Blog

Đền Huyền Trân Công Chúa – tưởng nhớ người con gái mở cõi

Giữa núi rừng lặng yên bỗng vang vọng giữa tinh không một tiếng chuông. Mời bạn cùng tôi đến viếng Đền Huyền Trân Công chúa – nơi tưởng nhớ công ơn một công chúa đời Trần đã có công mở cõi.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Địa điểm đền Huyền Trân Công Chúa

Địa chỉ: 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, Thành phố Huế.

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía Nam, Trung tâm văn hóa Huyền Trân hay còn gọi là đền Huyền Trân Công chúa là một khu du lịch tâm linh nổi tiếng ở Huế. Đền tọa lạc ở núi Ngũ Phong, với tổng diện tích lên tới 28,5 ha từ chân núi đến đỉnh. 

Công chúa Huyền Trân – và món quà châu Ô, châu Rí 

Công chúa Huyền Trân là con gái vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu của đất nước Đại Việt. Năm 1306 (tức năm Bính Ngọ), vua Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho nhà vua Chế Mân của nước láng giềng Chiêm Thành. Vua Chế Mân đã dâng sính lễ là hai châu Ô, châu Rí (Lý). Sau đó được nhà Trần đổi lại thành châu Thuận, châu Hóa là gồm ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay.

Công chúa Huyền Trân (Ảnh: Trí thức VN)

Sau hôn lễ, Công chúa Huyền Trân trở thành Hoàng hậu Paramesvari. Bà có chung một người con với vua Chế Mân. Nhưng không bao lâu sau, nhà vua qua đời. Theo tục lệ của đất nước Chiêm Thành, thì hoàng hậu phải hỏa thiêu để theo chồng. 

Khi nghe được tin, vua Trần Anh Tông đã tìm mọi cách cứu em gái mình. Ông cử tướng Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành, phải cứu công chúa bằng mọi giá. 

Tranh mô phỏng công chúa được giải cứu và đang về trên đường biển (Ảnh: Sống đẹp)

Công chúa đã được cứu, nhưng trớ trêu thay sự việc này lại dẫn đến mâu thuẫn giữa hai nước. Quân Chiêm Thành không thể chấp nhận điều này quyết giành lại 2 châu là sính lễ năm ấy. Chiến sự xảy ra khốc liệt giữa hai nước một thời gian dài. 

Gần cuối năm 1308 (tức năm Mậu Thân), Huyền Trân công chúa sau khi về lại quê hương, đàng đã quy y cửa phật và có pháp danh là Hương Tràng.

Công lao của công chúa Huyền Trân

Người dân Thừa Thiên Huế đã lập đền thờ để bày tỏ lòng biết ơn công lao mở cõi.

Trải qua những giai đoạn bị tàn phá của chiến tranh, năm 2006, đền thờ được phục dựng thành Trung tâm văn hóa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong. 

Bức tranh Cổ tích – Huyền Trân công chúa (Ảnh: Phan Niệm)

Tưởng nhớ các bậc tiền nhân

Đền là chốn tôn nghiêm, lại mang vẻ đẹp tươi mới của non nước hữu tình. Đền có hai khu thờ chính là điện thờ công chúa Huyền Trân và vua Trần Nhân Tông. Trên đỉnh núi, vang vang âm thanh của chuông Hòa Bình. Du khách và người dân địa phương hay tới đây cầu mong những điều tốt đẹp và bình an. 

Đền Huyền Trân công chúa nhìn từ trên cao (Ảnh: Du lịch Huế)

Toàn thể các công trình của khu đền được xây dựng mang nét kiến trúc ở thời Trần kết hợp với Phật giáo. Bắt đầu vào đền, có bốn trụ biểu cao sừng sững trước một sân rộng và nghê đá phục chầu. Tiếp theo, là chiếc cầu nhỏ bắc ngang hồ nước với những cây liễu rủ lá xuống mặt hồ mang ý nghĩa phong thủy. 

        Điện thờ công chúa Huyền Trân

Sau khi đi qua cổng tam quan cũng chính là điện thờ công chúa Huyền Trân. Điện thờ có cấu trúc nhà ba gian, rộng rãi, thoáng đãng, cùng những chi tiết trang trí vô cùng sắc sảo. Gian giữa đặt tượng công chúa Huyền Trân trên ngai được đúc hoàn toàn bằng đồng bởi tài nghệ của các nghệ nhân ở phường Đúc, Thành phố Huế. 

Chính điện (Ảnh: Sưu tầm)

Chính điện (Ảnh: Sưu tầm)

 

Phía sau đền thờ còn có tượng công chúa lúc xuất gia với pháp danh Hương Tràng. (Ảnh: Khám phá Huế)

       Điện thờ vua Trần Nhân Tông

Nét độc đáo trong khu đền phải kể đến đôi long chầu trước điện thờ vua Trần Nhân Tông. Đôi rồng chầu có chiều dài lên tới 108m – xác lập kỷ lục Việt Nam.

Vua Trần Nhân Tông là người có công lớn trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Ông cũng là vị sư tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. 

Đôi Long chầu trước đền thờ vua Trần Nhân Tông (Ảnh: Sưu tầm)

Trong điện thờ, tượng thờ vua Trần Nhân Tông uy nghiêm được đúc hoàn toàn bằng đồng đỏ nguyên chất. Du khách có thể vào trong để chiêm bái và thắp hương.

Đền thờ vua Trần Nhân Tông (Ảnh: Mai Vui)

Tháp chuông Hòa Bình

Tháp chuông Hòa Bình được dựng trên đỉnh núi Ngũ Phong cao tới 7m, nặng 6 tấn. Tiếng chuông vang vọng giữa chốn bạt ngàn, khiến lòng người tĩnh lại và tìm thấy sự an nhiên. Trên chuông đồng còn có khắc dòng chữ: “Thế giới hòa bình – Nhân loại hạnh phúc” cũng chính là những điều mong ước của du khách khi đến đây.

Có hai đường để lên đỉnh núi Ngũ Phong – nơi đặt tháp chuông Hòa Bình. Du khách có thể từ đền thờ vua Trần Nhân Tông lên đỉnh núi theo đường ở bên phải. Nếu bạn muốn chinh phục con đường có đến 246 bậc thang thì hãy bắt đầu đi lên từ phía bên trái ở phần đầu của đôi long chầu.

Đường lên tháp chuông Hòa Bình (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đường đi có tượng Phật Di Lặc khổng lồ có nụ cười viên mãn. Bạn có thể dừng chân ở đây để nghỉ ngơi lấy lại năng lượng, trước khi chinh phục đỉnh núi Ngũ Phong. 

Tượng Phật Di Lặc ( Ảnh: Sưu tầm)

Trên đường dẫn lên núi Ngũ Phong còn có miếu thờ Tử thần và Sơn thần mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh.

Tháp chuông Hòa Bình (Ảnh: VTC News)

Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây xanh ngắt, căng tràn sức sống. Từ trên đỉnh núi Ngũ Phong, bạn có thể mở rộng tầm mắt ngắm nhìn bạt ngàn của núi rừng và toàn bộ thành phố Huế từ phía xa. 

Lễ hội Huyền Trân: tháng Giêng

Hằng năm, vào 9 ngày đầu của tháng Giêng âm lịch, sẽ diễn ra lễ hội Huyền Trân để tưởng nhớ ngày mất của Huyền Trân công chúa. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, long trọng thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” với các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các đoàn nghệ thuật 3 tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/doi-vong-canh-ong-kinh-thu-nho-cua-xu-hue-4146/

Lễ hội Huyền Trân (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Mai Vui

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on