Tìm về chốn xưa thăm làng nghề làm giấy bản Hà Giang
Nghĩ đến các triều đại thời xưa, ắt hẳn ta sẽ không còn xa lạ gì với các loại giấy bản viết bằng mực chàm. Là loại giấy thủ công được chính tay các người dân địa phương làm. Hơn nữa nguyên liệu lại gần gũi, có sẵn trong thiên nhiên. Trải qua bao ngày nay, làng nghề làm giấy bản Hà Giang vẫn được lưu truyền ở thị trấn Việt Quang. Đôi khi sử dụng ta lại cảm nhận được mùi hương của cây rừng phảng phất. Tuy cách làm không có gì phức tạp nhưng đòi hỏi độ tỉ mỉ là dày dặn kinh nghiệm.
- Lịch trình khám phá Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn – hành trình về vớii thiên nhiên 6 ngày 5 đêm
- Lịch trình chinh phục Chiêu Lầu Thi – khám phá Bắc Hà 3 ngày 2 đêm
- Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình khám phá những điều mới lạ ở Hà Giang – Lào Cai 3 ngày 2 đêm
Nguồn gốc của giấy bản
Lắng nghe chia sẻ của những người già ở thôn Nà Mạ kể lại. Kể từ khi họ còn bé xíu đã thấy người lớn trong làng làm nghề giấy bản. Loại giấy bản này được người Tày, Nùng và một số người dân tộc thiểu số khác ở Cao Bằng sử dụng để ghi chép gia phả dòng họ. Giấy được dùng để ghi chép lại các làn điệu dân ca, truyện cổ dân gian… Ngoài ra bên cạnh đó giấy bản còn được sử dụng trong đời sống tâm linh như làm giấy tiền, vàng mã, trang trí nhà, viết chữ Nho, chữ Hán.
Hiện nay ở thôn Nà Mạ cứ khoảng 40 hộ dân thì trong đó may thay vẫn còn 10 hộ duy trì nghề làm giấy bản. Thu nhập bình quân đầu người từ nghề làm giấy khoảng 20 triệu đồng/năm. Từ đầu chỉ sản xuất trong nội bộ. Sau này các thương lái phương xa tới hỏi giá. Giấy bản được sử dụng rộng rãi thêm ở các khu vực lân cận. Nghề làm giấy này đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ. Nhưng vấn đề đặt ra là thu nhập nghề này là quá ít ỏi. Đôi với người già thì tay chân luống cuống không thể làm được. Còn với người trẻ thì có xu hướng tìm ngành nghề có thu nhập cao hơn. Vậy nên câu chuyện gìn giữ bảo tồn vẫn đang là vấn đề đau đầu.
Công đoạn làm ra giấy bản
1. Khuấy bột giấy
Những bể khuấy bột giấy này được làm bằng đá bên bờ suối để tiện lấy nước và đã có hàng trăm năm nay. Công đoạn làm giấy bản khá cầu kì và vất vả. Đầu tiên là đi tìm và lấy cây giấy dó trên rừng. Sau đó tước sạch vỏ phơi khô một ngày rồi đem đi ngâm nước cho mềm trong 24 tiếng. Sau đó đem về phần giấy về ngâm vôi. Đợi giấy cuốn thành cục rồi nung trong một ngày. Khi nung xong lấy ra rửa sạch rồi lại ngâm cho mềm rồi mang về đập cho nhũn ra.
2. Đổ khuôn
Tiếp theo là công đoạn đổ nguyên liệu xuống hố đá quấy cho tan ra rồi trộn với cây nhớt. Khi phần bột giấy đã nhuyễn thì múc bột giấy đổ vào tráng lên khuôn, mỗi khuôn sẽ tạo ra một tờ giấy bản. Sau khi tráng khuôn thì mang đi ép khô trong hai tiếng rồi dán lên tường.
Với đặc tính nhẹ, xốp, dai và bền bỉ với thời gian. Hơn nữa lại được làm bởi nguyên liệu tự nhiên sẵn có và không gây hại môi trường nên sản phẩm làm ra rất dễ bán. Người ta sẽ bán một tệp hai mươi tờ. Về giá cả thì nếu bán buôn được mười lăm nghìn đồng một tệp. Người dân thường mang đi bán vào những hôm chợ phiên, dịp lễ, tết hoặc bán cho các gia đình có đám tang, tảo mộ. Cứ mỗi đám tang hay lễ cúng lớn thông thường phải sử dụng khoảng ba trăm tờ giấy bản. Điều này cũng giúp tạo nên nguồn thu nhập cho bà con.
Phần kết lại
Từ những năm 20, làng nghề làm giấy bản Hà Giang đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên là cây vầu non, dây leo. Phổ biến trong văn hóa thời xưa, ở các triều đại người ta sử dụng thứ giấy này. Và người Dao dùng giấy cho các hoạt động tâm linh, trong các dịp lễ ma chay, cưới hỏi,…Thế nên nó gắn liền với bản sắc văn hóa truyền thống của người dân và là thứ không thể thiếu.
Khám phá thêm: Top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên biết