Xôi bảy màu đặc sản Sapa — Độc đáo từ tên gọi cho đến món ăn
Sapa! Ôi nhắc đến là đã liên tưởng đến những cảnh đẹp núi rừng mộng mơ của Tây Bắc. Từ cánh ruộng bậc thang bốn mùa bốn vẻ hay đỉnh Fanxipang cao ngút ngàn. Hay mơ màng trong ngày hội văn hóa đặc sắc, bản chợ tình du dương với tiếng khèn. Vậy chứ chớ quên đi nét độc đáo không kém ở nền ẩm thức Sapa. Trong đó không thể không nhắc đến các món đặc sản vùng miền. Nếu như người dân tộc Kinh nổi tiếng với món bánh chưng ngày Tết, thì lên vùng bản núi cao ta có món “Xôi bảy màu — Đặc sản Sapa”.
- Lịch trình vui chơi check in Sapa – 2 Ngày 1 Đêm
- Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa những nét hấp dẫn của văn hóa vùng cao 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa nét quyến rũ của núi rừng 4 ngày 3 đêm
Tìm hiểu nguồn gốc của món xôi bảy màu
Món xôi bảy màu đặc sản Sapa bắt nguồn từ Mường Khương. Thật đặc biệt khi các màu của xôi hoàn toàn được lấy từ nguyên liệu tự nhiên chứ không thôi qua các loại hóa phẩm nào. Từ xưa tương truyền câu chuyện liên quan đến món ăn này. Khi xưa quân giặc kéo người lên xâm lược vùng núi biên cương của người Nùng Dín Sapa. Thấy được mối nguy, người dân đòng lòng đứng dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ròng rã suốt 6 tháng trời từ tháng một đến tháng 7 dương lịch. Nhiều người dân anh dũng ngã xuống trên chiến trường. Để tưởng nhớ công ơn này, người dân chọn mùng một tháng 7 âm lịch hằng năm để ăn mừng chiến thắng. Món xôi bảy màu này tượng trưng cho màu cờ, sắc áo và nhiều ý nghĩa khác hội tụ.
Nguyên liệu làm món xôi bảy màu có gì mới lạ
Đầu tiên nguyên liệu món xôi này không thể thiếu là gạo nếp. Hạt nếp to và dài tạo độ dẻo thơm chuẩn vị. Gạo sau khi được lọc sạch thì chia ra ngâm cùng các loại hoa để tạo màu. Nào là cây cẩm hoa, cây hoa vàng và cây nghệ,…mỗi loại một màu khác nhau. Tất cả đều được lấy từ thiên nhiên nên món ăn cũng mang cả hương vị của núi rừng Tây Bắc.
Khám phá xuất xứ màu sắc của xôi bảy màu
- Màu đỏ của xôi là xôi được ngâm với nước của lá xôi đũa tạo nên màu đỏ rất tự nhiên.
- Màu tím ngoài việc lấy lá xôi đũa luộc kĩ thì còn kèm theo đó chín là tro bếp. Trước lúc giã đem đốt lửa qua cho héo, lấy lượng tro sử dụng đừng quá nhiều vừa phải thôi, loại tro dùng để làm màu xôi không thể là tro rơm mà phải là tro củi vì nó có độ mặn. Như vậy chất màu sẽ ngấm lâu.
- Đối với xôi màu xanh nước biển lại càng phức tạp hơn so với hai loại xôi kia. Màu xanh của xôi được làm từ lá xôi hoa hòa quyện cùng với tro bếp.
- Màu xanh lá gừng được chế biến khác biệt. Để tạo ra màu này phải dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi mới ngâm nước xôi hoa màu xanh nước biển nữa.
- Xôi màu nâu thì quá trính lại càng phức tạp và kì công hơn xôi màu xanh lá gừng. Người ta sẽ ngâm gạo nếp màu đỏ cờ, rồi mới ngâm với lá xôi đũa giã tro rồi mới có thể chuyển thành màu nâu được.
- Đối với xôi màu vàng cách làm sẽ đơn giản hơn. Lấy lá cây hang đã phơi khô sau đó đem nấu rồi lọc để nguội, đem ngâm gạo là được.
- Cuối cùng là màu đỏ thẫm được rất ít người làm bởi nó khá phức tạp, gạo đã nhuộm đỏ. Công đoạn đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm. Sử dụng màu sao cho khéo léo với một tỷ lệ. Dùng lá xôi hoa và tro bếp kết hợp nhưng nếu không khéo léo nó sẽ không ra màu.
Tiến hành hấp xôi và trang trí
Sau khi tạo màu xong thì tiến hành đưa xôi đi hấp, nhiều người sẽ sắp từng ngăn rồi nếu muốn sẽ đảo chung với nhau. Nhưng đối với mân cung, mân cỗ, cưới thì họ sẽ luộc riêng rồi dập khuôn. Đưa ra thành phẩm đa sắc màu như một bông hoa.
Khám phá thêm: Xuýt xoa với 10 món đặc sản Sapa ăn là ghiền