Blog

Bánh chưng gù Hà Giang - hương vị Tết nơi địa đầu Tổ quốc 1

Bánh chưng gù Hà Giang – hương vị Tết nơi địa đầu Tổ quốc

Hình ảnh những chiếc bánh chưng trên mâm cúng tổ tiên hay trong bữa ăn ngày Tết của người dân Việt Nam đã trở nên quen thuộc từ bao đời nay. Đó chính là nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc ta được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có một cách làm bánh chưng khác nhau để tượng trưng cho văn hóa của cộng đồng mình. Đối với mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc thì nét đặc trưng ngày Tết nằm ở món bánh chưng gù Hà Giang độc đáo mà du khách phương xa luôn tò mò muốn nếm thử.

  1. Lịch trình du lịch từ Hà Giang hùng vĩ đến Phú Thọ viếng đền Hùng – 4 ngày 3 đêm
  2. Lịch trình khám phá Hà Giang – Hà Nội 5 ngày 4 đêm
  3. Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa nét quyến rũ của núi rừng 4 ngày 3 đêm
  4. Lịch trình khám phá hành trình Đông Bắc – Hà Giang Cao Bằng 5 ngày 4 đêm

Đôi nét về bánh chưng gù Hà Giang

Bánh chưng gù Hà Giang - hương vị Tết nơi địa đầu Tổ quốc 2

Bánh chưng gù Hà Giang không phải đặc sản gì mới mẻ, nó đã xuất hiện từ cách đây rất lâu nhưng vẫn luôn nhận được sự yêu mến từ nhiều thực khách sành ăn. Đây là một món bánh truyền thống thường được làm vào ngày Tết của người dân tộc Dao Đỏ. Tuy cũng là bánh chưng nhưng loại bánh này không giống như chúng ta thường được thấy, nó không có hình dáng vuông vức tượng trưng cho đất mà mang một hình thù, ý nghĩa riêng của cộng đồng người bản địa nơi vùng quan tái.

Khi tới Hà Giang, du khách sẽ được người dân nơi đây kể về ý nghĩa sâu sắc của món đặc sản bánh chưng gù. Thực ra hình dáng chiếc bánh chính là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Dao đỏ đang mang gùi trên lưng khi đi rẫy, đi nương.

Công phu nghệ thuật gói bánh

Bánh chưng gù Hà Giang - hương vị Tết nơi địa đầu Tổ quốc 3

Bánh chưng gù Hà Giang thường được người dân nơi đây gói bằng 1 hay 2 lớp lá dong thay vì chồng dày lên 4 – 5 lớp như cách gói của người Kinh. Nhờ điều này mà việc bóc chiếc bánh cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, không tốn quá nhiều thời gian, công sức. Điều tạo nên vị dẻo thơm đặc biệt của bánh chưng gù chính là nguyên liệu gạo nếp nương được trồng tại địa phương. Sở dĩ bánh có một màu xanh đặc trưng, độc đáo từ trong ra ngoài là bởi vì trước khi đem đi gói, người ta đã ngâm gạo nếp với nước lá dong riềng.

Phần nhân bánh chưng gù cũng gần như giống với bánh chưng của người Kinh gồm: đậu xanh, thịt mỡ ướp với chút muối tiêu kết hợp hoàn hảo trong lớp gạo nếp dẻo tạo nên một vị bùi bùi, béo ngậy đặc trưng.

Điều lưu ý trong công đoạn gói chính là phải gói làm sao cho chắc tay rồi dùng dây lạt cố định lại để bánh không bị bung ra ngoài trong lúc nấu. Vì có lớp vỏ mỏng nên bánh chưng gù được nấu chỉ trong tầm 5 – 6 tiếng.

Hương vị đặc trưng thơm ngon của bánh chưng gù Hà Giang

Bánh chưng gù Hà Giang - hương vị Tết nơi địa đầu Tổ quốc 4

Bánh chưng gù là món đặc sản Tết được nhiều du khách yêu thích khi tới thăm Hà Giang. Bóc lớp vỏ lá dong riềng bên ngoài ra, chúng ta sẽ thấy ngay màu sắc xanh vô cùng đẹp mắt của chiếc bánh. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo thơm đặc trưng của gạo nếp nương, hòa thêm với vị béo ngậy của thịt mỡ và vị bùi bùi của đỗ xanh. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên một hương vị ngon đến khó cưỡng!

Phần kết lại

Bánh chưng gù nhỏ xinh, tiện lợi lại dễ ăn nhưng cũng tồn tại một số khuyết điểm nhỏ. Vì có lớp vỏ khá mỏng và không được nén nhiều nên bánh có thời gian bảo quản không được lâu. Vậy nên nếu bạn muốn thưởng thức hay mua bánh về làm quà thì lưu ý là nó chỉ để được trong vòng vài ngày thôi đấy!

Xem thêm: Quán Cafe Cực Bắc Hà Giang – sống chậm lại trong từng khoảnh khắc…

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on