Blog

Biển Thuận An – Danh thắng thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh

“Biển Thuận An, nơi sông Hương xuôi dòng hướng phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông, hòa cùng đại dương mênh mang. Bạn hãy về đây thả hồn mình theo những con sóng dạt dào, êm đềm hôn nhẹ bờ cát. Bạn thử lặng im lắng nghe tiếng gió, tiếng sóng vỗ về bãi cát trắng như mẹ vẫn vỗ về chúng ta mỗi lúc mệt mỏi, khó chịu.”

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Giới thiệu về biển Thuận An

Bãi biển Thuận An thuộc phường Thuận An, thành phố Huế, nằm ngay cạnh cửa biển Thuận An. Biển Thuận An mang một màu sắc rất riêng, là sự kết hợp hài hoà giữa sự êm dịu của dòng sông và sự bao la, rộng lớn của biển cả. Biển Thuận An đã được vua Thiệu Trị xếp vào danh thắng thứ 10 trong Thần kinh thập nhị cảnh.

Cửa biển Thuận An (Ảnh: VnExpress)

 

Về biển nên đi bằng phương tiện gì?

Vị trí biển Thuận An không cách quá xa trung tâm thành phố. Để về biển, bạn chỉ mất 20 phút đi taxi, 30 phút chạy xe máy hoặc 45 phút đi bằng xe đạp.

Thậm chí, bạn có thể đi bằng đò trên sông Hương để ngắm cảnh hai bên bờ và sau đó đi bộ chừng 1.5km.

Du lịch biển Thuận An bằng xe máy (Ảnh: dulichkhampha24)

 

Khung thời gian đi biển hợp lý

Khoảng thời gian tốt nhất để đi chơi biển là khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Chơi biển vào thời điểm này, bạn sẽ cảm nhận những tia nắng chiếu nhẹ lên làn da và cảm nhận được tiếng vỗ êm dịu của sóng. Khung cảnh mây trắng, nắng vàng tạo nên một bức tranh trong sáng, nên thơ của một vùng biển nhỏ ở Huế.

Tận hưởng ánh nắng và gió biển (Ảnh: 123tadi)

 

Có gì hấp dẫn ở biển Thuận An?

Không gì tuyệt vời hơn việc xua tan cái nóng và sự mệt mỏi bằng việc thả mình vào dòng nước biển trong lành. Tổ chức vui chơi hay những hoạt động thể thao ngay trên bãi biển là một việc để giải trí và rèn luyện sức khỏe.

Bóng đá trên bãi biển (Ảnh: VFF)

 

Dọc bãi biển Thuận An vào sáng sớm từ 5 đến 7 giờ sáng, du khách có thể ngắm nhìn cảnh các thuyền đánh cá nhộn nhịp với mẻ cá đầu tiên. Sự tấp nập của người dân làng chài nơi đây tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ và mới mẻ.

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

(Trích “Quê hương”-Tế Hanh)

Bãi biển buổi sáng sớm (Ảnh: baotintuc)

Dạo trên bãi biển ban đêm, bạn có thể bắt gặp những đứa trẻ tụ tập, chạy nhảy bới cát. Đây là thói quen cũng như thú vui của trẻ em vùng biển vào khoảng chiều tà, buổi tối. Thú vui bắt “còn còn” (còng) ban đêm.

Nên ăn gì khi đi biển Thuận An

      Bánh lọc Thuận An 

Bánh lọc là một loại bánh rất riêng của Huế. Nhân bánh có thịt heo và tôm, loại tôm tươi được mua  ngay từ những mẻ cá đầu tiên của ngày. Vỏ bánh dẻo deo, dai dai ăn rất lạ, rất ngon. Thật tuyệt biết bao khi được thưởng thức những chiếc bánh lọc nóng hổi cho một cái bụng đói sau khi tắm biển.

Bánh lọc dẻo dẻo dai dai _ Ảnh sưu tầm

Xem thêm:  Bánh bột lọc Huế – Dẻo dẻo dai dai

      Bánh ép mụ Kiều

Sau một ngày dài ở biển, trên đường trở lại trung tâm thành phố. Nhớ dừng chân ghé lại quán bánh ép mụ Kiều, ăn món bánh “pizza” trứ danh của Huế. Vừa thỏa mãn chiếc bụng đói, vừa được ăn một món bánh rất độc đáo, sáng tạo của người Huế.

Bánh ép mụ Kiểu _ Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Bánh ép mụ Kiều – pizza nức tiếng kiểu Huế

Những địa điểm thú vị ở biển Thuận An

      Miếu Thái Dương

Miếu Thái Dương hay còn được gọi là miếu bà Giàng. Đây là ngôi miếu gắn liền với câu chuyện huyền bí về người vợ của thần biển. Trước khi đi biển, những người ngư dân Thuận An thường hay đến đây khấn vái, cầu bình an để có một buổi đánh bắt bội thu. 

Dân làng thường tổ chức lễ tế bà và lễ tế thần cầu may cho những chuyến đi dài vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm.

Miếu Thái Dương (Ảnh: Lendang)

 

       Trấn Hải Thành

Với vị trí địa lý nằm ở gần phía cửa biển, thành cổ Trấn Hải được xây dựng vào thời nhà Nguyễn. Thành có dạng hình tròn với chu vi 285m, với hệ thống hào sâu, rộng xung quanh. Phía trên thành có đặt 99 ụ súng, đài Quan Hải, đình Thái Dương đảm nhận chứng năng phòng ngự, điều khiển lưu thông tàu thuyền khi đến với cửa biển thời xưa. Nơi đây thường diễn ra Lễ Cầu Ngư mỗi 11, 12 tháng Giêng hằng năm, tại sân đình Thái Dương, và rước qua biển Thuận An.

Trấn Hải Thành – Thuận An (Ảnh: Danangsensetravel)

 

Lễ hội “Cầu Ngư”

Đi vào tháng Giêng, vào ngày 11,12, du khách có thể tham dự lễ hội “Lễ Cầu Ngư” ngay tại sân đình Thai Dương. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người dân làng chài Thuận An. Lễ hội thường được tổ chức nhằm cầu an lành, “sóng yên biển lặng”, cầu cho việc đánh bắt năm nay được suôn sẻ, bội thu. Lễ cũng nhằm mục đích tưởng niệm bậc tiền nhân.

Người dân thường tụ họp nhau lại những ngày trước lễ hội để chuẩn bị cho một ngày lễ lớn thành công. Trong 2 ngày lễ, du khách có thể thưởng thức những tiết mục ca múa, những điệu nhảy, hò, chiếc thuyền được trang trí bằng gỗ, sơn của những người ngư dân. Bên cạnh đó, còn được xem cuộc đua thuyền do chính các người dân làng chài tổ chức và tham gia.

Lễ hội “Cầu ngư” (Ảnh: khamphahue)

 

Nên chuẩn bị gì khi về biển Thuận An?

     Ba lô du lịch

Khi có một buổi đi chơi về biển Thuận An, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc ba lô du lịch đựng những vật dụng cần thiết như:

  • Vật dụng cá nhân: Kem chống nắng, khăn tắm, áo quần để thay, áo khoác, mũ tai bèo,…
  • Vật dụng có thể mang thêm: đèn pin, lều trại, bạt, nước uống, thùng giữ nhiệt…

Một số vật dụng cần thiết khi đi biển (Ảnh: sưu tầm)

 

      Đồ ăn

Bạn muốn tận hưởng một chuyến đi biển mà không muốn phải chi trả chi phí quá cao, không muốn bị làm phiền? Bạn cần phải chuẩn bị đồ ăn cho bản thân hoặc nhóm của bạn.

  • Nước uống: nước ngọt, bia, strongbow,…
  • Món ăn: trái cây, bánh kẹo, đồ ăn chế biến sẵn…

Những đồ ăn có thể mang theo khi đi biển (Ảnh: sưu tầm)

 

Check in khi về biển Thuận An

Trò chuyện với nhau trên bãi biển (Ảnh: dulichkhampha)

Thiếu nữ xinh đẹp bên tảng đá nghệ thuật (Ảnh: sưu tầm)

Vui đùa trong dòng biển mát lạnh (Ảnh: sưu tầm)

Người viết: Diệu Hiền

Xem thêm: Đồi vọng cảnh – “ống kính thu nhỏ” của xứ Huế

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on