Blog

Bánh đậu xanh trái – món bánh “quý tộc” đất Kinh kỳ

Bánh đậu xanh trái cây là bánh cổ truyền xứ Huế. Được coi là bánh “quý tộc” bởi trước đây chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa hay ở mâm cỗ của các gia đình quan lại.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Xuất thân “quý tộc”

Bánh đậu xanh trái cây xuất xứ từ các nghệ nhân cung đình Huế. Có họ hàng với bánh Kanom Look Choup của Thái Lan. Ở xứ sở chùa Vàng này, bánh Kanom Look choup cũng là 1 trong top 10 món ăn cung đình.

Bánh Kanom Look Choup cũng có hình dạng tương tự (Ảnh: alamy)

Bánh “quý tộc” không chỉ tinh tế, cầu kỳ trong kỹ thuật chế biến mà còn ngon và vô cùng giàu chất dinh dưỡng. Và để làm ra thức bánh này tốn rất nhiều công sức, thời gian.

Gam màu rực rỡ của “phiên bản” trái cây thu nhỏ xinh xinh (Ảnh: sưu tầm)

Ngày nay, thức bánh trái cây đã phổ biến hơn, xuất hiện trong dịp Tết và những dịp tiếp đãi khách quý, cưới hỏi hay là cúng rằm của các gia đình.

Bánh được dùng trong cưới hỏi ngày nay (Ảnh: sưu tầm)

Cách làm bánh “quý tộc” cung đình Huế

Từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản mà người xưa đã tạo ra một loại bánh kiêu sa, tinh tế của xứ kinh kỳ.

Nguyên liệu làm nên món bánh “quý tộc”

Nghe tên bánh “quý tộc” người ta nghĩ đến sự cao sang, quyền quý. Nhưng nguyên liệu làm bánh lại không cầu kỳ, quý hiếm mà lại hết sức dân dã, dễ tìm. 

Nguyên liệu chính để làm bánh là đậu xanh đãi vỏ, đường, bột rau câu, phẩm màu làm từ rau củ quả.

Chỉ cần nhìn thôi cũng đủ thấy những chiếc bánh hấp dẫn đến mức nào (Ảnh: sưu tầm)

Nguyên liệu tuy đơn giản nhưng phải được lựa chọn kỹ càng để thể hiện đúng chất Cung đình của món bánh “quý tộc”. Đậu xanh phải lựa chọn loại mềm mịn, thơm nhẹ, loại bỏ hạt sâu.

Các chất tạo màu thì phong phú và chuẩn bị công phu hơn nữa. Mỗi màu sắc đều được lấy từ màu rau củ quả tự nhiên, để tô màu cho mỗi chiếc bánh. Như màu đỏ của gấc, màu hồng của củ dền, màu cam của cà rốt, màu xanh của lá dứa,… Các nguyên liệu được xắt nhỏ, luộc lên để lấy nước tạo màu, vừa thanh mát lại vừa giàu dinh dưỡng.

Các nguyên liệu tạo màu tự nhiên (Ảnh: Khám phá Huế)

Nghệ thuật làm bánh “quý tộc”

Để làm nên một món bánh “quý tộc” cung đình Huế, không chỉ có nguyên liệu tốt mà còn có sự tỉ mỉ, khéo léo của bàn tay người làm.

Chiếc bánh làm ra bên ngoài bóng bẩy, bắt mắt, màu sắc như trái cây thật. Bánh có vị đậu xanh bùi béo, với một chút dai dai, ngọt ngọt và hương thơm thì nhẹ nhàng, thanh khiết (như chính con người xứ Huế).

Cảm nhận hương vị “quý tộc” của món bánh (Ảnh: sưu tầm)

Đậu xanh được vo, ngâm, tách vỏ lụa, đem hấp chín rồi xay nhuyễn. Cho đường trộn vào phần nhân đậu nhuyễn mịn rồi sên trên chảo đến khi khô đặc. Hỗn hợp đậu đường phải vừa đủ – không quá nhão sẽ khó định hình, không quá cứng sẽ khiến bánh dễ bị nứt.

Các bước xử lý đậu xanh đã được xay nhuyễn (Ảnh: sưu tầm)

Trái cây tạo ra từ đôi bàn tay

Tiếp theo, đậu xanh sẽ được chia thành từng viên nhỏ, cắm vào que gỗ để nắn hình các loại quả như khế, ớt, xoài, mận,… Công việc này đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ của thợ làm bánh. Càng khéo tay, bánh sẽ càng giống với trái cây thật. Sau khi bánh thành hình sẽ được mang đi sấy khô khoảng 5, 6 tiếng rồi mới bước vào công đoạn quan trọng nhất – lên màu cho bánh.

Chỉ mới tạo hình cho bánh nhưng nhìn rất thích mắt (Ảnh: sưu tầm)

Tô điểm bánh nghệ thuật

Trước khi lên màu cho bánh, bánh được nhúng qua một lớp rau câu để tạo độ bóng bẩy bắt mắt. Đợi đến khi bánh khô, người ta mới lên màu cho bánh. Cũng có người tô màu cho bánh rồi sau cùng mới nhúng qua lớp thạch rau câu.

Việc lên màu cho bánh bằng phẩm màu tự nhiên không tươi và bắt mắt như màu thực phẩm. Nên một số nơi sử dụng màu thực phẩm đạt chuẩn để lên màu cho bánh. Bánh vừa đẹp mắt, mà lại không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Những phiên bản trái cây nhỏ nhỏ xinh xinh (Ảnh: sưu tầm)

Những nghệ nhân làm bánh “quý tộc” như những người họa sĩ thực thụ. Những bàn tay tài hoa giúp bánh trở nên sống động, hấp dẫn, nhìn trông không khác gì loại trái cây thật.

Bánh trái cây bóng bẩy với lớp rau câu bọc ngoài (Ảnh: sưu tầm)

Những “phiên bản” trái cây thu nhỏ, khiến ai có dịp ngó qua một lần đều khó kìm được xuýt xoa, mê mẩn trước vẻ đẹp tinh tế trong món bánh này.

Món bánh còn được trang trí làm quà (Ảnh: sưu tầm)

Địa chỉ bán bánh “quý tộc” ngon hết sẩy ở Huế

Bạn có thể ghé Chợ Đông Ba, hoặc tham quan không gian văn hóa Vọng Lục Bộ (79 Nguyễn Chí Diểu, phường Thuận Thành, Tp. Huế),… Để thưởng thức, trải nghiệm làm bánh và mua về làm quà cho người thân. Giá bánh chỉ tầm 20.000 – 30.000 đồng mỗi hộp.

Bánh được bày bán theo hộp ở chợ (Ảnh: sưu tầm)

Nhấp một miếng trà đắng, cắn một miếng bánh ngon. Rồi từ từ cảm nhận ngay sự tan chảy nhân đậu mềm mịn trên đầu lưỡi. Kế đến là độ giòn tan của rau câu khiến cho ai thưởng thức cũng đắm chìm trong vị ngon, ngọt đặc trưng của món bánh truyền thống cung đình Huế thuở nào.

Trang Yết

Xem thêm:Cơm Âm phủ – món ăn “ma mị” xứ Huế

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on