Khám phá Tết cổ truyền Sapa của người H’Mong – nét văn hóa bản địa độc đáo
Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất năm của người dân Việt. Tuy vậy, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có truyền thống đón Tết khác nhau mang những bản sắc, đặc trưng riêng biệt. Nếu bạn đã quá nhàm chán với những cái Tết chỉ quẩn quanh trong bếp núc, tất bật lo toan đủ thứ thì hãy xách balo lên và đi khám phá Tết cổ truyền Sapa của người H’Mong! Chắc chắn sẽ có nhiều điều tuyệt vời khiến bạn phải bất ngờ đấy!
- Kế Hoạch Du Lịch Sapa – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Sa Pa
- Lịch trình khám phá sắc màu chợ phiên Cán Cấu – Sapa 3 ngày 2 đêm
- Lịch trình đến Sapa khám phá Bắc Hà – 3 ngày 2 đêm
Tết cổ truyền Sapa của người H’Mong diễn ra vào thời gian nào?
Đây có lẽ là điểm độc đáo đầu tiên mà tết của người H’Mong Sapa khác ở dưới xuôi. Thông thường khi nhắc tới Tết, chúng ta sẽ ấn định ngay nó diễn ra vào đầu tháng Giêng âm hàng năm. Tuy nhiên đối với người H’Mong thì họ không ăn Tết theo một ngày nhất định mà sẽ theo vụ mùa. Thông thường thì Tết của bà con H’Mong sẽ diễn ra sớm trước chúng ta tầm một tháng và kéo dài hết cả tháng ấy. Vậy nên bạn có thể thoải mái thời gian để khám phá!
Theo phong tục truyền thống, khi vụ mùa thu hoạch xong, người H’Mong sẽ đón Tết cổ truyền như một dịp để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, mệt nhọc. Đây còn là dịp để con cháu thể hiện lòng tôn kính, biết ơn với tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Tết cổ truyền Sapa của người H’Mong có gì đặc biệt?
Ở Sapa, đồng bào người Mông chiếm hơn phân nửa dân số và sống tập trung ở nhiều bản làng, đặc biệt là bản Cát Cát. Nhiều năm trở lại đây, truyền thống đón Tết của họ ít nhiều có sự thay đổi. Họ không ăn Tết sớm mà lại trùng với Tết Nguyên đán để tiện cho người thân, con cháu đi xa có thể trở về đoàn tụ, sum vầy. Tuy nhiên, không vì thế mà văn hóa của họ bị hòa tan, người H’mong vẫn giữ phong tục Tết cổ truyền của dân tộc mình.
Tết cổ truyền của đồng bào H’mong luôn chứa đựng những nét bản sắc rất riêng được thể hiện qua các lễ hội. Vào khoảnh khắc chuyển giao lúc mặt trời lặn là cả tộc người H’mong sẽ cùng nhau thực hiện lễ Lử-xu. Sau đó ai về nhà nấy để làm lễ thay bàn thờ tổ tiên – một trong những nghi lễ tâm linh quan trọng nhất.
Đặc biệt, vào những ngày đón Tết truyền thống, các bản làng của người H’Mong ở Sapa không bao giờ ngớt đi sự rộn ràng, nô nức. Từ già tới trẻ, gái tới trai, ai ai cũng bận rộn với công việc riêng của mình, tiếng cười nói, tiếng sáo khèn nổi lên ở khắp nơi. Phụ nữ thì nhanh chóng dệt cho xong tấm thổ cẩm mới, sắm sửa lễ bái cho tổ tiên. Đàn ông sẽ đảm nhiệm việc sửa sang nhà cửa, thịt gà thịt lợn,…
Sau ngày mồng 3, khi đã đưa tiễn tổ tiên người dân nô nức xúng xính váy áo đi chơi xuân và trao nhau những câu chúc năm mới.
Phần kết lại
Nếu bạn muốn tìm kiếm và trải nghiệm một cái Tết truyền thống độc đáo, mới mẻ, không còn nhàm chán thì hãy tới ngay những bản làng người Mông của Sapa!
Xem thêm: Thịt sấy Khăng Gai Sapa – vị ngon khó cưỡng từ những bản làng Tây Bắc