Blog

Khu “HÒA BÌNH” nước Pháp ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt

KHU HÒA BÌNH

  1. Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
  2. Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
  3. Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
  4. Lịch trình tham quan Đà Lạt – Bảo Lộc 4 ngày 3 đêm – 2024
  5. Lịch trình ngắm chè Bảo Lộc – ngắm hoa Đà Lạt 4 ngày 3 đêm 2024

Trước tiên chúng ta tham khảo 1 ít về quá khứ của “khu Hòa Bình” trước nhé

Trước kia khi chưa xây dựng khu chợ, mà ngay tại giữa lòng Đà Lạt là chợ “Cây” nằm ngay tại vị trí rạp hát Hòa Bình. Mình được bà người năm nay hơn 80 đã chứng kiến quá trình thay đổi của Đà Lạt xưa cho đến nay, bà có kể rằng khi Đà Lạt chỉ mới rất đơn sơ nhiều người chưa có công ăn việc làm ổn định nguồn cung ít nhưng cầu thì nhiều nên lúc đó mọi người đã thành lập nên 1 khu chợ nhỏ tự lập nằm nay ấp Ánh Sáng ngày nay.
Lúc đó tại ấp chủ yếu là dân di cư ở khắp miền chuyển vào chiếm số đông là người Huế, mọi người sống ở đó cùng nhau tạo công ăn việc làm cùng nhau cố gắng cho đến bây giờ. Khi mà dân số Đà Lạt khá đông, thì công sứ Chassaing đã cho dời ngôi chợ này lên trên ngọn đồi thoai thoải mà ngày nay gọi là khu Hòa Bình. Ban đầu, chợ được làm bằng cây rừng và ván gỗ xẻ từ những cánh rừng xung quanh và lợp mái tôn nên người dân gọi tên là “Chợ Cây”.
Từ lúc đó khu chợ dần là nơi tập trung đông đúc người buôn bán nên đó là khu chợ đầu tiên của Đà Lạt, đó cũng là nơi mà người việt và người pháp cùng nhau sinh sống và buôn bán.
Khi chợ đã được đi vào hoạt động 1 thời gian ngắn thì đã có 1 vụ hỏa hoạn lớn xảy ra lửa đã thiêu rụi toàn bộ khu chợ vào năm 1931, lúc đấy mọi người rất tuyệt vọng thương tật thì ít nhưng lo lắng thì nhiều cũng bởi vì khi mất đi khu chợ việc kiếm sống sẽ trở nên khó khăn hơn, nhiều người thất nghiệp hơn.
Sau đó vào năm 1937 chính quyền đã cho xây dựng lại khu chợ, lần này chợ được xây dựng kiêng cố an toàn hơn vì đã sử dụng gạch đá tại vị trí cũ. Khi xây xong ngôi chợ trông rất khang trang nhưng thói quen vẫn là thói quen cho dù có thay đổi đến như thế nào mọi người vẫn gọi là “Chợ Cây”
Bà mình còn kể rằng, lúc đó mặt tiền của ngôi chợ có xây nên 1 bức tượng hình tròn ngay giữa khu chợ. Bức tượng ấy là hình đôi thanh niên nam nữ người dân tộc bản địa; người phụ nữ thì mang gùi, còn người nam tay cầm ngọn giáo nhắm vào một con cọp.
Và khu Hòa Bình bây giờ
Đến bây giờ khu Hòa bình vẫn còn mang vẻ đẹp của nước pháp, đó là lý do mà mọi người cứ bảo rằng nơi đó là nước pháp thu nhỏ của Đà Lạt. Vẫn còn mang dáng vẻ đó, vẫn là nhà hát đó cho dù Đà Lạt có phát triển đến như thế nào và cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều ngôi nhà mà người dân đang sinh sống vẫn còn hình hài cũ từ lúc người pháp sinh sống cho đến tận bây giờ.
Kết hợp với không khi lạnh buốt của Đà Lạt, cây cối xanh mướt và người dân thiện lành khu Hòa bình đã là nơi mà nhiều người du lịch luôn tập chung ở đây để có thể đi dạo và mua sắm đồ cho riêng mình.
Không chỉ ngoài khu chợ tại khu Hòa bình cũng là nơi mà khu phố đi bộ mở ra từ 18h30 cho đến 23h vào thứ bảy chủ nhật hàng tuần, vào thời điểm đó bạn sẽ không gặp 1 chiếc xe máy hay oto nào chạy trên khu. Ngay khu phố đi bộ tập trung đông đúc những dang hàng ăn vặt tiệm nước vỉa hè những cô bán bánh tráng nướng những chiếc xe bán sữa đậu nành nóng hổi ngập tràn 2 bên đường khu phố đi bộ, ngoài ra còn rất nhiều dan hàng bán quần áo cũ và bán đồ thổ cẩm làm từ tay của người dân tộc.
Ngoài ra
Nằm trong lòng khu Hòa Bình cũng có thêm 1 cái tên rất nổi tiếng đó chính là “Chợ Đêm”. Mình được biết rằng ngày xưa chợ đêm được đặt tên là chợ “Âm Phủ” nhưng không hiểu vì sao bây giờ rất ít người còn sử dụng cái tên đó mà mình nghĩ là mọi người khá ớn lạnh khi mà sử dụng cái tên đó cho chợ ai biết được đó cũng có thể là lý do đấy.
Chợ đêm nằm ngay dưới chân của chợ mới và chợ cũ Đà Lạt có là 1 con người dài nối từ đầu bùng binh hoa trung tâm đà lạt kéo dài đến cuối ngay chân chợ mới, ban ngày nơi đó chủ yếu là bán rau củ đồ ăn nhanh và cơm cho mọi người, chợ đêm được mở vào buổi tối hằng ngày chủ yếu là bán đồ cũ và đồ ăn vặt ngày từ đầu đường kéo đến bùng binh của chợ là những quán ăn bán đồ ăn như lẩu, ốc, những quán hàng cho những người thích nhậu nhẹt… ngay trên bùng binh đó là những chiếc xe bán đồ ăn vặt và các thức uống như caffe nước ngọt và sữa đậu
Đối diện bùng binh là cầu thang chợ đêm, cầu thang nối từ khu chợ lên với khu hòa bình… nơi đó cũng tập trung rất nhiều quán ăn vặt đủ thứ
Nối tiếp bùng binh cho đến cuối đường là nơi tập trung hầu như là nhũng sạp bán quần áo cũ và trang sức
Đó cũng là nơi mà các bạn có thể mua những đặc sản của Đà lạt và những món đồ lưu niệm cực đẹp để tăng người thân bạn bè. Với khung cảnh đồ ăn kết hợp vói vô số ngàn những thứ khiến bạn phải mua thì đây là nơi mà bạn phải đến khi tham quan Đà Lạt

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on