Lễ hội Tết nhảy Sapa – nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của đồng bào người Dao đỏ
Sapa không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà còn làm say lòng người bởi những lễ hội truyền thống độc đáo, vui nhộn. Một trong số đó không thể không kể đến lễ hội Tết nhảy Sapa đặc trưng cho văn hóa của đồng bào người Dao đỏ. Hãy cùng khám phá xem nó có gì đặc biệt mà lại khiến du khách gần xa tò mò, thích thú đến thế nhé!
- Kế Hoạch Du Lịch Sapa – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Sa Pa
- Lịch trình khám phá sắc màu chợ phiên Cán Cấu – Sapa 3 ngày 2 đêm
- Lịch trình đến Sapa khám phá Bắc Hà – 3 ngày 2 đêm
Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội Tết nhảy Sapa
Lễ hội Tết nhảy ở Sapa được tổ chức thường niên vào ngày 1 và 2 tháng Giêng âm lịch mỗi năm. Đây là Tết truyền thống của dân tộc cũng là Tết của người Dao đỏ.
Lễ thường được tổ chức tại nhà tộc trưởng, cả dòng họ sẽ họp mặt rồi thực hiện lần lược các nghi lễ tâm linh truyền thống. Vào cuối giờ thìn cho đến giờ dậu, tầm khoảng 5 giờ chiều là thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ hội Tết nhảy. Nó là một trong các hoạt động đặc trưng của người Dao đỏ vào ngày Tết âm lịch làm nên nét bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo.
Câu chuyện về nguồn gốc ra đời của lễ hội
Người Dao Đỏ đã sinh sống ở vùng đất Sapa trong suốt nhiều thế kỷ. Vì thế nên văn hóa của họ cùng với nhiều dân tộc khác sinh sống ở đây đã khiến Sapa trở thành một “cái nôi” văn hóa độc đáo, đa dạng thu hút nhiều du khách gần xa tới khám phá.
Khi mùa xuân về trên những bản làng xa xôi, người Dao Đỏ lại nhộn nhịp, háo hức đón một năm mới với hi vọng được bình an, mạnh khỏe, thành công và may mắn. Từ đó lễ Tết nhảy Sapa với 14 điệu nhảy truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ra đời. Mỗi một điệu nhảy đều mang một ý nghĩa văn hóa, tâm linh riêng gửi gắm những tâm tư, tình cảm của người Dao. Chúng đều xuất phát từ mục đích là khởi đầu một năm mới, xua đuổi đi những vận xui xẻo, tàn ma trong năm cũ. Đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ, hùng dũng của thanh niên trai tráng, sự mềm mại điệu đà của các cô gái Dao xinh đẹp.
Trong suốt chiều dài lịch sử, lễ hội Tết nhảy Sapa đã đồng hành cùng người Dao Đỏ, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ.
Lễ hội Tết nhảy Sapa có gì đặc biệt?
Trước thềm Lễ hội Tết nhảy, các nam thanh nữ tú người Dao đỏ sẽ cùng nhau luyện tập các điệu múa truyền thống. Các cô gái xúng xính váy hoa, thêu những chiếc áo mới dành cho ngày hội lớn nhất trong năm. Các thành viên trong tộc họ cũng tập trung sớm trước một tới hai ngày để trang trí ở nhà ông trưởng họ chuẩn bị lễ hội.
Bàn thờ tổ tiên của tộc họ lập ở gian phòng chính và được trang hoàng bởi những hoa văn rực rỡ. Chữ, hoa quả, đèn màu. Ở cửa nhà thờ người ta sẽ dán lên các hình cắt giấy thủ công có hình mào gà trống và tam thanh, trần bàn thờ là hoa văn mặt trời. Một vài câu đối được viết tỉ mỉ trên giấy hồng hai bên bàn thờ với nội dung mong muốn “Người ở hiền gặp lành”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Lễ hội Tết nhảy sẽ trải qua nhiều giai đoạn, nghi thức. Đầu tiên sẽ là 14 điệu nhảy dẫn đường theo sự chỉ dẫn của ông trưởng họ và thầy cúng được thực hiện bởi các chàng trai bản. Trong phần này còn có tục “tắm than” vô cùng độc đáo nhắm mục đích gột rửa để trong sạch sẵn sàng bước vào nghi lễ.
Sau đó sẽ đến nghi thức rước tượng tổ tiên đầy long trọng cùng các điệu nhảy dâng lễ vật bày tỏ sự cung kính, biết ơn của con cháu người Dao đỏ. Cuối cùng, để kết thúc buổi lễ chính là các hoạt động vui chơi, tất cả thành viên trong họ sẽ tập trung ăn uống, đốt lửa suốt đêm. Ngày Tết đầu năm trôi qua trong không khí tưng bừng, náo nhiệt.
Phần kết lại
Nếu có dịp tới thăm Sapa vào ngày lễ tết thì đừng bỏ lỡ lễ hội tết nhảy Sapa của người Dao đỏ nhé! Chắc chắn bạn sẽ phải ngỡ ngàng, bị cuốn hút vào trong không khí sôi động, nhộn nhịp của nét văn hóa độc đáo này đấy!
Xem thêm: Ngất ngây với vẻ đẹp của vườn hoa đỗ quyên Sapa khoe sắc trên đỉnh Fansipan