Nhút tép đồng Lệ Thủy – Đặc sản ngon nức tiếng của Quảng Bình
Lệ Thủy được biết tới với những cánh đồng lúa vàng rộng lớn, trải dài mênh mông. Những con người lương thiện, chăm chỉ. Nơi đây là môi trường sống lí thú cho loài hải sản nước ngọt không phải nơi đâu cũng có là con tép. Từ một loài sinh vật bé nhỏ, đã được người dân tận dụng triệt để và làm nên nhiều món ăn ngon. Kể đến món đặc biệt và được nhiều người yêu thích nhất thì là món nhút tép đồng Lệ Thủy. Đặc sản “trứ danh” Quảng Bình đã trở thành thức quà của du khách mỗi khi đến đây. Nhút tép đã đem lại nguồn kinh tế lớn cho Lệ Thủy, nâng cao đời sống người dân địa phương.
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
- Kế Hoạch Du Lịch Quảng Bình – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Quảng Bình
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá Ozo Park 2 ngày 1 đêm
Đặc sản nhút tép đồng gắn bó thân thiết với người dân Lệ Thủy
Món ăn thân thuộc của dân địa phương ngày giá rét
Nhút (người địa phương hay bon miệng sẽ gọi là dút). Món ăn được làm từ con tép ruộng. Mùa tép nhằm vào khoảng tháng 11 âm lịch. Lúc này người dân đang trút nước ruộng cũng là khi tép nhiều nhất. Nhìn tép nhảy lách tách sướng cả mắt, nhiều người dạo đầu thấy chỉ bắt mẻ nhỏ về xào nấu ăn món qua ngày. Để rồi thấy được nguồn hải sản này nhiều vô kể, không ăn thì bỏ quá uổng phí. Người dân quyết định tìm cách chế biến và bảo quản để ăn tép lâu hơn. Thế rồi, sau quá trình tìm hiểu cuối cùng phương pháp được yêu thích nhất chính là làm nhút tép.Nhút tép trở thành món ăn dân giã của người dân quanh năm suốt tháng. Những ngày mưa rét, có hũ nhút tép ăn với cơm nóng mà ấm lòng.
Hơn thế, nhút tép còn đem lại nguồn thu nhập cho người dân nuôi con em ăn học
Vì độ ngon của nhút tép mang lại, dần dà thương hiệu nhút tép đồng Lệ Thủy ngày càng phổ biến. Nhiều du khách đã đến hỏi mua vì ai cũng muốn được thưởng thức. Người dân ở đâu cũng rất thích ăn món này nên khi thương gia tới hỏi giá cũng rất được. Việc bán nhút tép hằng năm đã giúp người dân có thu nhập ổn định ngoài việc cấy lúa, thậm chí còn được nhiều hơn làm lúa. Nhờ có vậy con em mới được ăn học, đến trường với bạn bè. Đến đông giá rét cũng có tiền mua áo ấm, chăn gối cho con nhỏ.
Một hũ nhút tép Lệ Thủy “trứ danh” sẽ được tạo ra như thế nào?
1. Bắt tép từ đồng ruộng
Cách bắt tép thông dùng và tiện nhất là cất te. Một bó có vài chục đến vài trăm cái te, có que tre dài dùng để đặt te xuống và nâng te lên và một cái rá tre dùng để đựng tép. Cách này khác phục được việc tép quá nhỏ, đánh rập sẽ bị lọt ra ngoài hết. Cái cất te tự như cái vó nhưng nhưng hơn nhiều. Kết cấu gồm hai nan tre vót mảnh dài 2 mét buộc chéo nhau. Bọc phía dưới sẽ có một tấm vải mùng vuông để giữ cho tép nhỏ không bị tuột mất.
Trước khi bắt đầu công cuộc bắt tép, người dân sẽ trộn mỡ heo với cám, rang đều lên cho thơm để làm mồi tép. Tới một ao, hồ hay ruộng nào đó gần mép sống rồi dọn hết cỏ rác, cho cất te xuống, đợi te xuống sát đáy sông thì thả nắm mồi cám rang xuống. Cứ làm tương tự như vậy khoảng 10 cái te được đặt xuống đáy. Lúc này tép sẽ tự động kéo đàn lại. Người dân sẽ kéo te lên là có một mẻ tép ngon lành. Thế rồi lặp đi lặp lại đến chiều tà là về nhà.
2. Rửa sạch và chế biến
Khi rửa người ra sẽ lựa ra những con tép to, sau đó một là nấu luôn hoặc phơi khô để cất nấu canh. Còn tép nhỏ được dùng làm nhút tép. Phải lựa tép tươi, nhảy tanh tách, đều nhau rồi rửa sạch và phơi ráo. Ủ tép với muối theo từng lớp xen kẽ. Công đoạn làm tép cũng quan trọng ở khoản chọn sành. Người ta chuộng sành bằng đất sét nung lửa và được nung đều màu, mịn. Loại muối ủ phải trắng và khô, hạt chắc, không có tạp chất. Lượng muối ủ cũng phải được cân đo kĩ lưỡng, nếu nhiều quá tép sẽ bị mặn, hôi. Ngược lại, không đủ muối tép sẽ không chín được.
Sau đó, người ta đem phơi nắng đến khi tép đủ chín tới. Sau đó người ta bỏ rá tre vào rồi chà cho thật mịn. Rồi lấy phần tép giã mịn trộn với thính gạo hoặc bắp rang vàng giã mịn. Đem hỗn hợp này trộn với các gia vị như ớt bột, riềng củ, gừng củ cắt sợi chỉ. Nhiều nơi còn băm gừng, riềng nhỏ ra để thành phẩm nhút tép đươc mịn. Bỏ vào từng hũ rồi phơi nhút tép ngoài nắng cho đến khi chuyển sang màu đỏ au, rất dậy mùi.
3. Thành phẩm ra đời kết hợp với nhiều món ăn cực kì “tốn cơm”
Nhút tép đủ nắng sẽ có mùi thơm nức. Khi nếm thử, sẽ có vị đằm nhưng lại có vị ngọt thanh của tép. Lúc này múc dút ra, thêm ít đường nếu bạn thích ăn ngọt, khuấy đều lên là ăn được. Dút chấm với các loại quả như vải, chuối xanh hay khế, xoài,… thì quá đỉnh. Giống với mắm ruốc, ruốc làm món chấm gì ngon thì nhút tép cũng vậy. Tuy nhiên hai loại này vẫn có sự khác nhau, mắm tép có vị chua hơn, thanh hơn do có trộn với thính gạo. Người ta vẫn ăn thịt luộc với nhút tép, và thêm ít cơm trắng nỏng hổi, u mê quên lối về!
Món nhút tép ra đời cho đến nay đối với người Lệ Thủy là không thể thiếu. Ở bữa cơm mọn hay mân cao cỗ đầy, vẫn không quên có bát nhút tép quen thuộc. Từ người già cho đến trẻ nhỏ ở Lệ Thủy đều đã quen với món này, thấy bữa cơm nào có là cũng thích thú khen ngon. Bởi vị ngon “nức tiếng” mà nhiều du khách đến đây vẫn thường xuyên hỏi thăm mua về làm quà. Ai cũng muốn được ăn thử, nên mua dút là đặc sản vùng miền mình tới du lịch về cho người nhà, bạn bè là rất hợp lí.
Hiện nay, nhút tép đã được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi ở địa phương hay địa bàn tỉnh và nhập đi nhiều nơi khác. Nếu có dịp đến với vùng đất Quảng Bình, đừng quên mua một hũ nhút tép đồng Lệ Thủy về để thưởng thức nhé! Đảm bảo chỉ có nghiền chứ không làm cho bạn thất vọng đâu!
Khám phá thêm: Tỏi đen Quảng Ninh – “Thần dược” Quảng Bình cực kì tốt cho sức khỏe.