Top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên biết
Tọa lạc trên miền núi trập trùng, Hà Giang là nơi sinh sống của đa dạng người dân tộc thiểu số. Vậy nên nhờ điểm nổi bật này đã tạo nên nét phong phú trong văn hóa, ẩm thực,…Bên cạnh đó còn có sự bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống lâu đời. Sau đây sẽ là top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang mà bạn nên để có dịp được khám phá nhé!
- Lịch trình khám phá Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn – hành trình về vớii thiên nhiên 6 ngày 5 đêm
- Lịch trình chinh phục Chiêu Lầu Thi – khám phá Bắc Hà 3 ngày 2 đêm
- Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình khám phá những điều mới lạ ở Hà Giang – Lào Cai 3 ngày 2 đêm
1. Làng nghề dệt vải lanh
Cách trung tâm huyện Quảng Bạ hơn 20km. Ở xã Tùng Lám là nơi cư trú và sinh sống của bộ phận lớn người dân tộc H’mông. Nơi sinh ra làng nghề truyền thống dệt vải lanh phát triển từ lâu về trước cho đến nay. Đã trải qua bao nhiêu đời, ông cha đã truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm mấu chốt trong làng nghề. Vậy nên không phải nơi nào cũng có thể gây dựng nên nghề dệt vải lanh chất lượng như ở Tùng Lám.
Nghề dệt vải lanh đã đi vào tiềm thức, trong văn hóa bản sắc của người H’mông. Khi mà chàng trai miền xuôi đi ngao du núi rừng Tây Bắc. Trong phút chốc nghỉ ngơi bắt gặp người con gái H’mông ngồi bên khung cửi dệt vải. Theo truyền thống công việc se lanh dệt vải này tất cả cô gái H’mông trường thành đều phải thành thảo thì mới đủ tiêu chuẩn làm dâu. Mọi công đoạn đều được thực hiện thủ công, tỉ mỉ và đòi hỏi kinh nghiệm.
2. Làng nghề chạm bạc
Đến với Hà Giang, chắc hẳn nhiều người sẽ không quên hình ảnh cô gái người Dao trong bộ trang phục màu chàm. Trên người luôn diện những món đồ trang sức như vòng cổ, hoa tai…bằng bạc lấp lánh. Mỗi sản phẩm chạm bạc ở các làng nghề tại Tây Bắc sẽ có nét riêng biệt không thể trộn lẫn. Tuy nhiên không thể phủ nhận một điều rằng món nào cũng rất tinh xảo và độc đáo. Sau những chiếc vòng cổ, hoa tai mĩ miều, xa hoa ấy là hình ảnh người thợ miệt mài với đe, búa, kìm, nỉa…Những món đồ này góp phần tạo nên vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc. Theo chân nàng đến những lễ hội và phiên chợ vùng cao.
3. Nghề làm khèn của dân tộc người Mông
Cây khèn mang ý nghĩa rất sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người H’mông. Đây chính là bản sắc văn hóa, là công cụ giao lưu với thế giơi tâm linh, mang âm nhạc về với muôn phương. Bạn sẽ nghe thấy tiếng khèn của những chàng trai bản du dương trong gió. Hiện nay, khi xã hội đang dần đổi mới. Nhiều người vô tình quên đi những nét đẹp của bản sắc văn hóa đang cần được gìn giữ. Ở Hà Giang vẫn có làng nghề làm khèn ở các xã Hố Quang Phìn, Sủng Trái và Vần Chải. Nơi đây vẫn duy trì tay nghề kinh nghiệm với những chiếc khèn công phu, tỉ mỉ.
4. Làng nghề làm giấy bản
Nằm ở thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Giang, nơi đây cách thành phố Hà Giang khoảng 60km. Từ những năm 20, người Dao ở đây đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên là cây vầu non, dây leo. Phổ biến trong văn hóa thời xưa, ở các triều đại người ta sử dụng thứ giấy này. Và người Dao dùng giấy cho các hoạt động tâm linh, trong các dịp lễ ma chay, cưới hỏi,…Tuy giấy mỏng những lại rất dai và chắc. Giấy có thể chịu được mực chàm trong ngày xưa. Đôi khi sử dụng ta lại cảm nhận được mùi hương của cây rừng phảng phất. Tuy cách làm không có gì phức tạp nhưng đòi hỏi độ tỉ mỉ là dày dặn kinh nghiệm.
5. Nghề rèn truyền thống lâu đời
Rèn là nghề truyền thống được gìn giữ lâu đời cho đến nay của bà con dân tộc ở huyện Vị Xuyên, Xí Mần và Mèo Vạc ở Hà Giang. Nhờ nghề rèn mà có thể sáng tạo ra các công cụ lao động thay thế cho dụng cụ thô sơ. Từ đó việc khai thác, trồng trọt cũng dễ dàng phục vụ cho đời sống người dân. Nhìn bề ngoài có thể trông những cây rìu, lưỡi liềm này không bóng loáng, đẹp mắt nhưng đổi lại chất lượng thì tuyệt vời, độ bền không ai sánh được. So với các làng nghề kể trên thì nghề rèn là công việc đòi hỏi nhiều sức nhất. Bên cạnh sức khỏe thì đòi hỏi thêm yếu tố khéo léo, điêu luyện.
Phần kết lại top 5 làng nghề truyền thống ở Hà Giang
Làng nghề luôn là bản sắc tinh hoa văn hóa luôn phải được gìn giữ và bảo vệ. Bởi đó là dấu tích cho thấy được tay nghề thủ công điêu luyện của người Việt vào những năm tháng về trước. Cũng thật tuyệt vời khi người dân nơi đây được chia sẻ giới thiệu với khách du lịch gần xa về các làng nghề tồn tại hàng trăm năm tuổi.
Khám phá thêm: Top 5 địa điểm du lịch Hà Giang nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ lỡ!