Làng nghề làm khèn Hà Giang trăm năm vẫn còn gìn giữ
Cây khèn mang ý nghĩa rất sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người H’mông. Đây chính là bản sắc văn hóa, là công cụ giao lưu với thế giơi tâm linh, mang âm nhạc về với muôn phương. Bạn sẽ nghe thấy tiếng khèn của những chàng trai bản du dương trong gió. Và dù có trải qua bao nhiêu năm tháng thì làng nghề làm khèn Hà Giang vẫn luôn được đồng bào nơi đây yêu quý và gìn giữ.
- Lịch trình khám phá Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn – hành trình về vớii thiên nhiên 6 ngày 5 đêm
- Lịch trình chinh phục Chiêu Lầu Thi – khám phá Bắc Hà 3 ngày 2 đêm
- Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình khám phá những điều mới lạ ở Hà Giang – Lào Cai 3 ngày 2 đêm
Cách để làm lên được một cây khèn đúng chuẩn
Theo chia sẻ của anh Hồng, một người làm nghề trẻ. Để làm được một cây khèn chuẩn phải rất công phu và tốn thời gian. May mắn được kế thừa và học hỏi cách làm khèn Mông từ năm 13 tuổi. Dưới sự sự hướng dẫn của ông nội của anh ở thôn Mã Pì Lèng. Tính đến ngày nay anh Hồng đã có hơn 20 năm làm khèn Mông.
Theo anh Hồng chia sẻ, để làm khèn Mông thì bước đầu tiên phải tìm được loại cây gỗ làm bầu khèn. Khúc làm khèn nhất định phải là khúc gỗ của cây thông đá thì tiếng khèn mới hay. Tuy nhiên không phải cứ gỗ của cây thông đá là được mà ở đây phải chọn khúc gỗ làm bầu khèn có thớ gỗ thẳng và không cong vênh.
Chọn gỗ cho khèn
Loại gỗ này bây giờ hiếm và hầu như chỉ thấy ở vùng rừng núi Lao Và Chải của Yên Minh. Và khi tìm ra được cây gỗ này, người ta tiến hành chặt hạ và cắt khúc khoảng 80 cm. Bổ đôi khúc và tiến hành ngay bước đầu tiên chế tạo cây khèn đó là khoét rỗng theo chiều dài thân cây rồi áp 2 thân cây vào như cũ, sau đó buộc chặt lại. Những đoạn gỗ tươi được mang về để cho khô lại thì mới tiến hành tạo hình dáng cho bầu khèn và khoét các lỗ trên thân khèn.
Bên cạnh gỗ là thì nguyên liệu thứ 2 là những ống trúc. Theo chia sẻ của nghệ nhân Mua Mí Sính rằng để có những ống trúc làm khèn phải lựa chọn những cây trúc có trên 10 năm tuổi. Trúc thẳng đẹp, chặt về phơi khô rồi mới tiện lỗ, lắp ráp lại với thân khèn. Đặc biệt là sợi dây dùng để quấn quanh thân khèn phải là vỏ cây đào rừng. Vỏ cây đào rừng có đặc tính rất chắc chắn và bền. Những đường cuốn quanh thân khèn vừa giúp giữ thân khèn và tạo điểm nhấn có tính thẩm mỹ cao. Người thạo nghề như anh Hồng mà cũng phải mất 2-3 ngày để tạo thành một cây khèn hoàn chỉnh.
Cây khèn trong đời sống của người dân Tây Bắc
Nhiều năm trôi qua nhưng việc bảo tồn và gìn giữ nét đẹp cây khèn của đồng bào Mông được Phòng Văn hóa thông tin huyện quan tâm thực hiện. Nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cây khèn Mông. Quỹ phát triển vùng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ. Vào năm 2011 phòng văn hóa thông tin huyện Tủa Chùa đã mở một lớp dạy hát các làn dân ca dân tộc Mông. Bên cạnh đó có một lớp dạy chế tác và múa khèn Mông. Với mong rằng qua lớp học này, con em đồng bào dân tộc Mông không những biết thêm về lịch sử, giá trị của cây khèn. Mà bên cạnh đó còn biết chế tác khèn, thổi khèn, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Người Mông thổi khèn để biểu lộ tâm tư, tình cảm giấu kín trong lòng. Mỗi khi nghe tiếng khèn người Mông như quên đi bao vất vả và lo toan của cuộc sống hằng ngày. Có thể nói rằng, nếu ví tiếng khèn có một sức mạnh tinh thần diệu kỳ. Thì nghệ nhân chế tác ra cây khèn Mông chính là những người có “quyền năng” huyền bí. Chính nhờ học đã nắm bắt được cái hồn cốt của bản sắc văn hóa của dân tộc để tạo nên “báu vật Khèn” của người Mông.
Khám phá thêm: Top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên biết