Blog

Chùa Diệu Viên – Huế – “Mái ấm tuổi xế chiều”

Nếu bạn là người ưa thích du lịch, thích khám phá những địa điểm có bề dày lịch sử lâu đời, phong cảnh thiên nhiên hữu tình thì Huế là một điểm đến hấp dẫn. Đặt chân đến mảnh đất được mệnh danh là “Thần Kinh” thì bạn nhất định phải đến với ngôi chùa Diệu Viên, một nơi nhất định sẽ cho bạn nhiều điều thú vị. Hãy cùng đồng hành với Hành trình du lịch để tìm hiểu về ngôi chùa này nhé! 

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm
Toàn thể Ni Cô và Phật Tử của chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

Toàn thể Ni Cô và Phật Tử của chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

Chùa Diệu Viên

Chùa Diệu Viên có không gian rộng rãi, thoáng mát, cộng với vẻ đẹp cổ kính, nằm sát trục đường chính nên được rất nhiều du khách ghé thăm. Theo dòng chảy thời gian, những kiến trúc đặc biệt đã dần khẳng định vẻ đẹp ngôi chùa theo năm tháng.

Toàn cảnh chùa Diệu Viên – ngôi chùa sư nữ nổi tiếng xứ Huế (Lầu Quán Âm) _ Ảnh sưu tầm

Toàn cảnh chùa Diệu Viên – ngôi chùa sư nữ nổi tiếng xứ Huế (Lầu Quán Âm) _ Ảnh sưu tầm

Ngôi chùa được xem là di tích lịch sử lâu đời tại huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa Diệu Viên từ nơi thâm sơn cùng cốc nay lộ ra thành chùa “mặt tiền”. Từ trung tâm thành phố Huế, đi khoảng chục phút là đã có thể tới nơi.  

Vị trí chùa Diệu Viên ở đâu?

Chùa Diệu Viên tọa lạc trên triền núi Ngũ Phong rộng ngút ngàn thuộc xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km.

Đường đi đến chùa Diệu Viên

 

4/126 Nguyễn Hữu Cảnh, P.Thuỷ Dương, TX.Hương Thuỷ, T. Thừa Thiên Huế _ Ảnh sưu tầm

4/126 Nguyễn Hữu Cảnh, P.Thuỷ Dương, TX.Hương Thuỷ, T. Thừa Thiên Huế _ Ảnh sưu tầm

 

Đường vào cổng chùa _ Ảnh sưu tầm

Đường vào cổng chùa _ Ảnh sưu tầm

Lịch sử ra đời của chùa Diệu Viên

Ban đầu, chùa Diệu Viên chỉ là nơi thờ tự của một vị quan lớn dưới triều vua Tự Đức. Đến cuối đời vua Khải Định, chùa được chuyển nhượng cho cụ bà Ưng Dinh (Ưng Dinh là tên chồng, do người Huế xưa có phong tục gọi tên người phụ nữ đã có chồng theo tên người chồng), nhũ danh là Hồ Thị Thế Anh trông coi trụ trì. Từ đó, chùa chỉ nhận các sư nữ. Sau này, cụ bà Ưng Dinh làm hội chủ, bà Nguyễn Thị Khương làm phó và một số phật tử đã mời Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn vào năm 1924.

Nét mộc mạc, thanh tịnh của chùa _ Ảnh sưu tầm

Nét mộc mạc, thanh tịnh của chùa _ Ảnh sưu tầm

 

Tại sao chùa được gọi là “Sắc Tứ Diệu Viên Ni Tự”?

Năm 1926, chùa được Vua Bảo Đại sắc phong “Sắc Tứ Diệu Viên Ni Tự” và trở thành ngôi chùa Ni đầu tiên tại Thừa Thiên được “sắc tứ” vua ban. Lúc ấy, Ni trưởng làm chủ toạ, mời sư bà Diệu Hương giảng dạy Kinh Phật cho Ni chúng.

Bức tranh nên thơ, nhẹ lòng với chốn bình yên _ Ảnh sưu tầm

Bức tranh nên thơ, nhẹ lòng với chốn bình yên _ Ảnh sưu tầm

Ni trưởng là người thích hoạt động xã hội, nên trong chùa dần xây cất nhiều cơ sở từ thiện như: cô nhi viện, nhà dưỡng lão, trường sơ học miễn phí, trạm y tế…

Cố Ni thưởng Trượng Hướng Hạ Đạo - vị tổ khai sinh ra chùa Diệu Viên (Cổ Đình Sắc Diệu Viên Ni) _ Ảnh sưu tầm

Cố Ni thưởng Trượng Hướng Hạ Đạo – vị tổ khai sinh ra chùa Diệu Viên (Cổ Đình Sắc Diệu Viên Ni) _ Ảnh sưu tầm

Hành trình tu sửa, gìn giữ ngôi chùa

Chùa Diệu Viên được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929 và 1953. Năm 1958, chùa mở cơ sở sản xuất tương, nhang, bánh in. Năm 1959, chùa thành lập bệnh xá giúp đỡ cho đồng bào nghèo, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí. Năm 1960, chùa mở nhà dưỡng lão làm nơi cư ngụ cho các ông bà cụ neo đơn, tàn tật. Năm 1962, chùa thành lập cơ sở may tạo công ăn việc làm ăn cho các thanh thiếu nữ địa phương, thành lập trường sơ học miễn phí giúp cho những người mù chữ và tổ chức trùng tu lần thứ ba. Năm 1965, chùa mở vườn trẻ Lâm Tỳ Ni. Năm 1966, chùa xây cổng Thanh Trúc động Quán Thế Âm.

Chùa được trùng tu lần thứ tư, khánh thành vào ngày 23/3/2001, trở thành ngôi tự viện khang trang, đem lại niềm an lạc cho biết bao người.

Điều làm nên danh vang của ngôi chùa

Chùa Diệu Viên như một “rừng nguyên sinh” thu nhỏ thật đẹp mắt, một bức tranh sinh thái đa dạng, tạo nên nét riêng của ngôi chùa trên đồi. 

Dãy tường dài được phủ kín màu xanh non đầy nhựa sống của rêu bám phủ kín _ Ảnh sưu tầm

Dãy tường dài được phủ kín màu xanh non đầy nhựa sống của rêu bám phủ kín _ Ảnh sưu tầm

 

Nơi đây được ví như là mê cung cho sự thanh tịnh, có sự kết hợp giữa tiếng gió thổi những chiếc lá xào xạc. Âm vang của từng hồi chuông ngân đều với nhịp gõ mõ du dương và cả những tia nắng ấm áp ban mai.

Hoa rơi một góc sân chùa, phong cảnh thơ mộng _ Ảnh sưu tầm

Hoa rơi một góc sân chùa, phong cảnh thơ mộng _ Ảnh sưu tầm

Chính đức hạnh, tài năng cùng nhiệt tâm đạo pháp của Sư bà trụ trì và ni chúng đệ tử trong chùa Diệu Viên đã nhanh chóng trở thành một cảnh chùa khang trang và đậm chất thiền vị, được nhiều người nghe danh.

Kiến trúc độc đáo của chùa

Cánh cổng cổ kính lâu đời hàng trăm năm vẫn được bảo tồn _ Ảnh sưu tầm

Cánh cổng cổ kính lâu đời hàng trăm năm vẫn được bảo tồn _ Ảnh sưu tầm

Cổng tam quan Thanh Trúc – động Quán Thế Âm của chùa Diệu Viên được xây dựng theo lối cổng động rất đặc trưng và là điểm đến ấn tượng nhất khi đến với chùa. Cổng được làm bằng gạch và vôi vữa nhưng bên ngoài dán đá. Cổng tam quan này gồm ba tầng tạo hình như một chiếc cổng tạc từ sườn núi. Tầng trên là bức tượng Thế Tôn ngồi kiết già nhập định. Tầng thứ hai thiết kế bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rảy nước cành dương. Cùng hai câu đối đáp nổi ở hai bên như được khắc vào đá. 

Qua cổng chào, phía bên phải là lối dẫn vào vườn tháp phụng thờ chư Ni khai lập chùa Diệu Viên, phía bên trái dẫn lên tháp Tổ. Vườn tháp đượm màu xanh thời gian bởi những đám rêu bám sát lối vào. Chúng chen nhau để sinh tồn, chỗ rêu xanh còn tươi, nơi rêu khẽ ngả vàng.

Ngôi chùa cổ kính, trầm mặc _ Ảnh sưu tầm

Ngôi chùa cổ kính, trầm mặc _ Ảnh sưu tầm

 

Điện thờ kính trang nghiêm, gọn gàng bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật _ Ảnh sưu tầm

Điện thờ kính trang nghiêm, gọn gàng bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật _ Ảnh sưu tầm

 

Tụng Pháp hoa và lạy Quá đường chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

Tụng Pháp hoa và lạy Quá đường chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

 

Tháp mộ cổ, nơi yên nghỉ của các cao tăng trong chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

Tháp mộ cổ, nơi yên nghỉ của các cao tăng trong chùa Diệu Viên _ Ảnh sưu tầm

Ngoài những giá trị nghệ thuật rất có ý nghĩa, chùa còn mang đến cho du khách một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và thanh tịnh khi đặt chân đến đây

Ngôi chùa toát lên vẻ thanh cao giống như những sư nữ nơi đây _ Ảnh sưu tầm

Ngôi chùa toát lên vẻ thanh cao giống như những sư nữ nơi đây _ Ảnh sưu tầm

 

“Mái ấm tình thương” ngay trong chùa Diệu Viên

Nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

Nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

 

Bên trong nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

Bên trong nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

Nhà dưỡng lão chính là chỗ trú ngụ của những cụ bà neo đơn, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Các mệ cùng sinh sống, cùng nhau làm việc, cùng nhau ăn uống và sinh hoạt. Họ sinh ra từ những nơi khác nhau khắp mọi miền. Họ chẳng hề quen biết nhau nhưng sẽ sống cuộc đời còn lại của mình cùng nhau.

Các mệ cùng nhau sinh sống tại nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

Các mệ cùng nhau sinh sống tại nhà dưỡng lão _ Ảnh sưu tầm

Mùa mưa ở chùa Diệu Viên

Những hạt mưa rơi chạm khẽ mặt đất, khiến cho lòng du khách đến đây vào mùa mưa giữa thời tiết se se lạnh khi chuyển mùa thật sầu tư, yên ắng và cả nỗi nhớ vu vơ…

Khung cảnh ở chùa Diệu viên vào mùa mưa _ Ảnh sưu tầm

Khung cảnh ở chùa Diệu viên vào mùa mưa _ Ảnh sưu tầm

Với những hoạt động ý nghĩa nhân văn mà ngôi chùa đã tạo nên, thì chùa xứng đáng để cộng đồng Phật giáo phải tôn trọng và kính nể. Đến với Huế mộng mơ thì đừng bỏ qua ngôi chùa Diệu Viên nổi tiếng này nhé!

                                                                                          Người viết: h.chuc lee

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on