Blog

Chùa Thiên Mụ – Vì sao các cặp đôi ngại đến?

Các cặp đôi đang yêu rất ngại đưa nhau đến chùa Thiên Mụ. Vì nơi đây có một lời nguyền được người dân địa phương truyền tai nhau rằng:”Sau khi đến đây các cặp đôi sẽ đường ai nấy đi, chia tay trong đau khổ”.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

                                        Chùa Thiên Mụ bên cạnh sông Hương. (Ảnh: hidicar.com)

Chùa Thiên Mụ ở đâu ?

Chùa Thiên Mụ được xây dựng ở bờ bắc sông Hương. Chùa cách trung tâm thành phố Huế 5 km về phía Tây, tại xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa được chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong dựng nên từ năm 1601.

Vì sao lại gọi là chùa Thiên Mụ ?

Chuyện linh thiêng

Chuyện kể rằng chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào cai quản xứ Đàng Trong. Trong một lần ngược sông Hương, Chúa thấy ngọn đồi nhỏ bên dòng sông Hương rất đẹp với thế đất giống như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Chúa được người dân kể rằng:

Hằng đêm có một bà già mặc quần đỏ, áo lục, xuất hiện trên đỉnh đồi và nói: “Rồi sẽ có vị chân chúa tới, xây dựng ngôi chùa làm yên bờ cõi nước Nam”. 

Tự nhận mình là vị chân chúa ấy, Chúa đã cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên là Thiên Mụ (người đàn bà trời) nhằm tỏ lòng biết ơn bà.

                                             Chùa Thiên Mụ nét đặc trưng xứ Huế (Ảnh: sưu tầm)

Gọi tên ngôi chùa cổ

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi nhưng nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”). Cho tới năm Kỷ Tỵ (1869) nhận thấy điều kiêng kỵ đó không đúng, nên từ đó người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ. Vì từ “Linh” đồng nghĩa với “Thiêng”, người Huế khi nói “Thiên” nghe tựa “Thiêng” nên khi nói “Linh Mụ”, “Thiên Mụ” hay “Thiêng Mụ” thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.

                                              Chùa Thiên Mụ lung linh ánh đèn. (Ảnh: sanvemaybay.vn)

Chi phí tham quan 

Như nhiều ngôi chùa khác ở Huế, mọi người có thể thăm viếng chùa Thiên Mụ, chụp ảnh “check in” mà không cần phải mua vé. Chỉ với 5.000 VNĐ phí gửi xe, bạn đã có thể thoải mái tham quan và khám phá ngôi cổ tự này.

Ngoài cách đi đường bộ để đến chùa Thiên Mụ, bạn có thể thuê thuyền để thăm chùa. Đây là cách để bạn ngắm nhìn hai bên bờ sông Hương nay đã được cải tạo rất tươi xanh, gần gũi.

Vì sao các cặp đôi đang yêu ngại đưa nhau đến Thiên Mụ?

Những cặp đôi đang yêu rất ngại đưa nhau đến chùa vì câu chuyện được người dân địa phương truyền tai nhau từ hàng thế kỷ.

                                 Câu chuyện tình yêu ly kỳ. (Ảnh: sưu tầm)

Chuyện kể rằng, xưa có một cô gái gia đình quan lại giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nghèo khó. Bởi bị cấm cản, họ cùng nhau tới bến thuyền trước chùa Thiên Mụ tự vẫn với lời hứa thủy chung. Trớ trêu thay, chàng trai ấy chết đi, còn cô gái dạt vào bờ và được cứu sống. Sau này, nàng cưới một vị quan giàu có, quên đi mối tình xưa, sống cuộc đời vinh hoa, phú quý. Oan hồn chàng trai dưới sông oán hận nên nguyền rủa tất cả những đôi trai gái nào yêu nhau đến chùa đều tan vỡ. Vì vậy người ta thường nói rằng “những cặp đôi yêu nhau, dẫn nhau lên chùa Thiên Mụ sẽ chia tay.”

                              Chùa Thiên Mụ linh thiêng. (Ảnh: phatphapungdung.com)

Những “khung hình” đẹp của Chùa Thiên Mụ 

Mỗi ngày có rất nhiều du khách đến tham quan, vãn cảnh ngôi chùa. Bởi đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ hơn 400 năm trước, nổi tiếng linh thiêng bậc nhất đất Thần linh. Không những vậy, chùa còn tọa lạc ở một nơi rất đẹp, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng và xa xa là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Tiếng chuông chùa cũng mang đến cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng và an yên.

Tháp Phước Duyên

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị). Vua Thiệu Trị đã xây dựng lại ngôi chùa quy mô hơn. Vua xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua. Tháp Phước Duyên cao 7 tầng nằm chính diện cửa vào với chiều cao 21 m . Các tài liệu cho biết khi xưa trong tháp này có một số báu vật, nhưng nay đã bị mất cắp.

                   Ngọn tháp Phước Duyên sừng sững, uy nghiêm. (Ảnh: Ngababii, trungtran.28)

Đại Hồng Chung

Bên cạnh tháp Phước Duyên, là Đại Hồng Chung cân nặng đến cả tấn. Dưới thời chúa Quốc (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong. Chùa Thiên Mụ được xây dựng lại, mở rộng quy mô. Năm 1710, Chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn gọi là Đại Hồng Chung, nặng hơn 2 tấn. Tiếng chuông của Đại Hồng Chung có thể truyền vang tới những người dân sống cách đây tận 25 km.

                             Hình ảnh chuông Đại Hồng Chung (Ảnh: baotangcungdinh.vn)

Bia ghi công những chiến tích

Đến năm 1714, Chúa Quốc tiến hành đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc đồ sộ. Như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Tiếc thay, nhiều công trình trong số đó không còn nữa. Vị Chúa này còn đích thân viết bài văn cho khắc vào bia lớn. Chúa cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh. Ngoài ra, ông còn cho người ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm. Ngài là người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. 

Ông Rùa đội bia

Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng rất nghệ thuật. Đó là rùa đá cẩm thạch biểu tượng cho sự trường thọ. Bạn lưu ý khi chụp hình, chỉ đứng cạnh, đừng sờ vào rùa và bia nha.

                     Tấm bia trên lưng rùa đá (Ảnh: tapchinghiencuuphathoc.com)             

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó. Chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Khoảng năm 1788, chùa được chọn làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn.

                                              Cổng Tam Quan sau tháp Phước Duyên (Ảnh: kienthuc)

Các công trình sau cổng Tam Quan

Qua cổng Tam Quan, là điện Đại Hùng thanh tịnh và linh thiêng. Đến đây, bạn đừng quên thắp hương cầu nguyện cho sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Đặc biệt, bạn sẽ còn được thấy chiếc xe hơi của Cố hòa thượng Thích Quảng Đức –  vị trụ trì đầu tiên của chùa. Năm 1963, vị này đã tự thiêu để phản đối những hành động không đúng đắn với Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm.     

                          Chiếc xe của Cố hòa thượng Thích Quảng Đức (Ảnh: pham-thang)

Từ phía chùa Thiên Mụ nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy cảnh sông Hương nhẹ nhàng trôi như đang say giấc ngủ. Còn những lúc trời mưa, đứng ở chốn đây ngắm dòng sông đó là một cảm giác bình yên đến lạ.  

Xem thêm: Xao xuyến trước vẻ đẹp cổ kính, yên bình của phố cổ Bao Vinh

Comments

  • Trang
    01/10/2021

    Bài viết hay quá quá, lần sau phải đến Huế một lần

    reply

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on