng cắt lúa mới. Họ sẽ dậy sớm, mặc quần áo mới và âm thầm đi ra nương một mình. Họ cũng kiêng gặp người làng trên đường đi nên thường sẽ tránh mặt. Họ làm vậy là giữ sự kín đáo để có thể rước hồn lúa mới về nhà.

Mọi thứ phải được chuẩn bị kĩ càng, chu đáo trước khi đón hồn lúa mới về. Sau khi kết thúc nghi lễ, chủ nhà mời cơm những người thân thiết, rót 3 lần rượu để người tới dự. Người được mời cũng phải theo tục uống hết rượu. Sau đó họ chúc nhau sẽ có một mùa lúa mới bội thu.

2. Lễ hội Tết nhảy độc đáo của người Dao đỏ

lễ hội tết nhảy

Lễ hội Tết nhảy thường được diễn ra vào cuối giờ thìn, đầu giờ tị mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch tại nhà ông trưởng họ ở bản Tà Phìn. Đây là lễ hội có ý nghĩa quan trọng và được chuẩn bị khá kĩ càng, chu đáo của người Dao đỏ ở Tả Van. TrướcTết, mọi người dân già trẻ trai gái đều tập trung ở nhà ông trường họ để cùng chuẩn bị. Đây là hoạt động đón năm mới và cũng là nghi lễ thờ cúng thể hiện lòng cảm tạ với tổ tiên, đất trời đồng thời cầu cho mùa màng năm sau bội thu. 

Nét đặc sắc nhất của lễ hội này có lẽ nằm ở những điệu nhảy. Mở đầu cho lễ hội là điệu múa chào đón thần linh, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Kế sau đó là điệu chào bố mẹ, các bậc trưởng bối. Điệu nhảy này được thực hiện bằng cách nhảy múa với một chân và đầu cúi còn ngón tay trỏ thì giơ cao lên trời. Độc đáo hơn còn có điệu mời tiên nương xuống trần được thực hiện qua điệu hai tay dang ngang vẫy vẫy nhịp nhàng mô phỏng con cò bay,…

Các điệu múa đẹp đầy sáng tạo, độc đáo truyền thống của người Dao đỏ cứ thế diễn ra trong suốt thời gian lễ hội. Những động tác uyển chuyển mà vẫn rất dứt khoát làm du khách bốn phương cảm thấy thích thú, mới lạ, có nhiều người còn muốn hòa chung vào không khí này.

3. Lễ hội Gầu Tào – một trong các lễ hội truyền thống của Sapa độc đáo, ấn tượng

Lễ hội Gầu Tào Sapa

Thời gian diễn ra lễ hội Gầu Tào là vào khoảng mùng 1 đến ngày 15 Tết Âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại nhiều nơi, ở các làng xã, huyện có người dân tộc Mông sinh sống. Đây là lễ hội mang tính truyền thống lâu đời và đặc biệt ý nghĩa với người Mông. “Gầu Tào” dịch theo tiếng Mông mang nghĩa là “chơi ngoài trời”. Lễ hội này có nguồn gốc từ mong muốn được trời đất ban cho con cái hay muốn con được phù hộ khỏe mạnh của các gia đình. Các gia đình hàng năm sẽ theo tục cúng bái thần núi và xin làng tổ chức lễ hội Gầu Tào.

Ngoài ý nghĩa ấy ra, lễ hội Gầu Tào còn là dịp để cầu trời đất, tổ tiên ban phúc, ban lộc cho con dân bản. Đây được xem là lễ hội lớn nhất cỉa người Mông nói riêng và là một trong các lễ hội truyền thống của Sapa nói chung. Không chỉ vậy, lễ hội còn là cơ hội để dân làng tụ tập chuyện trò, nâng cao tinh thần đoàn kết. Lễ hội Gầu Tào cũng được nhiều khách du lịch tham gia và tìm hiểu khi du lịch tại Sapa.

4. Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Sapa 

Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Sapa

Thời gian diễn ra lễ hội là suốt kì nghỉ Tết nguyên đán, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend. Lễ hội khèn hoa và mở cổng trời Fansipan được khơi nguồn cảm hứng từ nét bản sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng của đồng bào vùng cao Tây Bắc mỗi dịp tết đến, xuân về. Giữa không gian bao la của núi rừng, và không khí mát lành, yên tĩnh của chốn đỉnh thiêng, du khách sẽ được trải nghiệm và tận hưởng lễ hội truyền thống náo nhiệt, vui vẻ. Đây cũng là dịp để Phật tử trên khắp mọi miền tới chùa cầu an, nhận về phước lành cho một năm mới bình an .

Giữa lễ hội ngập tràn sắc xuân ấy, bạn sẽ được đắm mình trong không gian văn hoá đặc trưng Tây Bắc, như được quay về với tuổi thơ tận hưởng không khí những ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Phần kết lại

Đến với một vùng đất của lễ hội như Sapa, bạn có thể thỏa sức đắm chìm trong không gian văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc. Đảm bảo một khi đã tham gia thì bạn chắc chắn không thể rời chân đến khi lễ hội kết thúc!

Xem thêm: Chợ tình Sapa – nét văn hóa độc đáo của vùng núi cao Tây Bắc

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on