Ghé thăm làng nghề nón lá Quy Hậu trăm tuổi ở Lệ Thủy
Chiếc nón lá là vật dụng quá đỗi thân thuộc với con người Việt Nam từ thời xa xưa cho đến nay. Không chỉ có công dụng che mưa, che nắng mà chiếc nón lá còn trở thành biểu tượng văn hóa. Khi mà nón lá cũng có thể làm món quà lưu niệm tặng bạn bè khắp năm châu bốn bể. Vậy nên tiếp nối truyền thống làm nón lá tốt đẹp của ông cha thời xưa. Nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm làng nghề nón lá Quy Hậu trăm tuổi ở Lệ Thủy. Nơi có những con người nổi tiếng là chịu thương, chịu khó, thông minh và sáng tạo. Đôi bàn tay của họ đã miệt mài làm nên những chiếc nón lá tỉ mỉ từng đường nét. Tạo nên những chiếc nón lá đậm dấu ấn văn hóa xứ Lệ.
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá động Thiên Đường 2 ngày 1 đêm
- Lịch trình du lịch Quảng Bình 3 ngày 2 đêm – 2024
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá Ozo Park 2 ngày 1 đêm – 2024
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
Tìm hiểu nguồn gốc của làng nghề nón lá Quy Hậu
Được biết, nghề làm nón lá xuất hiện nhiều ở làng Quy Hậu vào những năm của thế kỉ 20. Theo các lão làng chia sẻ, hai người có công đem nghề làm nón lá truyền thống về với làng là ông Nguyễn Văn Dỵ và ông Đỗ Bá Mỡn. Hai ông này vốn làm nghề thợ may, vì có chung đam mê, nhiệt huyết nên đã rủ nhau đến thị xã Ba Đồn làm may thuê kiếm sống. Các phiên chợ ở đây mỗi lần có là lại rất náo nhiệt. Với đầy đủ các loại hàng gấm vóc, tơ lụa từ khắp địa phương khác đổ về.
Vốn ở đây thấy nghề làm nón lá rất nổi tiếng. Người ta cũng rất ưa chuộng mặt hàng nón lá và tiêu thụ nhiều. Thấy vậy nên trong đầu hai ông cũng nảy lên một ý nghĩ làm giàu cho làng mình. Mỗi dịp nhàn vụ thì dân làng ta có thể đan nón lá để kiếm thêm thu nhập. Thế rồi hai người cũng đi về quê tìm thêm ba người bạn là Lê Quang Mạc, Nguyễn Văn Tranh và Nguyễn Quang Suyền. Năm người cùng nhau đi Ba Đồn học nghề làm nón, về truyền đạt cho dân làng. Thế rồi dân làng cũng học theo và phát triển nghề làm nón lá truyền thống này.
Vào năm 2008, làng Quy Hậu được công nhận là làng nghề truyền thống. Dù tồn tại qua hàng trăm năm tuổi, các làng nghề ngày nay đang dần bị mai một. Nhưng làng nghề nón lá Quy Hậu vẫn giữ được phong độ và bền vững trên thương trường. Làm nón đã trở thành công việc chính đem lại thu nhập nâng cao đời sống người dân.
Công đoạn để làm nên một chiếc nón lá đậm chất xứ Lệ
Là một ngành nghề thủ công nên chiếc nón có thành phẩm trông như thế nào phụ thuộc phần lớn và người thợ. Đầu tiên là công đoạn tìm tre. Tiêu chuẩn của việc tìm tre là phải đảm bảo yếu tố khoảng cách giữa các mắt tre sao cho càng dài càng tốt. Sau đó người ta vót tre thành từng vành nhỏ rồi áp vào mười sáu vành khuôn của hình chóp nón.
Công đoạn tiếp theo công đoạn làm lá, đòi hỏi sự công phu và tính tỉ mỉ nhiều hơn. Cây lá nón sau khi được đem về phải được phơi đủ nắng cho đủ độ khô và dai. Từng chiếc lá được bắt ra thành bẹ lớn và đem đi là cho phẳng. Người thợ sẽ tính toán kính thước của chiếc lá nón sao cho hợp lí. Sau đó ráp lá vào khuôn được làm sẵn để tiếp tục công đoạn chằm nón.
Chằm nón hay còn gọi là công đoạn may nón. Người thợ sẽ cắt những sợi cước với độ dài phù hợp sau đó may nón từng đường kim mũi chỉ thật tỉ mỉ. Đây cũng là công đoạn vui nhất khi mọi người đều sẽ túm tụm lại cùng làm với nhau. Nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất không quản mệt nhọc. Chằm nón cũng là công đoạn khó nhất, vì nếu sơ ý một chút cũng khiến nón bị nhăn, bị rách. Vậy nên từng đường nét phải thật thanh thoát và nhanh nhẹn. Khâu xong thì người thợ quết lên một lớp dầu bóng loáng, trông sáng, đẹp và còn chống nước. Từ đó một chiếc nón thành phẩm công phu đã được ra đời.
Phần kết lại
Chiếc nón lá ngày nay không chỉ là một vật dụng che nắng, che mưa của người dân. Mà nó đã trở thành một biểu tượng văn hóa Việt Nam. Chiếc nón mang những giá trị nghệ thuật sâu sắc cuốn hút khách du lịch. Vô vàn tác phẩm được lấy nguồn cảm hứng từ chiếc nón lá. Trang trí với các họa tiết đa dạng và rất được ưa chuộng. Một chiếc nón lá chỉ cần buộc thêm một dải tơ lụa hồng làm quai nón thôi cũng đủ làm nàng xinh bội phần. Nếu có dịp đến du lịch ở xứ Lệ, thì đừng quên ghé đến làng nghề nón lá Quy Hậu Lệ Thủy để chọn một chiếc nón lá làm quà lưu niệm nhé!
Khám phá thêm: Tìm hiểu về làng nghề chổi đót Lệ Bình – Lệ Thủy