Blog

Bánh ép mụ Kiều – pizza nức tiếng kiểu Huế

Huế xưa nay nổi tiếng với du khách phương xa là các món bánh nậm, bánh lọc, bánh bèo, bánh khoái. Nhưng với dân địa phương, một món cũng được ưu ái không kém, chính là bánh ép mụ Kiều… mà chỉ nhắc tới thôi, nhiều cô gái Huế đã thấy mình rệu nước miếng.

Chiếc bánh ép đong đầy hạnh phúc. (Ảnh: sưu tầm)

Mời bạn, chắc cũng sẽ như mấy người bạn phương xa của tôi lần đầu đến Huế đều ngỡ ngàng rồi xuýt xoa khen món bánh ép của quán Bánh ép mụ Kiều.

Bánh ép mụ Kiều ăn kèm với ít rau răm, xoài chua. (Ảnh: sưu tầm)

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Địa chỉ quán quen 

Bánh ép mụ Kiều là một quán bánh nhỏ nằm trên đường Lê Sĩ thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quán có không gian khá nhỏ và hẹp, thường chỉ chứa được khoảng 30 đến 40 người.

Bánh ép Mụ Kiều trên đường Lê Sĩ. (Ảnh sưu tầm)

Trên đường Lê Sĩ này, cứ cách 20m lại có một quán bánh ép. Ấy vậy mà, người dân địa phương đều chọn quán Bánh ép mụ Kiều là điểm dừng chân để thưởng thức món ngon dân dã này.

Hình ảnh các o tạo ra những chiếc bánh thơm ngon. (Ảnh: sưu tầm)

Giờ vàng đi ăn Bánh ép

Quán mở từ 14h trưa đến 19h tối, nhưng tùy vào hôm đấy đông hay vắng khách mà linh hoạt giờ giấc đóng cửa.

Những chiếc khuôn ép và lò than nóng hực (Ảnh: sưu tầm)

Dụng cụ dùng để chế biến bánh ép là những chiếc lò nóng chứa đầy than đỏ. Vì thế, đây là một nơi lý tưởng cho những cuộc gặp gỡ vào những ngày mưa, những ngày đông lạnh. Còn nếu bạn đi ăn vào mùa hè, thời điểm thích hợp chừng 15h. Bởi vì, trước đó quán sẽ rất nóng và sau đó thì đông người hơn. Nhưng biết đâu chen chúc cũng là cảm giác thú vị khi đi ăn bánh ép.

Bánh ép Mụ Kiều: ngon nhờ miếng thịt

Bánh ép mụ Kiều chỉ sử dụng những nguyên liệu chính cơ bản mà bạn đều có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu: thịt heo, bột lọc, trứng gà, hành lá. Món bánh ép mọi nơi đều có cùng loại nguyên liệu chính giống nhau. Nhưng điều khiến quán bánh ép của mụ Kiều trở thành điểm đến được ưu tiên đó là cách chế biến thịt để cho vào bánh. Thịt được cắt vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to so với chiếc bánh, được ướp với một số gia vị tạo mùi thơm khiến cho mỗi chiếc bánh có hương vị đậm đà, dễ ăn, dễ ghiền.

Những cục bột trước khi vào khuôn (Ảnh: vnexpress.net)

Bánh ép có 2 phiên bản là bánh ướt và bánh khô. Bánh ướt được ép với thời gian ngắn hơn, bánh được lấy ra khi vẫn còn dẻo, mềm. Bánh khô thì thường để mang khi đi chơi xa, bán lên thành phố hay gửi đi nơi khác. 

Những chiếc bánh ép khô được gói theo từng bọc 10 cái (Ảnh: sưu tầm)

Ta cũng có thể kẹp bánh ướt và khô lại chung với nhau, ăn vừa mềm vừa giòn rất lạ, rất ngon.

Làm chén mắm ngon cho riêng ta

Ngoài món chính là bánh ép, quán mụ Kiều còn chuẩn bị một chiếc bàn gỗ nhỏ để đựng nước mắm, ớt, rau răm và chua ngọt để ăn kèm với bánh ép. Lúc này, đứng trước bàn nhỏ đó, thực khách có thể trở thành những chuyên gia pha chế, tự pha chế cho mình một chén nước mắm ngon để ăn kèm với bánh. 

Món ăn kèm với bánh ép. (Ảnh: Foody.vn)

Nếu như thực khách lần đầu thưởng thức bánh ép, không biết cách pha nước mắm thì quán có những chén nước mắm nhỏ đã pha chế sẵn để họ có thể lấy và cùng nếm thử món bánh này. 

Bánh ép giá rẻ: ăn no cành hông

Giá của mỗi chiếc bánh chỉ có 2 nghìn đồng. Thường thì chủ quán sẽ bán theo từng đĩa 10 cái là 20 nghìn đồng. Giá này rất phù hợp cho học sinh, sinh viên hoặc những thực khách muốn ăn một món ngon với mức giá rẻ.

Nhấm nháp từng cái bánh ép trước khi đi học nè! (Ảnh: Đăng Tuyên)

Nếu bạn có dịp đến Huế một lần, hãy thử ghé quán Bánh ép mụ Kiều và thưởng thức món bánh ép trứ danh này. Còn vì sao gọi bánh ép là pizza kiểu Huế: bạn nhìn hình đã phần nào hình dung. Nhưng hay nhất vẫn là: hãy tìm cho mình một cơ hội thưởng thức.

Xem thêm: Cơm Âm phủ – món ăn “ma mị” xứ Huế

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on