Blog

Bánh “Căn” từ món ăn từ thành phố biển đến vùng cao nguyên

BÁNH CĂN

  1. Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
  2. Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
  3. Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
  4. Lịch trình tham quan Đà Lạt – Bảo Lộc 4 ngày 3 đêm – 2024
  5. Lịch trình ngắm chè Bảo Lộc – ngắm hoa Đà Lạt 4 ngày 3 đêm 2024

Bánh căn là một loại bánh phổ biến của Đà Lạt (không phải của Nha Trang). Sau này được phát triển ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với Bánh Khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo “nướng”. Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Bánh căn thường ít được dọn cùng rau sống ăn lá, mà thường ăn kèm với xoài xanh, khế chua, dưa leo băm sợi.

Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.

Không ai biết bánh căn có từ bao giờ, nhưng nguồn gốc là một món ăn của người Chăm. Qua thời gian, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới, làm món ăn này thêm đặc sắc hơn, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh nào là tôm, mực, trứng…

Là món ăn bổ dưỡng, tổng hòa nhiều hương vị: bùi của bột gạo, béo của trứng, mặn của nước chấm, chua của khế, chanh, cà chua băm nhuyễn, xoài băm, ngọt của đường trong nước mắm tỏi ớt. Cho nên bánh căn là 1 trong những từ khóa mà nổi tiếng nhất ở Đà Lạt, không ai đến Đà Lạt mà không ăn món ăn ngon như vậy cả.

Vậy đi Đà Lạt nên ăn bánh căn ở đâu

Bánh căn Lệ:

Bánh căn ở đây vỏ giòn, ăn kèm với nước chấm và xíu mại rất ngon. Nước chấm bạn có thể chọn ăn nước mắm hoặc mắm nêm.

Mình thì thường ăn mắm nêm hơn vì nó làm cho bánh thêm phần đậm đà. Còn với những bạn không ăn được mắm nêm thì chọn nước mắm cho dễ ăn nhé.

Ngoài ra quán còn bán thêm cả chả cây, ăn cũng rất ngon. Yaourt, bánh plan…

Không gian quán: khá nhỏ, có 2 cô tráng bánh và một chú phục vụ. Thường thì lần nào đến mình cũng phải đợi tầm 20 phút mới có bánh. Nên cách tốt nhất là trong lúc đợi có bánh bạn nên ăn thử những món khác.

  • Địa chỉ: 27/44, Yersin, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Giờ đóng-mở cửa: 08:00 – 21:00

Bánh căn Nhà Chung:

Bánh căn ở đây nóng, giòn, cháy xém một tí. Ăn kèm với xíu mại nhà làm, xíu mại không bị bở, ăn rất chắc và ngọt. Trong cái lạnh se se của Đà Lạt mà được ngồi chấm bánh căn vào trong chén xíu mại nóng hổi thì còn gì bằng.

Anh chủ quán cũng cực vui tính, dễ thương và chiều khách. Giá bán từ 20k – 40k, giá phù hợp với với điều kiện của tất cả mọi người.

  • Địa chỉ: 13 Nhà Chung, Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Giờ đóng-mở cửa: 14:00 – 21:00

Bánh căn xíu mại Cây bơ:

Quán nằm dưới tán cây bơ ở đường Tăng Bạt Hổ. Một phần gồm 5 cặp bánh 30K, có nhân trứng cút và trứng gà, nhân thịt, nhân tôm… Riêng mình thích gọi trứng lòng đào và thấy khá ngon, chả cây 5K. Nước mắm có xíu mại và ngập hành luôn.

Bánh căn nóng ăn không có cảm giác ngán. Khi ăn cùng với mắm nêm hoặc là nước xíu mại.

  • Địa chỉ: 56, Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Giờ đóng-mở cửa: 06:00 -11:30

 

 

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on