Blog

Chùa Từ Đàm từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Chùa Từ Đàm Huế – trung tâm Phật giáo Việt Nam

Tới thăm chùa Từ Đàm bạn sẽ cảm thấy tâm mình được an lạc với những hàng cây xanh rợp bóng mát. Bạn hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những giai thoại lịch sử phát triển của ngôi chùa nổi tiếng này cùng Hành trình du lịch nhé

“Quê hương tôi miền Trung

Ѕớm hôm chuông chùa nhẹ rung

Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng

Ôi uу nghi bóng chùa Từ Đàm

Ɲơi уêu thương phát nguуền đạo vàng

Qua bao giông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn

Quê hương tôi là đâу

Ѕớm hôm hương trầm nhẹ baу

Vấn vương lời kinh chiều naу vơi đầу

Ôi thân уêu bóng chùa Từ Đàm

Ɲơi Ɓắc Ɲam nối liền một nhà

Taу trong taу quуết vì loài người đời lầm than…”

(Chùa Từ Đàm quê hương tôi – Văn Giảng)

Đây là lời bài hát nhắc về chùa Từ Đàm được rất nhiều người yêu thích.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Vị trí của chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 3km, là một trong những ngôi chùa danh tiếng. Chùa tọa lạc tại số 1, đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế. Xung quanh chùa là ngọn núi Kim Phụng cùng rất nhiều ngôi chùa và nhà thờ nổi tiếng khác.

Lịch sử hình thành chùa

Lịch sử chùa Từ Đàm đã có từ những năm 1600. Ban đầu, chùa có tên là Ấn Tôn tự, được một thiền sư Trung Quốc, tên là Minh Hoằng Tử Dung – người đầu tiên khai sơn đồi Hoàng Long và đặt tên luôn cho chùa. Sau đó gần 200 năm sau, ngôi chùa lại được đổi sang tên mới là Từ Đàm tự.

Sau này, vào những năm 30 của thế kỷ 20, ngôi chùa này đã được nhượng cho An Nam Phật học hội tu sửa và cải tạo lại kiến trúc. Chùa Từ Đàm được biết tới là một trong những địa điểm nổi tiếng được rất nhiều chư tăng ni, Phật tử các giới tại Việt Nam đến học tập và sinh hoạt.

Chùa sau này được trùng tu lại_Ảnh sưu tầm

Chùa sau này được trùng tu lại_Ảnh sưu tầm

Nét đặc trưng của chùa Từ Đàm

Việc tham quan chùa là hoàn toàn miễn phí

Bạn có thể đến vãng cảnh chùa từ 6:00 đến 21:00 hằng ngày mà không hề mất một chi phí nào. Bạn còn có thể mua thêm một số món quà lưu niệm đưa về tặng người thân, bạn bè.

Câu chuyện bảo vệ đạo pháp

Tại chùa Từ Đàm cũng là nơi mà có một vị Thánh tử đạo lấy làm nơi để thực hiện tâm nguyện cho công cuộc bảo vệ đạo pháp của mình. Đó là Hòa thượng Thích Tiêu Diêu – thế danh Đoàn Mễ, sinh tại An Truyền, Phú Vang, Thừa Thiên. Năm Canh Ngọ (1930), Ngài đã xuất gia thọ giáo với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân và được ban Pháp danh là Tâm Nguyện tự Tiêu Diêu.

Sau này, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu ngay tại sân chùa Từ Đàm. Vào lúc 4 giờ ngày 16 tháng 8 năm 1963 để bảo vệ đạo pháp, cầu nguyện cho Phật pháp được trường tồn. Bên cạnh đó, Hòa thượng mong muốn chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt chính sách kỳ thị Phật giáo. Ngài để lại lịch sử đấu tranh của Phật giáo nét son vĩnh cửu của một bậc vị pháp thiêu thân hiến dâng cho sự nghiệp chung của Đạo pháp.

"<yoastmark

Kiến trúc cổ kính mang dấu ấn lịch sử

Ban đầu, chùa Từ Đàm chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá, sau nhiều lần trùng tu chùa mới có diện mạo như ngày nay. Khuôn viên chùa bao gồm: khu tiền đường, khu chính điện, khu nhà Tổ, tháp Ấn Tôn và phòng lưu niệm.

Cổng tam quan

Đầu tiên, hiện ngay ra trước mắt bạn đó chính là cổng tam quan cổ kính mang đầy dấu ấn lịch sử. Trụ cổng được làm bằng đá vững chắc, phía trên lợp mái. Theo quan niệm từ xa xưa, cổng tam quan sẽ là ý niệm về “tam giải thoát môn”. Khi con người thực sự hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát được những sân si, oán hận và đau khổ của cuộc đời để tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống. Bên phải sân (từ cổng nhìn vào) là cây bồ đề có nguồn từ Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ (tức nơi Phật Thích Ca thành đạo).

Cổng Tam quan là nơi bắt đầu những kiến trúc độc đáo_ảnh sưu tầm

Cổng Tam quan là nơi bắt đầu những kiến trúc độc đáo_ảnh sưu tầm

Khu tiền đường

Khu tiền đường của chùa Từ Đàm Huế được xây dựng trên nền đất cao hơn, khoảng 1,5m so với các khu vực khác. Mái chùa cổ kính với những cặp rồng được chạm khắc uốn lượn đối xứng nhau đầy nghệ thuật. Ở phía dưới mái là những bức tượng Đức Phật đặt trên các bệ đá cao. Các cột trụ của tiền đường là những câu đối dài được chạm khắc tinh xảo. Hai bên tiền đường là hai lầu chuông trống được thiết kế hài hòa với tổng thể. Đi vào phía bên trong khu tiền đường, bạn sẽ thấy ngay tượng Đức Phật Thích Ca đang ngự trên đài sen, tay bắt ấn.

Khu tiền đường_ảnh Huesmile

Khu tiền đường_ảnh Huesmile

Khu chính điện, nhà Tổ

Khu chính điện được thiết kế, bày trí rất đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm. Điện có chiều dài 42m, chiều ngang 35,9m. Gồm hai phần, dưới là tầng hầm làm hội trường, trên là ngôi chánh điện. Được thiết kế theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, gồm ba gian hai chái, hai bên có lầu chuông và lầu trống. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế.

Tượng Phật Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni_ảnh sưu tầm

Tượng Phật Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni_ảnh sưu tầm

Phía trong khu vực này được đặt tượng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni cùng hai bên là vị Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù. Phía bên phải chính điện là nhà khách và phòng tăng ni. Phía trước nhà khách có một khu vườn nhỏ và được đặt tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh – người có nhiều công lao với chùa, với phong trào phục hưng và phát triển Phật giáo Trung Việt. Ngay sau chính điện là khu nhà Tổ.

Khu vườn nhỏ đặt tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh_ảnh sưu tầm

Khu vườn nhỏ đặt tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh_ảnh sưu tầm

Tháp Ấn Tôn

Tháp Ấn Tôn là một trong những tòa kiến trúc rất độc đáo của chùa Từ Đàm . Ngọn tháp này có chiều cao 27m, có 7 tầng và kiểu dáng nhỏ dần khi tới đỉnh tháp. Ở mỗi tầng sẽ thờ một tượng Phật bằng đồng. Dưới mái trước có năm khung hình chữ nhật bằng đá. Khung chính giữa là bức hoành sao khắc lại theo bức hoành “Ấn Tôn Tự” của chùa xưa. Còn bức hoành nguyên bản làm vào năm 1703 vẫn còn và đang được treo bên trong chánh điện.

Tháp Ấn Tôn là một biểu tượng độc đáo của chùa_ảnh sưu tầm

Tháp Ấn Tôn là một biểu tượng độc đáo của chùa_ảnh sưu tầm

Nhà lưu niệm

Đối diện với nhà Tổ là nhà thiền, tại đây, ngay cửa giữa phía trong có treo bức hoành đề “Từ Đàm tự”, lạc khoản “Thiệu Trị nguyên niên tam nguyệt”, tức tháng 3 năm 1941. Bên trong gian giữa ở trước thờ long vị và sau thờ di ảnh cố Hòa thượng trụ trì – Thích Thiện Siêu (1921-2001). Nhà này để kính nhớ về Ôn Từ Đàm, bậc Thiền sư xuất chúng đã từng sống, viết sách, dịch kinh và khuyên dạy tứ chúng đệ tử tại thiền đường cũ giống như nhà này.

Chuông chùa Từ Đàm

Chuông chùa đúc vào thời Gia Long, đề 4 chữ “Ấn Tôn Tự Chung”. Chuông nặng khoảng 300kg, hiện nay vẫn được bảo lưu tại chùa Từ Đàm. Nhân dịp trùng tu vào ngày 26 tháng 7 năm Đinh Hợi (2007) chùa Từ Đàm đúc quả chuông khác, đề 4 chữ “Từ Đàm Tự Chung”. Chuông này nặng 1500kg, tôn trí ở lầu chuông của chùa và hiện đang sử dụng.

Đại lễ tại chùa_ảnh sưu tầm

Đại lễ tại chùa_ảnh sưu tầm

Những đóng góp to lớn của chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm đã và đang đóng góp sứ mệnh lịch sử của mình cho việc bảo tồn, phát triển Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam. Đầu thế kỷ 20, qua các Phật sự Xã hội, Văn hoá, Giáo dục, Nghệ thuật và Kiến trúc Phật giáo chùa này trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước, đặc biệt 13 tỉnh miền Trung. Hơn thế nữa, chùa Từ Đàm cũng là nơi in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam:

  • Chấn hưng Phật giáo vào giai đoạn 1930-1945.
  • Thống nhất Phật giáo ba miền Trung Nam Bắc năm 1951.
  • Chống kỳ thị Phật giáo dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963.
  • Một trong 3 trung tâm vận động thống nhất Phật giáo năm 1981.
Chùa là trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước_ảnh sưu tầm

Chùa là trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước_ảnh sưu tầm

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, chùa Từ Đàm đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, vẫn luôn mang lại nhiều giá trị tinh thần, văn hoá cho người dân xứ Huế và khách du lịch. Theo chân Hành trình du lịch đến với chùa Từ Đàm, bạn sẽ cảm nhận được sự an yên trong tâm hồn.

 

Người viết: Trường An

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on