Làng nghề dệt thổ cẩm Kon Tum
- Lịch trình khám phá Măng Đen đại ngàn 2 ngày 1 đêm
- Lịch trình khám phá vùng đất đỏ Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm
- Lịch trình tận hưởng khí trời phố núi Pleiku – Kon Tum 3 ngày 2 đêm
Tây Nguyên – một mảnh đất mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Và những người con của Tây Nguyên đã làm nên rất nhiều sản phẩm đặc biệt, có thể kể đến những mái nhà rông cao chót vót, rượu cần, đồ thổ cẩm…. Hãy cùng Hành trình Du lịch tìm hiểu làng nghề dệt thổ cẩm ở Kon Tum. Đây là một công việc đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tinh tế và trí tưởng tượng phong phú của người phụ nữ Giẻ – Triêng, Bana, Êđê…
Lịch sử ra đời nghề dệt thổ cẩm
Nghề dệt thổ cẩm ở Kon Tum có từ lâu đời, được hình thành từ đầu thế kỉ XX. Do nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng hằng ngày của những gia đình. Người ta dùng những vỏ cây ở trên rừng về đập dập và se thành sợi, sau đó dệt thành tấm che thân. Đời sống của con người được nâng cao theo sự phát triển của xã hội, khiến nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng được chú trọng. Do đó màu sắc, họa tiết và hoa văn được họ sáng tạo ngày càng phong phú và đa dạng. Dần dần, nghề dệt thổ cẩm Kon Tum được hình thành.
Hình thức sản xuất nghề dệt thổ cẩm
Ngày xưa, người ta làm thổ cẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và làng, xã với quy mô nhỏ hẹp. Cùng với sự phát triển của xã hội, nghề dệt thổ cẩm được nâng lên một tầm cao mới. Ngày nay, người dân đã phát triển nghề dệt thổ cẩm thành những quy mô lớn và bắt đầu trao đổi buôn bán, giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau như: Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo, Youtube…
Các sản phẩm thổ cẩm Kon Tum được biết đến tại các nơi như Mỹ, Pháp, Úc, Đài Loan, Hồng Kông… Phần nhiều do khách Việt Kiều đến tham quan và mua lại, thậm chí có người mua đi bán lại.
Nhiều sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm Kon Tum đã được trưng bày tại “Khu bảo tàng – Kon Tum”. Không những thế, các nghệ nhân ưu tú của các dân tộc ở đây cũng quan tâm đến việc mở rộng nghề dệt thổ cẩm với quy mô lớn. Các sản phẩm thổ cẩm được tạo ra được trưng bày tại nhà rông – nhà văn hoá của buôn làng.
Tư liệu sản xuất
Nguyên liệu
Người ta dùng những loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để làm ra những sợi thổ cẩm. Một số loại cây được sử dụng điển hình như: làm những sợi len từ cây bông gòn, màu sắc thì người ta sử dụng vỏ cây rừng có màu sắc khác nhau. Ngoài ra, người ta còn dùng thêm nguyên liệu sợi cotton với nhiều chủng loại, màu sắc.
Công cụ sản xuất
Trước đây, người ta sử dụng công cụ sản xuất thủ công theo một hệ thống băng chuyền nhất định. Việc sử dụng công cụ sản xuất thủ công thì tạo ra số lượng sản phẩm ít và không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ thì người ta dùng máy móc để làm việc. Điều đó giúp họ tạo ra số lượng sản phẩm lớn và phong phú hơn.
Chất lượng và các mặt hàng thổ cẩm ở Kon Tum
Chất lượng
Chất lượng của các mặt hàng này không đồng đều. Nó được tạo ra nhờ trên những ý tưởng sáng tạo khác nhau của các nghệ nhân. Thời gian trung bình để hoàn thành các sản phẩm này khoảng 2 tuần. Chiều cao, chiều rộng tuỳ vào ý tưởng của mỗi nghệ nhân.
Các mặt hàng
Những mặt hàng thổ cẩm Kon Tum phong phú và đa dạng: Váy, khố, tấm choàng, khăn bịt đầu…
Giá: Mỗi sản phẩm được bán với giá trung bình từ 700.000 – 1.000.000 triệu tuỳ loại.
Một số nghệ nhân tiêu biểu của nghệ dệt thổ cẩm tại Kon Tum
Nghệ nhân: Y Ấp (52 tuổi) ở xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi. Người nghệ nhân tiêu biểu của dân tộc Giẻ – Triêng.
Nghệ nhân: Y Hlạng ở làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tum Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Người nghệ nhân tiêu biểu của dân tộc Xơ Đăng.
Nghệ nhân: Y Thoai ở làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum. Người nghệ nhân tiêu biểu của dân tộc Bana.
Xem thêm: Khám phá đặc sản ở Kon Tum
Tác giả: Y Ram
Nguyễn Y Hoài Ni
Tôi rất hài lòng và rất yêu thích sản phẩm thổ cẩm của người Kon Tum mảnh đất Tây Nguyên .