Độc đáo lễ buộc chỉ cổ tay của dân tộc Khùa
Lễ buộc chỉ cổ tay là một phong tục tập quán, văn hóa lâu đời của người Khùa. Ai cũng mong muốn cuộc sống của mình luôn bình an, hạnh phúc. Người Khùa cũng mong những người thân yêu bên cạnh mình luôn gặp nhiều may mắn, sống bình an. Đó cũng chính là ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay — cầu phúc, cầu bình an cho người được buộc chỉ. Vậy lễ buộc chỉ cổ tay của dân tộc Khùa có gì độc đáo? Cùng khám phá ngay nhé!
Giới thiếu về dân tộc Khùa
Người Việt ta có 54 dân tộc anh em, và người Khùa là một dân tộc thiểu số trong đó. Người Khùa hay người Bru – Vân Kiều, người Ma Coong, người Trì. Họ sống tập trung ở địa bàn Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Ở Quảng Bình, người Khùa cư trú tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Người Khùa có phong tục tập quán vô cùng phong phú. Họ có lễ hội đập trống, lễ buộc chỉ cổ tay… Đặc biệt lễ buộc chỉ cổ tay của người Khùa rất độc đáo và giàu ý nghĩa. Cũng là nét văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
- Kế Hoạch Du Lịch Quảng Bình – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Lịch trình du lịch Quảng Bình 3 ngày 2 đêm – 2024
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá động Thiên Đường 2 ngày 1 đêm
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
Nét độc đáo trong lễ buộc chỉ cổ tay của dân tộc Khùa
Lễ buộc chỉ cổ tay hay lễ Rít-choọ-ati là ngày lễ lớn nhất trong năm. Buổi lễ thường được tổ chức vào đầu năm mới. Người Khùa cho rằng rằng những sợi chỉ này sẽ là bùa hộ mệnh, mang lại may mắn và bình yên cho người buộc chỉ. Họ quan niệm rằng, ai trong cuộc đời này cũng phải có một sợi dây ràng buộc tâm hồn và thể xác lại với nhau như chiếc bùa hộ mệnh để mang lại sức khoẻ, may mắn. Mục đích của lễ hội này là cầu cho ông bà, tổ tiên mang lại phước lành cho con cháu. Không chỉ mong bình yên mà còn cầu cho công việc suôn sẻ, mùa màng bội thu
Đây được xem là mỹ tục gắn kết mỗi cá nhân và dòng tộc, giữa thế giới con người và thế giới tâm linh. Vì vậy đây là một mỹ tục và là nét văn hóa không thể thiếu của người Khùa chứ không phải là một phong tục mê tín dị đoan. Lễ buộc chỉ tay đơn giản chỉ là gửi gắm lời cầu nguyện trong từng sợi chỉ, để có thể cầu phúc cho con cháu mãi bình yên và vui vẻ. Không tốn kém nhiều, không nghi thức trang trọng, phong tục này vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Có gì trong buổi lễ buộc chỉ cổ tay?
Theo phong tục, nghi lễ phải được tổ chức tại nhà Trưởng tộc. Những người tham gia trong buổi lễ gồm có: thầy mo, tộc trưởng, con cháu, con rể. Ngoài những người thân thích trong dòng họ thì những người láng giềng hoặc bạn bè thân thiết cũng có thể góp mặt vào buổi lễ.
Mọi người trong gia đình sẽ thống nhất một ngày đẹp trong tháng để làm buổi lễ. Việc đầu tiên chính là chuẩn bị mâm lễ để cungd ông bà tổ tiên. Mọi người trong gia đình phải chuẩn bị làm lễ từ sáng sớm để chuẩn bị mẫm cỗ, lễ vật. Người trẻ và các con cháu sẽ tập trung làm mâm lễ. Còn các bà, các mẹ sẽ tiến hành se chỉ — thứ quan trọng nhất trong buổi lễ. Ai nấy cũng bận rộn, mỗi người một việc để có thể thực hiện buổi lễ trọn vẹn và thành công. Mâm lễ cúng gồm có thịt lợn luộc, xôi, muối, nước và một chén rượu. Sau đó được đặt trong gian nhà quan trọng nhất, nơi mà chỉ có chủ nhà mới được vào.
Sau khi cúng ông bà thì mọi người sẽ quây quần lại để thực hiện nghi lễ buộc chỉ. Mâm lễ gồm có cây nến bằng sáp ong ở chính giữa. Xung quanh là lá trầu kết thành hình chóp nón, đỉnh chóp có gắn bông hoa mào gà đỏ, phía dưới là cuộn chỉ tự tay các mẹ, các bà se và hai tấm vải trắng, vải sọc cho đàn ông và phụ nữ. Ngoài ra còn có các sản vật khác như bánh nếp, xôi nếp, thịt gà, hoa quả và tiền. Bên cạnh mâm lễ chính thì còn có dĩa đặt lễ vật cho thầy cúng.
Buổi lễ bắt đầu khi ngọn nến ở giữa được thắp sáng. Tất cả các thành viên sẽ ngồi xung quanh và chạm tay vào mâm lễ chính. Hành động chạm tay này với mục đích thể hiện lòng thành kính của những người đang sống và người đã khuất. Khi thầy cúng tiến hành cầu khấn thì các thành viên sẽ nâng mâm cỗ lên. Suốt buổi lễ mâm cúng sẽ nâng lên hạ xuống 3 lần, sau 3 lần là buổi lễ kết thúc. Cuối cùng các thành viên sẽ được buộc chỉ cổ tay với những lời chúc phúc cho cuộc sống thêm êm đẹp, suôn sẻ.
Lời cầu phúc không chỉ dành cho dòng họ
Lễ buộc chỉ tay không chỉ cầu may cho ngủ thân trong gia đình. Mà còn giành những điều tốt đẹp nhất cho những người khách. Cũng có thể là những người sắp đi làm ăn xa hay người bộ đội. Hằng năm, vào những đợt tuyển quân, người Khùa và người Mày đều tổ chức lễ buộc chỉ tay cho những người tòng quên để mong muốn họ luôn bình yên, gặp những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tuy chỉ là một sợi chỉ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Có tác dụng như một tấm bùa hộ mệnh để bảo vệ con người và may mắn. Sợi chỉ còn thể hiện sự đoàn kết giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình để cùng hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.