Blog

Hồ Tịnh Tâm – Đệ nhất Thượng uyển vương triều Nguyễn

Hồ Tịnh Tâm là một trong 20 cảnh đẹp đất Thần kinh (Thần kinh nhị thập cảnh). Đây là nơi dành cho vua dạo chơi, ngắm cảnh. Sau này, hồ Tịnh Tâm từng có lúc được du khách thập phương chọn làm điểm đến hấp dẫn mỗi khi đến đất Cố đô. 

  1. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  2. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  3. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Đôi nét về Hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm gọi tắt là Hồ Tịnh, còn có tên gọi khác là Hồ Tĩnh Tâm. Hồ nằm ở đông bắc Hoàng Thành Huế, bên con đường Đinh Tiên Hoàng từ Thượng Tứ vào Mang Cá. Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên ban đầu là ao Ký Tế.

Lối đi vào Hồ Tịnh Tâm. (Ảnh: Sưu tầm)

Sau này, triều Nguyễn huy động tới 8.000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm. Hồ được xem là một thành tựu nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan tiêu biểu của Việt Nam ở thế kỉ XIX. 

Kiến trúc Hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sưu tầm)

Hồ Tịnh Tâm có bình diện hình chữ nhật, chu vi gần 1500m. Khi xây dựng, triều Nguyễn đã có ý đồ thiết kế Hồ Tịnh Tâm thành một chữ Tâm (心) lớn. Với đường cong là nét chính mặt hồ cùng ba chấm là ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu nổi bật trên mặt nước. Tất cả tạo thành một bức tranh thư pháp bằng thiên nhiên mang ý nghĩa của chốn “bồng lai tiên cảnh”. 

       Đảo Bồng Lai

Đảo Bồng Lai, một trong ba hòn đảo trên hồ(Ảnh: Sưu tầm)

Đảo Bồng Lai, một trong ba hòn đảo trên hồ(Ảnh: Sưu tầm)

Đảo Bồng Lai nằm ở phía nam Hồ Tịnh Tâm với điện Bồng Doanh ở chính giữa. Điện được thiết kế với lối kiến trúc 3 gian 2 chái, mái trùng diêm, lợp ngói hoàng lưu ly. Phía trước điện là cửa Bồng Doanh với lan can gạch bao quanh kiên cố. Làm nhiệm vụ nối đảo với bờ hồ phía nam là cầu Bồng Doanh. Nhà Thủy tạ Thanh Tâm quay mặt về hướng đông, nằm ở phía đông điện Bồng Doanh. Phía tây là lầu Trừng Luyện, quay mặt về hướng tây. Phía bắc là lối vào đảo với cây cầu mang tên Hồng Cừ.

Cầu Hồng Cừ dẫn đến đảo Bồng Lai (Ảnh: Sưu tầm)

Cầu Hồng Cừ dẫn đến đảo Bồng Lai (Ảnh: Sưu tầm)

        Đảo Phương Trượng

Khung cảnh nhìn từ lối vào của đảo Phương Trượng. (Ảnh: Sưu tầm)

Gác Nam Huân 2 tầng, quay mặt về hướng nam, nằm ngay giữa đảo. Cầu Bích Tảo nằm ở phía nam là lối dẫn vào đảo. Lầu Tịnh Tâm xây mặt hướng bắc, nằm phía bắc đảo. Phía đông có nhà Hạo Nhiên (năm 1848 đổi thành Thiên Nhiên), quay mặt về hướng đông. Phía tây có hiên Dưỡng Tính quay mặt về hướng tây. Đình Tứ Đạt nằm giữa đảo Bồng Lai và Phương Trượng. Đình là một hệ thống hành lang mái lợp ngói gồm 44 gian, nối cầu Bích Tảo ở phía nam và cầu Hồng Cừ ở phía bắc.

Cầu tre nối đảo Phương Trượng nhìn ra bờ hồ trong xanh. (Ảnh: Sưu tầm)

Đảo Doanh Châu

Giữa hồ Tịnh tâm có đê Kim Oanh nối liền từ bờ đông qua bờ tây. Cầu Lục Liễu, 3 gian, mái lợp ngói nằm ở phía đông của đê. Phía nam, đê gắn với một hành lang dài 56 gian, ở giữa là cầu Bạch Tần. Phía nam cầu có nhà tạ Thanh Tước để thuyền vua ngự. Ở đoạn cuối phía tây của hành lang lại có nhà Khúc Tạ, thông với một nhà tạ khác, là Khúc Tạ Hà Phong qua một hành lang nhỏ dựng trên mặt nước. Phía nam nhà tạ này là đảo Doanh Châu.

Khu vực Ký Tế tại Hồ (Ảnh: Sưu tầm)

Khu vực Ký Tế tại Hồ (Ảnh: Sưu tầm)

Trên các góc của đảo Bồng Lai, Phương Trượng đều có xếp đá tạo các giả sơn. Riêng đảo Doanh Châu được tạo dáng như một hòn non bộ lớn nổi trên mặt hồ. 

Đặc sản Hồ Tịnh Tâm

Xung quanh mặt hồ được trồng nhiều cây cối xanh tươi. (Ảnh: Sưu tầm)

Xung quanh các đảo trên hồ và dọc bờ hồ đều trồng các loại liễu trúc, các hoa cỏ lạ. Tuy nhiên, hồ Tịnh có một loại đặc sản không ai không biết. Và xưa nay người ta thường nhắc đến qua câu ca dao: “Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp, đất hương cần ngọt quýt, thơm cam…”.

Sen ở hồ (Ảnh: Sưu tầm)

Sen ở hồ (Ảnh: Sưu tầm)

Sen ở hồ Tịnh rất nổi tiếng, được nhiều người biết đến với hạt sen vừa bở vừa thơm. Nghe danh là vậy nhưng ta chỉ cảm nhận được hương vị tuyệt vời này khi nếm thử mà thôi.

Khác với các loại sen cao sản, sen trắng Huế tinh khiết thanh tao, hạt rất dẻo và thơm. (Ảnh: Sưu tầm)

Tương truyền rằng, sen trong hồ Tịnh có nguồn gốc từ một địa phương nào đó ở nước ta. Người dân thấy ngon bèn đem tiến vua và được đưa đến trồng trong hồ Tịnh Tâm. Kỳ diệu thay, giống sen ấy rất thích hợp với hồ Tịnh nên mọc khoẻ, cho hoa to, màu sắc hài hoà, hương thơm dìu dịu. Hương hoa sen cùng với cảnh đẹp nên thơ của hồ Tịnh nên nơi đây đã được vua Thiệu Trị xếp hạng một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở Huế.

Có lẽ chính vì vậy, mà sen hồ Tịnh mang điểm khác biệt với sen ở các vùng miền trên cả nước. Và hạt sen hồ Tịnh đã trở thành đặc sản, là món ăn tinh thần cho những người con Huế xa quê.

Sen hồ Tịnh là đặc sản xứ Huế. (Ảnh: Sưu tầm)

“Hồi sinh” Hồ Tịnh Tâm

Sau một thời gian dài trong tình trạng phế tích, vào giữa năm 2020, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành chỉnh trang di tích này. Đến nay, công tác chỉnh trang, trùng tu một phần danh thắng hồ Tịnh đã hoàn thành. 

Hoa hướng dương nở rợp ở một góc đảo giữa hồ Tịnh Tâm. (Ảnh: Sưu tầm)

Nhiều loài hoa, cỏ, cây cổ thụ hình thù cổ quái được chỉnh tỉa, trồng bổ sung tại đảo trên hồ. Cùng với đó là những hòn giả sơn hình thù lạ mắt, cây kiểng độc đáo… đã được đưa về đây, với mong muốn tạo nên một chốn “bồng lai, tiên cảnh” một thuở. Hiện nay, Hồ Tịnh Tâm đang mở cửa miễn phí đón du khách mọi miền đến thăm thú. 

Hồ Tịnh Tâm sau khi được chỉnh trang là điểm nhấn du lịch mới ở Huế. (Ảnh: Sưu tầm)

Sau bao năm tháng “ngủ quên”, Hồ Tịnh Tâm vẫn mang một nét đẹp riêng chốn kinh kỳ. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để bạn hòa mình, thư giãn vào khung cảnh, bầu không khí trong xanh. Nếu có dịp đến Huế, thì bạn đừng quên đến thăm “chốn bồng lai” này nhé!

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/dien-hon-chen-chen-ngoc-duoc-hoan-tra-cho-xu-hue-4938/

Người viết: Minh Châu

Xem thêm: Huyền Không Sơn Thượng: ngôi chùa nằm giữa núi sâu

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on