Blog

Ga Đà Lạt gắn liền lịch sử – Nhà ga xe lửa đẹp nhất Đông Dương

Đà Lạt gắn liền cùng các công trình kiến trúc nổi tiếng như : Nhà thờ Chính tòa, dinh Bảo Đại, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt… Song ga Đà Lạt là địa điểm không thể bỏ qua đối với du khách khi ghé thăm thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, tại đây còn trưng bày đầu tàu hơi nước cổ và một quán cà phê nằm trong toa tàu. Khung cảnh lãng mạn kết hợp với lối kiến trúc cổ kính tại ga Đà Lạt là nơi được rất nhiều khách du lịch săn đón

  1. Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
  2. Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
  3. Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
  4. Lịch trình tham quan Đà Lạt – Bảo Lộc 4 ngày 3 đêm – 2024
  5. Lịch trình ngắm chè Bảo Lộc – ngắm hoa Đà Lạt 4 ngày 3 đêm 2024

Ga Đà Lạt ở đâu?

Nằm trên đường Quang Trung thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên. Do địa điểm này đã khá nội tiếng trong bản đồ của hội ghiền du lịch nên không khó để tìm ra. Từ trung tâm thành phố ngay chợ Đà Lạt, các bạn có thể chạy men theo con đường Hồ Xuân Hương phía Quảng trường Lâm Viên, chạy thẳng đường Yersin khoảng 2km lên con dốc nhỏ quanh rừng thông là sẽ thấy nhà ga ngay bên tay phải.

Lịch sử hình thành và phát triển Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt được xây dựng từ những năm 1932 đến năm 1938, thuộc tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, kết nối giữa thành phố cao nguyên và Phan Rang (Ninh Thuận ). Tuyến đường sắt này dài 84km, được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và năm 1932 tuyến đường hoàn thành, đây cũng là thời điểm xây dựng ga Đà Lạt.

Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975 khi đất nước thống nhất tuyến đường này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém. Các hệ thống đường ray, dấu vết đường sắt răng cưa bị tháo bỏ, các nhà ga bị bỏ hoang.

Ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Ravéron, lối kiến trúc mang đậm chất bản địa, cấu trúc công trình mạch lạc. Kiến trúc công trình hài hòa với thiên nhiên, đây là một điểm nhấn đô thị vô cùng độc đáo. Ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 2001.

Ga Đà Lạt và hành trình ngắm cảnh Trại Mát

Tuy vào thời điểm hiện tại, ga Đà Lạt đã bị tách khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam, nhưng vẫn là một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn. Nhà ga vẫn duy trì một đoàn tàu du lịch gồm 1 đầu máy và 4 toa đi và về tới ga Trại Mát, cách Đà Lạt 7km về hướng đông, thời gian đi khoảng 25 phút. Mỗi toa chứa được khoảng 64 khách với nội thất khá mới, tàu di chuyển chậm tiện cho việc ngắm cảnh và chụp hình .

 

trên cung đường này, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh ngoại ô langx mạn của thành phố. Điểm cuối là ga trại mát. khách du lịch có thể tới tham quan chùa Linh Phước, hay còn có tên gọi khác là chùa ve chai – một ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo .

Giá vé và giờ mở cửa:

Ga Đà Lạt mở cửa tham quan từ 8h00 sáng đếu 16h30 chiều hằng này. Trong 1 ngày sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ Đà Lạt tới Trại Mát với thời gian khởi hành như sau:

Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15

Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20

Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25

Chuyến thứ 4: 14h => 15h30

Chuyến cuối: 16h05=> 17h35

Đối với khách Việt Nam giá là: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi và 100.000đ đối với vé 1 chiều

Đối với khách Nước Ngoài là: 170.000đ vé khứ hồi và 150.000đ vé 1 chiều.

 

Ngoài ra còn một đoạn đường tàu khác trên đường Trần Quý Cáp. Vào mùa xuân những hàng mai anh đào rực rỡ và ngập tràn cỏ hoa xung quanh. Đoạn này này gây bão bởi khung cảnh nên thơ, lãng mạn.Tuy nhiên, đây vẫn được xem là địa điểm không nên check in vì tàu vẫn thường xuyên hoạt động qua lại.

Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui và ý nghĩa!

 

 

 

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on