Blog

Chùa Phước Duyên – Ngôi chùa 700 năm lịch sử

Chùa Phước Duyên là ngôi cổ tự danh tiếng của Cố Đô Huế. Ngôi chùa hiện là một địa chỉ tâm linh được du khách thập phương tìm đến. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật rất có giá trị văn hóa, tinh thần.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Chùa Phước Duyên chụp từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Vị trí của Chùa Phước Duyên 

Chùa Phước Duyên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía Đông. Ngôi cổ tự này nằm tại số 8/60 Phạm Tu, thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long, Thành phố Huế. Với diện tích khoảng 4000m2, cùng vị trí đắc địa, bao quanh bởi sông núi hữu tình, ngôi chùa là nơi rất thích hợp cho các Tăng ni phật tử tu tâm.

Chùa Phước Duyên có vị trí đắc địa_Ảnh sưu tầm

Đôi nét lịch sử và tên gọi “Phước Duyên”

Lịch sử thành lập chùa

Người khai sơn chùa Phước Duyên Huế là một Hòa Thượng có pháp tự Thích Đảnh Lễ. Khi Hòa thượng mới đến, nói đây là một vùng đất hoang dã, chỉ có một thảo am nhỏ để thờ Quan Công. Với chí nguyện xuất trần từ độ tuổi trăng tròn, Ngài đã đi khắp nơi để tìm Thầy học Đạo. Đến 1938, Ngài được Hòa Thượng Thích Chơn Như truyền thọ với pháp danh Tâm Ứng và pháp tự Đảnh Lễ.

Năm 1948, ngôi chùa được tiến hành thi công. Sự nỗ lực của Hòa thượng đã đem đến cho đồng bào, nhất là dân chúng ở xung quanh chùa một niềm tin “ở hiền gặp lành”. Nên mọi người đều tích cực đóng góp, ủng hộ vào việc xây dựng Chùa. 

Một góc chùa Phước Duyên_Ảnh Sưu tầm

Với ý chí tu tập và đạo hạnh ngày một thanh thoát, ngài đã được mời về làm giám tự Quốc tự Thiên Mụ vào năm 1946. Trên con đường hoằng pháp của mình, ngài đã truyền dạy cho nhiều thế hệ về giáo lý đạo Phật. 

Tại sao gọi là chùa Phước Duyên?

Theo truyền thuyết, trước đây chùa được biết đến với tên gọi là chùa Ốc Tiêu, cũng chẳng biết do ai xây dựng nên. Cho đến thời Tây Sơn thì toàn bộ đều bị phá hủy. Lúc Hòa thượng Đảnh Lễ đến thì hầu như không còn dấu tích gì của chùa Ốc Tiêu. Đến năm 1948, Hòa thượng Thích Đảnh Lễ đã cho xây dựng một ngôi chùa, sau khi ngôi chùa lợp tranh, vách tre hoan thành, được sự gợi ý của Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng khai sơn đã đặt tên chùa là “Phước Duyên tự.”

Kiến trúc đặc trưng của Chùa

Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu. Phía trước là chùa gồm có ba gian và hai liêu, xây hướng về phía Đông Nam. Phía Tây Nam là giảng đường tu viện, phía Tây Bắc là hậu đường và phía Đông là khách đường. Ngoài ra, chùa còn có ngôi nhà dài năm gian, là nơi để thực trù và đón tiếp khách.

Trải qua những giai đoạn trùng tu kiến thiết, ngày nay ngôi chùa khá đồ sộ, khang trang. Phong cảnh cũng trở nên thơ mộng hữu tình, đón nhận rất nhiều kẻ tăng, người tục về đây tu học. Ngôi chùa chia thành 2 khu riêng biệt, đó là khu A và khu B.

 

Cổng chính của chùa_Ảnh Visithue.vn

Không gian lễ nghi khu A

Tại Khu A, ở đây chủ yếu dành cho mọi hoạt động lễ nghi. Ấn tượng đầu tiên của du khách khi bước vào khu vực này là hình tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát tráng lệ. Quanh tượng đài là những dãy cây lớn nhỏ, đủ màu sắc được cắt tỉa rất tỉ mỉ. Ngoài ra, khi đi vào trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bảo tháp của Hòa thượng Thích Đảnh Lễ, ngài Thanh Tuệ… Bảo tháp được thiết kế độc đáo theo hơi hướng Thái Lan, Miến Điện (Myanmar bây giờ).

Bên trong chính điện_Ảnh sưu tầm

Từ ngôi Đại hùng bảo điện (là nơi để Tăng chúng, tín đồ thập phương lễ bái tu hành), mọi người có thể đi đến các ngôi nhà khác một cách dễ dàng mà không cần phải đi ngược xuống sân.

Cấu trúc Chùa rất đặc biệt_Ảnh sưu tầm

Vẻ đẹp độc đáo của khu B

Tại khu B, điều khiến du khách thích thú nhất chính là hồ Tâm với lối thiết kế độc đáo, mới lạ. Ngắm đàn cá hòa theo dòng nước trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh, khiến cho du khách như tạm quên đi bụi trần. Ngoài ra, còn có “Tàng Kinh Các”  – đây là không gian làm việc và sinh hoạt trước đây của Thầy Thái Hòa Bây giờ, nó là nơi lưu trữ lại kinh sách và những tác phẩm tâm huyết của Thầy.

Khuôn viên Chùa rộng và thoáng mát_Ảnh sưu tầm

Kết cấu của khu B cũng tương tự khu A, từ Tàng Kinh Các, du khách có thể đi liên thông qua ngôi nhà 4 tầng một cách dễ dàng. Với kết cấu đặc biệt này, không chỉ tạo cho kiến trúc chùa Phước Duyên có độ thoáng, thuận tiện cho du khách tham quan mà còn tạo ra sự tinh tế. Bên cạnh đó, vào mùa mưa gió cũng thuận lợi trong việc đi lại của chư Tăng, Phật tử.

Không gian xanh tại Chùa rất rộng_Ảnh sưu tầm

Những công trình lớn nhỏ đều rất công phu_Ảnh sưu tầm

Các hoạt động ở Chùa

Chùa Phước Duyên luôn chào đón tất cả mọi người đến sinh hoạt, vãn cảnh hay chiêm bái Phật. Nếu bạn muốn nghe về đạo Pháp, hãy đến đây vào chủ nhật hàng tuần. Vào các ngày này hoặc ngày lễ, chùa thường là nơi các gia đình Phật tử Phước Duyên sinh hoạt. Ngoài ra, đây cũng là thời gian dành cho các học chúng trong chùa học Phật Pháp cùng với giảng sư Thích Thái Hòa.

Chùa còn có những hoạt động khác như lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ tri ân báo hiếu bố mẹ… Nhân mùa vu lan về Khóa tu mùa hè cũng thu hút các bạn trẻ khắp nơi về tham gia. Tất cả các hoạt động đều nhằm hướng cho đoàn sinh Phật tử thực hành những giáo lý của Đức Phật, giúp họ cải thiện bản tâm tốt hơn.

Chương trình thuyết giảng _Ảnh sưu tầm

 

Cầu nguyện cùng đèn hoa đăng _ Ảnh sưu tầm

Những lưu ý khi tới tham quan Chùa

  • Nơi đây là không gian tâm linh nên khi đến viếng chùa bạn nên chọn cho mình trang phục lịch sự, kín đáo, thích hợp nhất như áo dài, đồ lam,… Bạn cũng có thể mang theo áo tràng để gặp quý Thầy và thuận tiện cho việc lễ bái.
  • Phước Duyên Tự vốn sở hữu nhiều khung cảnh tuyệt đẹp, sư Thầy vô cùng thân thiện. Bạn nhớ đem theo máy ảnh để chụp vài tấm ảnh lưu niệm nhé!
  • Chùa Phước Duyên còn có rau quả sạch. Nếu muốn thưởng thức, bạn có thể xin phép quý Thầy.
  • Bạn có thể tham quan chùa Phước Duyên Huế bất kỳ thời điểm nào. Nhưng tốt nhất là vào mùa xuân. Bởi sẽ có nhiều hoạt động và chương trình hấp dẫn cho bạn đó.

Trải qua hơn 700 năm lịch sử, chùa Phước Duyên vẫn không ngừng phát triển và đem lại nhiều giá trị tinh thần cho cả người theo và không theo đạo Phật . Nếu có dịp tới Huế, hãy ghé nơi đây để cảm nhận sự thanh bình trong tâm và chiêm ngưỡng những nét đẹp linh thiêng này.

Tô Quỳnh

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on