Blog

Lăng Minh Mạng & những điều chưa kể

Có một vị hoàng đế từng là “cú shock” của những cuộc cải cách, là người khiến quân đội nước láng giềng khốn đốn và sợ hãi với những lần mở rộng bờ cõi. Không ai khác đó chính là Minh Mạng – Vị Hoàng đế thứ hai (ở ngôi từ 1820 đến 1841) của triều Nguyễn.

Chân dung Hoàng đế Minh Mạng (Ảnh: Sưu tầm)

Người đời sau cũng nhớ đến ông khi nhắc đến một công trình đặc biệt chính là lăng mộ hoàng đế Minh Mạng, hay còn gọi là Hiếu Lăng. Khu lăng mô đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây chính là một điểm đến vừa thiêng liêng, vừa uy nghiệm, mà lại ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Vị trí lăng mộ

Lăng mộ hoàng đế Minh Mạng cách trung tâm thành phố Huế 12 km, gần ngã ba Bằng Lãng, thuộc xã Hương Thọ, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu từ trên cao nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy toàn bộ cấu trúc lăng mộ như một con người đang nằm nghỉ ngơi, bao quanh là thảm rừng xanh tươi đẹp.

Hiếu lăng: lịch sử và những bí mật

Tháng 2 năm 1820, khi vua Gia Long qua đời, hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mệnh (hay Minh Mạng). 

Ngồi ngai vàng được 7 năm, Minh Mạng đã cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng. Đây là nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo nên dòng Hương thơ mộng.

Đến năm 1840, sau 14 năm trời cân nhắc nhà vua mới quyết định chọn nơi này và cho đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu lăng. Đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên.

Xây dựng lăng Minh Mạng

Tháng 4 năm 1840, việc xây dựng Hiếu lăng bắt đầu. Các quan là Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức đã đưa lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Bốn tháng sau, vua Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ không vừa ý nên cho giáng chức các quan trông coi, tạm đình chỉ công việc.

Tháng 9 năm 1840, công việc vừa được tiếp tục một thời gian ngắn thì vua Minh Mạng lâm bệnh băng hà vào ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (tức 20-01-1841).

Vua Thiệu Trị lên nối ngôi. Và vào tháng 2-1841, vua Thiệu Trị đã lệnh các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình.

Ngày 20-8-1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào an táng ở Bửu Thành. Công việc xây xây lăng vẫn tiếp tục cho đến đầu năm 1843 mới xong. 

Hiếu lăng hoàn thành

Vùng núi đồi hoang vu này nay đã trở thành một khu lăng tẩm uy nghiêm. Kiến trúc rạng rỡ, thiên nhiên hài hòa, và đặc biệt có giá trị tư tưởng sâu sắc.

  • Vị trí được chọn để xây dựng lăng mô là khu vực ngã ba Bằng Lãng. Nơi hội lưu của dòng Hữu Trạch và Tả Trạch của dòng sông Hương. Tại thời điểm xây dựng, khu vực này vốn là vùng rừng thiêng nước độc có nhiều rắn độc, hổ,….
  • Cũng giống như hầu hết các vị vua khác, Vua thường chôn rất nhiều vàng bạc châu báu khi mất. Để tránh bị đào trộm mộ cũng như sự trả thù của các triều đại khác. Mặc dù theo thiết kế, vua Minh Mạng được chôn cất ở núi Kim Phụng. Nhưng theo kể lại có 1 mật đạo dẫn vào 1 cung điện dưới lòng đất nơi đặt Thi Hài Nhà Vua.

Các vị vua của triều Nguyễn sau này một phần vì không muốn làm kinh động tới tiên đế, một phần vì thời thế thay đổi nên cũng không còn chuyện chôn cất vàng bạc và đả động gì tới những tài sản mà Vua Minh Mạng trước đó đã giấu đi.

Khu vực xây lăng Minh Mạng là vùng rừng thiêng, nước độc (Ảnh: hiddenlandtravel.com)

Giá vé tham quan Lăng Minh Mạng và thời gian mở cửa

Giá vé tham quan lăng: 

  • Người lớn: 100.000 VNĐ / lượt 
  • Người cao tuổi: 50.000 VNĐ / lượt 
  • Trẻ em: 20.000 VNĐ / lượt

Thời gian mở cửa: 

Lăng mở cửa đón khách tham quan từ 7:00 đến 17:30 vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật

Cấu trúc chuẩn mực của lăng Minh Mạng

Quy tắc nhà Nguyễn với ý nghĩa đặc biệt

Được thiết kế theo quy tắc cân bằng đối xứng. Nó được đánh giá là một cấu trúc lăng mộ chuẩn thời Nguyễn. Có diện tích 28ha với hơn 40 công trình lớn nhỏ. Và xung quanh lăng có La thành bao bọc, hình thế của lăng Minh Mạng Huế có dáng tựa như một người đang nằm nghỉ. Trong tư thế gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt. Hai nửa hồ Trừng Minh như đôi tay buông xuôi nghỉ ngơi giữa bạt ngàn hoa lá.

Ấn tượng với cổng vào với khoảng sân được canh giữ

Dọc theo đường Thần đạo dài 700m, mở đầu Thần đạo là Đại Hồng môn (cổng chính vào Lăng) với chiều cao 9m, rộng 12m, cổng này có ba lối đi. Lối đi giữa chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó đóng chặt. Ngoài ra còn có hai cổng phụ Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn nay dành cho du khách đến tham quan.

Đại Hồng Môn với nét đẹp lâu đời (Ảnh: cattour.vn)

Phía sau Đại Hồng Môn chính là Bái Đình lát gạch Bát Tràng với diện tích 45m x 45m. Hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình (công trình phía sau sân Bái Đính). Trên bia có bài “Thánh Đức thần công” (nghĩa là ghi công của vua Minh Mạng).

Bái Đình sau cổng chính (Ảnh: dulichkhampha24.com)

Khoảng sân rộng có tượng lính và voi đá uy nghi như trông coi, canh giữ lăng tẩm hoàng đế Minh Mạng. Cùng với Bi đình nằm trên Phụng Thần Sơn ở cuối sân, làm nơi này thêm phần linh thiêng.

Bi đình cuối sân là một sự hài hòa giữa uy nghiêm và cổ kính (Ảnh: Visithue.vn)

Khu tẩm điện với nhiều công trình ý nghĩa

Phía sau Bi đình mà bên trong là bia “Thánh đức thần công”, chúng ta sẽ bắt gặp ngay khu tẩm điện (nơi thờ cúng vua). Đây là khu vực thờ cúng bài vị của vua và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Lạc bước đến Tẩm Điện, bạn sẽ cảm nhận được không gian linh thiêng, cổ kính với một thế giới đầy an yên, thong thả.

Mở đầu khu tẩm điện chính là Hiển Đức môn nằm trong khuôn viên của tường thành vuông vức. Biểu trưng cho mặt đất.

Hiển Đức môn là kiến trúc mở đầu khu tẩm điện (Ảnh: Trường An)

Tiếp theo, điện Sùng Ân nằm ở trung tâm, xung quanh có Tả, Hữu, Phối điện (trước) và Tả Hữu Tùng phòng (sau) cũng trong lớp tường thành. Hoàng Trạch môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện. Tẩm Điện sẽ là nơi bạn cảm nhận được không gian linh thiêng, cổ xưa. Công trình còn có 17 bậc thềm đá đưa du khách vào Hoằng Trạch Môn. Với khoảng trời xanh mát bóng cây, cạnh hồ nước có những đài sen nhỏ.  

Bên trong điện Sùng Ân (Ảnh: cattour.vn)

Bảo vật trong điện Sùng Ân (Ảnh: Thu Trang)

Ấn Sắc mệnh chi bảo – dấu ấn của vua (Ảnh: haidaicon.com)

Nét dịu dàng phía sau khu tẩm điện

Nằm phía sau khu vực tẩm điện, qua chiếc cầu nối liền hồ Trừng Minh là Minh Lâu. Ở hồ này, du khách có thể thong thả cho cá ăn. Tên gọi Minh Lâu nghĩa là lầu sáng. Được thiết kế như là nơi ngắm cảnh, thư giãn nên chốn này có tầm nhìn đẹp mắt, rất thích hợp là nơi ngắm trăng sao mỗi đêm. Ngôi lầu có hình vuông và cao hai tầng với tám mái. Ngày nay du khách có thể lên lầu ngắm cảnh bao quát trong lăng.

Minh Lâu với vẻ đẹp hòa cùng thiên nhiên (Ảnh: Trường An)

Tiếp đó đi qua cầu Thông Minh Chính Trực. Cầu có kiến trúc cổ xưa gồm 33 bậc bậc tầng cấp với vẻ đẹp hiền hòa, gần gũi thiên nhiên, dẫn đường đến hồ Tân Nguyệt, ôm lấy Bửu thành hình tròn nằm ở giữa. Đây là nơi bắt đầu của thế giới vô biên, nơi yên nghỉ của nhà vua Minh Mạng giữa đồi Khai Trạch Sơn. Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp. 

Từ chân Khải Trạch Sơn có 33 bậc cấp dẫn lên cổng của Bửu Thành (Ảnh: kienthuc)

Những điều lưu ý khi đi tham quan lăng mộ hoàng đế Minh Mạng:

Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2. Đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan tại Lăng mô hoàng đế Minh Mạng cũng như các điểm di tích lịch sử khác tại Huế như Lăng Khải Định – nét đẹp Đông Tây kết hợp

Vì là nơi tôn nghiêm, thờ tự nên bạn cần lưu ý những điều sau trong hành trình viếng thăm lăng mộ Vua Minh Mạng: 

  • Chú ý ăn mặc kín đáo, lịch sự, tránh hở hang, phản cảm.
  • Giữ gìn trật tự, không đùa nghịch, nói chuyện lớn tiếng.
  • Tuân thủ quy định của ban quản lý du lịch, tôn trọng ý nghĩa công trình, không chạm vào hiện vật, không leo trèo lên các bức tượng, linh vật…
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng cảnh quan xung quanh.

Có một số bí mật vẫn còn là ẩn số, khi nói về lăng mộ Hoàng đế Minh Mạng. Nhất là về các bảo vật, tài sản và đôi khi là cả chuyện phong thủy. Nếu bạn muốn trả lời những câu hỏi ấy, hãy tới đây để khám phá nét độc đáo của kiến trúc cổ xưa này.

Trường An

Xem thêm: Nhà vườn An Hiên – Hồn Huế xưa

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on