Ghé thăm làng nghề bánh tráng Tân An – Đặc sản bánh tráng Quảng Bình
Nói đến đặc sản bánh tráng Quảng Bình, người ta nhớ ngay đến làng nghề bánh tráng Tân An. Tồn tại hàng trăm năm tuổi, làng Tân An vẫn gìn giữ truyền thống tốt đẹp này. Có dịp đến thăm làng Tân An, phải bỏ túi ngay một túi bánh mang về. Bánh gì đâu mà thân hình tròn trịa tăm tắp. Cầm bánh trên tay mà mùi mè thơm nứt mũi. Nằm ngay cạnh bờ sông Gianh thơ mộng, ngôi làng này xứng đáng được xứng danh trong du lịch làng nghề Quảng Bình.
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
- Kế Hoạch Du Lịch Quảng Bình – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Quảng Bình
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá Ozo Park 2 ngày 1 đêm
Làng nghề bánh tráng Tân An – Trăm năm tuổi vẫn luôn được gìn giữ
Cái tên Tân An này trước đây được xứng danh là Ba Phường. Nhiều người ở quen hay gọi là Lộc Điền hay phường bún bánh. Những cái tên dân giã đã xây dựng lên thương hiệu bánh tráng được nhiều người biết đến. Ngoài bánh tráng, làng Tân An còn có bánh ướt, bún và bánh chưng nữa. Nhưng bán bánh tráng vẫn đem lại thu nhập ổn định nhất cho người dân.Nép mình bên dòng sông Gianh mơ mộng. Nhìn làng Tân An thanh bình đến lạ. Làng thuộc xã Quảng Thanh, cách Ba Đồn khoảng 4km về phía Tây. Nếu từ Đồng Hới đi theo đường quốc lộ 1A hết 50km tốn khoảng 1 tiếng đi xe máy.
Nhiều người đã tìm đến đây để tìm hiểu về cách làm bánh tráng của người dân địa phương. Cũng để thử ăn cái vị bánh tráng thơm thơm đặc trưng của Quảng Bình. Bánh tráng được coi là niềm tự hào của người dân nơi đây. Bởi đây là thành phẩm của những cánh đồng lúa xanh ngát, là hiện thân của người Quảng Bình dễ thương, dễ mến. Hơn một trăm năm qua, nghề bánh tráng đã nuôi sống người dân. Tạo thu nhập cho người dân có tiền nuôi con em ăn học. Ngoài vì miếng cơm manh áo thì người dân rất yêu quý nghề làm bánh. Họ coi đây là truyền thống tốt đẹp và xứng đáng được gìn giữ đến mai sau.
Công đoạn làm nên những chiếc bánh tráng thơm ngon độc quyền của làng Tân An
1. Xay gạo và trộn bột với mè
Nhiều người nghĩ rằng làm bánh tráng rất đơn giản. Nào là chỉ cần có bột gạo trộn lên rồi đổ bánh, rắc mè là xong. Nhưng thực ra để làm nên thành phẩm là cả một quá trình phức tạp. Để làm nên thương hiệu thì từ khâu nhỏ cho đến lớn nhất, đều phải có nét riêng. Tay nghề người làm đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, tinh tế. Khâu chọn loại gạo cũng phải là gạo dẻo, mịn và sàng lọc kĩ càng. Gạo phải được vo kĩ và xay nhuyễn thành bột. Sau đó tuyệt nhiên vẫn còn mùi gạo thơm phẳng phất. Sự thu hút đặc biệt nhất của bánh tráng chính là nằm ở thành phần gạo được lấy trực tiếp từ đồng quê. Đất Quảng Bình quanh năm nắng rám da người nông dân, trả lại những hạt gạo trắng tinh khôi. Hạt gạo bóng, đẹp và thơm.
Yếu tố quan trọng thứ hai là tỉ lệ trộn bột gạo và mè. Tỉ lệ này được xem là công thức độc quyền của làng Tân An. Nhiều người đã gắng về làm thử nhưng đa số đều thất bại, hoặc nếu được thì cũng không giống. Đổ quá nhiều gạo thì bánh lên sẽ cứng. Đổ quá đặc mè thì bánh dễ bể hoặc nát thì thiếu độ kết dính. Để làm một mẻ có tính hoàn mỹ thì mười lon gạo sẽ đi với 1,5-2 lon mè.
2. Phơi bánh tráng – Công đoạn quan trọng không kém
Bánh phơi nắng phải được trông coi kĩ càng. Bánh khi đã ăn đủ nắng sẽ vừa khô vừa dai, mùi gạo rất dậy hương cùng với mùi vừng. Bánh phơi nắng quá nhiều sẽ bị giòn và bay mùi, cầm rất dễ vỡ. Và tất nhiên nếu bánh phơi không đủ nắng cũng không được, bánh lúc này sẽ rất ỉu và dễ hỏng khi bảo quản lâu.
Nghề làm bánh tráng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Có khi trời không có nắng, coi như bỏ không. Hay những ngày không để ý, chỉ một cơn mưa thôi cũng làm mẻ bánh tan tành. Vậy nên mưa gió đến, làng phải sấy bánh bằng than, biết là vị sẽ không ngon như phơi nắng nhưng cũng phải chịu. Như thế thương lái sẽ ép giá khiến cả làng mùa ấy làm không công vậy.
Bánh mè xát – Đặc sản “trứ danh” của làng Tân An
Được biến thể từ loại bánh tráng – hay còn gọi là bánh đa. Bánh được sáng chế bởi ông tổ làng nghề Hà Tĩnh. Vốn đam mê với nghề làm bánh, bàn tay khéo léo của ông được cho là khó có người thay thế được. Ông mang cả gia đình mình tới Tân An lập nghiệp. Lâu dần cũng coi nơi đây như là nhà, quê hương của mình. Thương hiệu bánh mè xát Tân An ngày càng được biết đến và buôn bán rộng rãi. Hiện nay bánh đã có mặt trên thị trường khắp cả nước và còn xuất hàng đi sang Lào, Thái Lan.
Bánh mè xát Tân An ngày càng được sáng tạo hơn nhằm đem lại hương vị tuyệt vời nhất cho ngươi dùng
Bánh mè xát có 3 loại được phân biệt theo độ dày của bánh. Bánh mè xát mỏng có đường kính khoảng 20cm dùng để cuốn rau với thịt, cá, tôm,…rất ngon. Bánh mè xát dày là loại bánh tráng làm theo phương pháp truyền thống. Bánh này dùng để làm bánh xúc hến hay nộm thì quá đỉnh! Loại cuối cùng là bánh tráng đường có vị ngọt, được dùng làm đồ ăn vặt. Ngồi nhâm nhi nhai bánh giòn giòn ngọt ngọt nhấm với một ly trà rất ngon.
Nếu như trước đây làm bánh tráng khá thụ động, phải dựa vào thời tiết. Thì ngày nay khi xã hội hiện đại phát triển. Nhằm nâng cao chất lượng thẩm mĩ khi xuất ra thị trường, nên giá cả cũng cao hơn. Vì bánh được giá nên đời sống người dân địa phương cũng ổn định. Nhiều người làm ăn khấm khá, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao
Nếu có dịp ghé thăm làng nghề bánh tráng Tân An, nhất định bạn phải mua thử bánh tráng ở đây nhé. Nhất là bánh mè xát Tân An. Đây dự đoán sẽ là thức quà tuyệt vời cho bạn bè, người thân của bạn đó!
Khám phá thêm: Mực khô Quảng Bình – Đặc sản đậm đà hương vị biển.