Nhà thờ Con Gà – nét đẹp kiêu sa bên núi rừng thơ mộng
Khi nhắc đến Đà Lạt, chúng ta thường biết đến với những địa điểm du lịch nổi tiếng và một trong số đó chính là nhà thờ Con Gà. Sau đây hãy cùng Hành trình du lịch tìm hiểu vẻ đẹp của ngôi thánh đường này nhé!
- Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
- Lịch trình ăn uống và sống ảo – Đà Lạt 5 ngày 4 đêm -2024
- Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá hạt dẻ 2024
Lịch sử hình thành
Năm 1920, giám Mục Quinton (Giám quản Tổng tại Sài Gòn) đã quyết định thành lập giáo phận Đà Lạt hiện nay là nhà thờ Con Gà. Nhà thờ này còn được gọi là Giáo xứ Chính Tòa Đà Lạt.
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào 9 giờ sáng, chủ nhật ngày 19/07/1931. Do Giám mục Coloban Dreyer thực hiện, sau 11 năm công trình này đã được hoàn thành.
Nhà thờ Con Gà xây dựng theo thiết kế của Linh Mục Cesleste Nicolas. Nét kiến trúc của nhà thờ mang vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc Roman và Công giáo Rôma.
Nhà thờ Con Gà nằm ở đâu?
Nhà thờ nằm ở số 15 đường Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt.
Cách di chuyển
Từ chợ Đà Lạt các bạn di chuyển qua hướng cầu Ông Đạo. Qua cầu bạn sẽ thấy một vòng xuyến rồi rẽ trái đi khoảng 100m gặp 1 cái ngã 3. Từ ngã 3 rẽ trái vào đường Lê Đại Hành, rồi đi hết dốc này bạn sẽ nhìn thấy Nhà Thờ.
Ba điều chỉ có tại nhà thờ Con Gà
Kiến trúc độc đáo
Nhà Thờ Con Gà được lấy cảm hứng từ cây “Thánh Giá”. Ngôi thánh đường này có chiều dài là 65m và chiều rộng là 14m, cửa chính đối diện “Cung Thánh” và hướng về dãy núi Langbiang. Không gian bên trong Thánh Đường được chia làm 3 gian, 1 gian to ở giữa và 2 gian nhỏ ở bên. Mặt cắt của công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nhà thờ có hệ đầu cột mô phỏng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển.
Điểm nổi bật ở kiến trúc Châu Âu của Nhà thờ là việc sử dụng những tấm kính với 70 màu khác nhau, do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo. Những tấm kính màu sẽ giúp vẻ đẹp bên trong thánh đường trở nên nổi bật.
Tên gọi đặc biệt
Trên đỉnh cây Thánh Giá (vị trí cao nhất của Nhà thờ) có tượng một con gà trống làm bằng chất liệu hợp kim nhẹ. Bên ngoài phủ một lớp hóa chất bằng đồng có chiều dài là 0.66m và chiều cao 0.58m. Con gà ở trên đỉnh nhà thờ được coi là biểu tượng của sự sám hối. Theo như đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giêsu trách ông Phêrô (1 trong 12 vị tông đồ của người) “Đêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta 3 lần…”.
Tượng con gà trên đỉnh cây “Thập Tự” tại nhà thờ cũng có thêm công dụng nữa là làm cột thu lôi, người dân Đà Lạt thường kháo nhau: “con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, ngược lại là nắng tạnh”. Thực chất vì con gà ở trên cao để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió. Vì thế, con gà quay hướng nào gió hướng ấy.
Giờ lễ đặc biệt
Ngày thường: sáng 5h15, chiều 17h15
Chủ nhật : 5h15, 7h, 8h30, 16h, 18h
Một số lưu ý nhỏ khi tham quan
Để có một chuyến tham quan thật hoàn hảo thì đừng quên một số lưu ý nhỏ này nhé:
- Khi đến đây quý khách lưu ý cách nói năng cư xử từ tốn. Cần giữ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cảnh quan xung quanh.
- Đặc biệt khi vào đây bạn không phải trả vé và có thể tham quan vào mọi khung giờ.
Với lối kiến trúc đặc sắc, cùng nét đẹp dịu dàng, kiêu sa, nhà thờ Con Gà sẽ là một địa điểm hấp dẫn đối với mọi du khách. Hãy đến và trải nghiệm các bạn nhé!
Xem thêm: Công viên Ấn Tượng Hội An, đã đến thì phải ấn tượng
Người viết: Hồng Nhung