Blog

Pháp Lam Huế hồi sinh_Ảnh: sưu tầm

Pháp Lam Huế – hồi sinh theo dòng lịch sử

Huế luôn là vùng đất với nhiều bí ẩn cần khám phá. Đi cùng với đó có rất nhiều di sản để lại cho thế hệ sau. Và có một di sản có giá trị đặc biệt không hề thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại trên đất Huế. Đó là pháp lam Huế.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm
Huế luôn là vùng đất với nhiều bí ẩn cần khám phá_Ảnh: sưu tầm

Huế luôn là vùng đất với nhiều bí ẩn cần khám phá_Ảnh: sưu tầm

Tại sao gọi là pháp Lam?

Giải thích tên gọi

Về mặt chức năng

Pháp lam là một loại vật liệu kiến trúc, cốt làm bằng đồng. Bên ngoài có tráng nhiều lớp men nhiều màu. Tính năng chịu đựng các tác động ngoại lực, nhiệt độ, tác hại của mưa nắng và thời gian rất cao. Vì thế, loại vật liệu này thường được sử dụng để tạo thành các đồ án trang trí hình khối. Gắn trên đầu đao, đỉnh nóc, bờ quyết… của các cung điện. Hoặc tạo thành các mảng trang trí phẳng, có hình vẽ phong cảnh, hoa cỏ, chim muông, thơ văn chữ Hán. Gắn trên các dải cổ diêm ở bờ nóc hay bờ mái các cung điện. Trên các nghi môn trong hoàng cung và lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế.

Pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc_Ảnh: sưu tầm.

Pháp lam Huế là một loại vật liệu kiến trúc_Ảnh: sưu tầm.

Về mặt mỹ thuật

Pháp lam là những tác phẩm nghệ thuật có tạo dáng đa dạng, màu sắc rực rỡ, đề tài trang trí phong phú và sinh động. Đồ gia dụng, đồ tế tự và các mỹ thuật phẩm làm bằng pháp lam được trưng bày trong các cung điện, lăng tẩm ở Huế. Và còn được coi là những cổ vật quý giá mà triều Nguyễn để lại cho hậu thế.

Pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật có tạo dáng đa dạng_Ảnh: sưu tầm

Pháp lam Huế là những tác phẩm nghệ thuật có tạo dáng đa dạng_Ảnh: sưu tầm

Định nghĩa chung

Pháp lam hiểu một cách đơn giản là tên gọi loại sản phẩm mĩ thuật có cốt làm bằng đồng. Bên ngoài được vẽ một hoặc nhiều lớp men màu rồi đem nung mà thành. Do cách thức chế tác đặc biệt nên pháp lam không chỉ đẹp về mặt hình thức mà còn có độ bền về mặt cơ, hóa, lý. Tức có khả năng chống chịu cao trước sức va đập, hoặc sự ăn mòn của môi trường và khí hậu…

Pháp Lam còn có độ bền về mặt cơ, hóa, lý_Ảnh: sưu tầm

Pháp Lam còn có độ bền về mặt cơ, hóa, lý_Ảnh: TTXVN

Nguồn gốc của pháp Lam

Theo một số nhà nghiên cứu, kỹ thuật làm pháp lam thời Nguyễn được các nghệ nhân ở Huế tiếp thu trực tiếp từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sản xuất pháp lam. Nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Ý, Nhật Bản… đều có pháp lam. Nhưng với những tên gọi khác nhau. Điển hình như người Pháp vùng Limoges. Và người Anh vùng Battersea ngay từ thế kỉ 15 đã có kỹ nghệ chế tác loại hình họa pháp lam khá giỏi.

Kỹ thuật làm pháp Lam thời Nguyễn tiếp thu trực tiếp từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc_Ảnh: sưu tầm

Kỹ thuật làm pháp Lam thời Nguyễn tiếp thu trực tiếp từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc_Ảnh: Khám phá Huế.

Mặc dù nguồn gốc tên gọi cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến lý giải khác nhau. Nhưng có một thực tế được nhiều người thừa nhận và khẳng định. Đó là triều Nguyễn đã ứng dụng kỹ nghệ pháp lam vào cuộc sống sáng tạo hơn các nước. Nếu như người Trung Quốc, người Nhật Bản, cũng như người phương Tây… chỉ coi pháp lam như một thứ chất liệu để sản xuất ra các vật dụng sinh hoạt, thờ tự hay những món đồ lưu niệm. Thì các nghệ nhân pháp lam thời nhà Nguyễn đã vận dụng pháp lam như một loại vật liệu kiến trúc trong công cuộc kiến thiết, xây dựng các cung điện, lăng tẩm ở Huế.

Nguồn gốc tên gọi cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến lý giải khác nhau_Ảnh: sưu tầm

Nguồn gốc tên gọi cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến lý giải khác nhau_Ảnh: sưu tầm

Đề tài bàn tán về pháp Lam Huế hiện nay

Từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có nhiều học giả người Pháp và người Việt để tâm nghiên cứu về pháp lam. Và đã công bố nhiều bài khảo cứu về loại hình vật liệu kiến trúc, kiểu thức trang trí, tác phẩm nghệ thuật, cổ vật độc đáo này.

Những bài khảo cứu này đề cập nhiều vấn đề liên quan đến pháp lam Huế. Tuy nhiên, các bài khảo cứu này cho thấy các nhà nghiên cứu đã không tán đồng trong nhiều vấn đề. Các vấn đề xoay quanh guồn gốc danh xưng pháp lam Huế. Đặc điểm kỹ thuật và mỹ thuật của pháp lam Huế. Hay việc phân biệt các loại hình pháp lam Huế. Ngoài ra, còn có một số ý kiến xung quanh nguyên nhân thất truyền của pháp lam Huế và làm thế nào để phục hồi công nghệ chế tác pháp lam ở Huế.

Nhiều bài khảo cứu đề cập nhiều vấn đề liên quan đến đề tài này_Ảnh: sưu tầm

Nhiều bài khảo cứu đề cập nhiều vấn đề liên quan đến đề tài này_Ảnh: sưu tầm

Vẻ đẹp của pháp Lam

Trên các công trình kiến trúc cung đình Huế

Nét đặc sắc và đặc biệt của việc ứng dụng pháp lam trong trang trí trên các công trình kiến trúc cung đình Huế đó là tùy vào tính chất, quy mô và tầm quan trọng của công trình mà người ta sẽ có những thể thức, lề lối trang trí khác nhau. Về cơ bản, hình thức thể hiện của các đồ án pháp lam xoay quanh các chủ đề về rồng phượng, chim muông, hoa lá, phong cảnh, thơ văn, câu đối chữ Hán Nôm. Và các loại họa tiết trang trí mang phong cách cổ điển và truyền thống…; màu sắc thì tươi vui, nhã nhặn với những gam màu truyền thống như tím, đỏ, xanh lam, vàng chanh, hồng phấn, xanh đậm…

Pháp Lam được dùng trên các công trình kiến trúc cung đình Huế_Ảnh sưu tầm

Pháp Lam được dùng trên các công trình kiến trúc cung đình Huế_Ảnh sưu tầm

Nhờ vậy mà trải qua gần hai thế kỷ, màu sắc và hình thái các chi tiết trang trí pháp lam trên các công trình kiến trúc cung đình ở Huế vẫn giữ nguyên nét vàng son lộng lẫy một thời. Góp phần làm cho các di tích ở cố đô Huế bớt đi vẻ u buồn, sầu lắng. Và đặc biệt hơn là còn góp phần đưa quần thể di tích cố đô Huế trở thành di sản văn hóa của thế giới vào năm 1993. Đây chính là nét đặc sắc và đặc biệt của pháp lam Huế so với pháp lam của các nước trên thế giới.

Màu sắc và hình thái pháp Lam Huế vẫn giữ nguyên nét vàng son lộng lẫy một thời_Ảnh: sưu tầm

Màu sắc và hình thái pháp Lam Huế vẫn giữ nguyên nét vàng son lộng lẫy một thời_Ảnh: sưu tầm

Trên các đồ dùng trong hoàng cung

Pháp lam Huế thời bấy giờ cũng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất. Chủ yếu là các đồ gia dụng, đồ tế tự và cả đồ lưu niệm dùng trong hoàng cung. Ngày nay, tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ khoảng 100 hiện vật pháp lam Huế được chế tác theo lối này.

Đáng chú ý, đồ pháp lam Huế còn được phát hiện có mặt tại một số bảo tàng lớn ở Châu Âu. Như Bảo tàng Dân tộc học Berlin (Đức), Bảo tàng Dân tộc học Muenchen (Đức), Bảo tàng Mỹ thuật Rennes (Pháp). Và cả trong những bộ sưu tập của một số nhà sưu tầm cổ ngoạn trên thế giới.

Pháp lam Huế được ứng dụng trong sản xuất các đồ gia dụng_Ảnh: sưu tầm

Pháp lam Huế được ứng dụng trong sản xuất các đồ gia dụng_Ảnh: sưu tầm

Địa chỉ chiêm ngưỡng “pháp Lam”

Tại Huế, trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình đang trưng bày 98 hiện vật pháp lam quý giá. Gồm các vật dụng cung đình. Ngoài ra, pháp lam còn được lưu giữ trên các đồ áng rồng. Hay trên máy, bát bửu, hoa điểu, thơ văn chữ Hán… tại một số công trình kiến trúc khác. Đa số những hiện vật pháp lam này đều do nghệ nhân và thợ Việt Nam làm. Căn cứ vào các tác phẩm còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, cho thấy dòng pháp lam Huế (thời Nguyễn) có đặc trưng riêng. Không rập khuôn với dòng pháp lam thời Minh và thời Thanh ở Trung Quốc. Đây chính là thành tựu đáng trân trọng của các nghệ nhân pháp lam Việt Nam xưa.

Tranh pháp lam Huế trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019_Ảnh: Thái Hoàng

Tranh pháp lam Huế trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019_Ảnh: Thái Hoàng

Pháp lam Huế là một trong những di sản cần gìn giữ và bảo tồn. Nó là một nét đặc trưng cho nghệ thuật cung đình thời Nguyễn. Hành trình du lịch chúc bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo khi tìm hiểu về di sản này.

 Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/hoi-quan-phuc-kien-ve-dep-thoi-gian-ngung-dong-giua-long-pho-hoi-12052/

Người viết: Trường An

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on