Blog

Ba món chè “mặn” ở Huế – liều thuốc dân gian

Chè là một món không còn xa lạ gì với người Việt. Và nhắc tới chè là nghĩ ngay chữ ngọt. Nhưng người Huế lại táo bạo hơn khi có kiểu chè nhân “mặn”. Món ăn sử dụng nguyên liệu “mặn” như thịt, tôm… Tưởng chừng như khó ăn, nhưng nếm qua rồi, lại khiến nhiều người mê mẩn.

  1. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  2. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  3. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Chè là món ăn quen thuộc_Ảnh Riviu

1. Chè trứng gà

Công dụng 

Trứng gà là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn bổ dưỡng. Nét độc đáo trong chế biến món ăn của phụ nữ Huế là từ nguyên liệu trứng gà, làm ra món chè kết hợp giữa trứng gà, hồng trà và nhãn. Món chè đặc biệt thơm ngon, lạ miệng và bố dưỡng này trị đau đầu, mất ngủ, sắc mặt nhợt nhạt do huyết hư.

Thời nhà Nguyễn, chè trứng gà là một trong những món đặc sản dùng để tiếp đãi sứ giả nước ngoài trong mâm hạng nhất và hạng nhì.

Chè trứng gà bổ dưỡng_Ảnh sưu tầm

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

Chỉ cần nguyên liệu từ trứng gà, hồng trà, ít đường phèn và nhãn nhục là có thể nấu được một bát chè độc đáo. Nên chọn trứng gà so tươi mới. Trứng gà và nhãn rửa sạch, để ráo.

Quy trình nấu

Cho hồng trà vào xoong cùng với trứng gà, thêm ít nước cho lên bếp với lửa nhỏ. Nấu từ 2 – 3 tiếng khi nước cạn, đem trứng bóc vỏ và xăm nhẹ bên ngoài lòng trắng trứng.

Trứng gà sau khi bóc vỏ sẽ được xăm nhẹ bên ngoài_Ảnh Bách hóa xanh

Tiếp tục ngâm hai túi trà với nước, cho nước ra màu đậm. Sau đó, cho đường phèn vào nước trà ngâm, đun sôi rồi cho trứng gà vào, đậy nắp. Sau 30 phút thì vớt túi trà bỏ đi. Tiếp tục nấu sôi đến khi nước đã cạn bớt. Trứng đã thấm trà thì cho nhãn nhục vào, nấu thêm 15 phút, tắt bếp. Khi nấu chè, hạn chế mở nắp xoong giúp cho trứng thấm với trà sẽ ngon hơn.

Món chè này, nay chỉ thấy trong sách vở, chứ ít thấy được nấu bán trong chợ, ngoài phố.

Chè trứng gà thơm mát_Ảnh aFamily

2. Chè bột lọc bọc thịt quay

Ngày xưa, khi chế biến món chè bột lọc bọc thịt quay, người ta phải chọn thịt heo cỏ. Dùng thịt ba rọi, cắt miếng nhỏ nhưng phải có đủ thịt, mỡ và da. Kế đó, đem ngào thịt đã xắt với mè và đậu phụng bằng lửa riu riu cho thơm và quyện tinh chất béo bùi vào nhau. Ngày nay, chè này được chế biến từ những miếng thịt heo quay. Sau đó, thịt heo được cắt vuông bằng quân xúc xắc nhỏ sao cho vẫn giữ được cả bì lợn, cả thịt.

Một chén chè bột lọc heo quay chuẩn Huế_Ảnh Vinpearl

Điểm chung là lớp bọc ngoài là màng bột nếp. Sau đó cho vào nước đường đun sôi thành chè. Những viên bột lọc được nấu với nước đường thêm lá dứa và gừng.

Dù là phiên bản truyền thống hay hiện đại, chè bột lọc heo quay vẫn có sắc trắng tinh khiết như hổ phách. Sau khi cắn qua lớp vỏ, vị nhân mằn mặn sẽ lan khắp khoang miệng mà không thấy ớn. Chút đá đem tới cảm giác mát mẻ ngày hè, cũng làm lớp vỏ có phần cứng hơn.

Tham khảo: https://hanhtrinhdulich.vn/bot-loc-heo-quay-thuc-che-ky-la-3415/ 

3. Chè trôi nước nhân thịt

Nguồn gốc chè trôi nước nhân thịt 

Chè trôi nước nhân thịt được biến tấu từ món bánh trôi, chè trôi nước trở thành một trong những món chè truyền thống của Việt Nam. Chè mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, thường được dùng trong những dịp lễ lạt, cúng kiếng. Ở làng Bát Môn, để tưởng nhớ trước lúc gieo mình xuống sông. Hai Bà Trưng đã ghé vào ăn một dĩa bánh trôi. Người ta dùng chè để cúng mỗi lần lễ hội tại đền Hai Bà Trưng.

Chè trôi nước mang ý nghĩa đoàn viên_Ảnh sưu tầm 

Quá trình chuẩn bị nguyên liệu 

Nguyên liệu để làm món chè này bao gồm: thịt heo quay, bột nếp, gừng, lá dứa, nước cốt dừa, ít nước và gia vị như đường, ngũ vị hương, muối,…

Chuẩn bị nhân bánh

Thịt cắt nhỏ, đảo qua ít muối rồi để ráo. Tiếp đó, cho ngũ vị hương vào ướp khoảng 30 phút. Sau đó, cho thịt vào xào qua với nước gừng, hạ lửa chờ thịt sánh lại thì tắt bếp. Cuối cùng là cho mè rang vàng vào trộn đều, để nguội, là xong phần nhân.

Thịt cần cắt nhỏ vừa phải_Ảnh sưu tầm

Chuẩn bị vỏ bánh

Bột nếp cho ra thau, nhào từ từ cùng nước sôi nóng. Thành hỗn hợp dẻo, mịn thì để yên 30 phút rồi nhồi lại (có thể thêm bột nếu thấy ướt). Sau đó chia bột thành nhiều viên nhỏ và bắt mỏng. Cho nhân thịt vào rồi vo bột thành từng viên tròn.

Để món chè được ngon và đẹp mắt, khi bắt bột làm vỏ bánh, nên dùng tay dàn bột từ ngoài vào trong nhằm giúp miếng bột được đều hơn, khi cho nhân vào vo tròn vỏ bánh sẽ không bị rách. 

Bánh phải được vo tròn kĩ càng_Ảnh sưu tầm

Quá trình nấu chè

Đầu tiên thả các viên bánh vào nồi nước đang sôi, chờ chín. Bánh chín vớt ra xả qua nước lạnh rồi bỏ trong nước đá ít phút giúp bột tránh dính nhau. Như vậy, bột sẽ dai và ngon hơn, sau đó vớt ra để ráo.

Tiếp theo, dùng nước đun sôi cùng lá dứa, bỏ đường vào nấu tan. Rồi cho bánh trôi vào nồi, cùng một ít gừng đã chuẩn bị. Nêm nếm lại cho vừa ăn, cho thêm ít đậu phộng cùng nước cốt dừa là bạn đã có ngay một chén chè trôi nước nhân thịt. Khi thưởng thức, bạn sẽ không thể quên được với vị mặn hòa quyện với lớp bánh mềm mại, thêm chút vị ngọt vừa hấp dẫn.

Chè trôi nước nhân thịt hấp dẫn_Ảnh Bếp Xưa

Nếu đến Huế bạn có thể tham khảo những món chè này cũng như các món chè khác tại một số địa chỉ như:

  • Gánh chè Huế – 118 Ngô Đức Kế, Tp. Huế
  • Chè mợ Tôn Đích – Trước Cổng Viên Thương Bạc, Tp. Huế
  • Chè Ngọc Hiền – 65 Trần Hưng Đạo, Tp. Huế
  • Chè Hẻm – Số 1 Kiệt 29 Hùng Vương, Tp. Huế
  • Chợ Đông Ba

Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế, các món chè trở nên độc đáo hơn. Chè nhân mặn nhưng cũng đủ ngọt ngào và quan trọng hơn là bổ dưỡng, là thơm ngon, làm thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

 Trường An

Xem thêm: Top 4 món cơm nhất định phải thử khi đến Huế

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on