Blog

Lăng Thiệu Trị bình an giữa những cánh đồng

Lăng Thiệu Trị còn có tên là Xương lăng, là nơi yên nghỉ của hoàng đế Thiệu Trị. Đây là một trong những lăng tẩm nổi tiếng thuộc Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

 

Vẻ đẹp trầm tĩnh của lăng Thiệu Trị _ Ảnh sưu tầm

Vẻ đẹp trầm tĩnh của lăng Thiệu Trị _ Ảnh sưu tầm

Đôi nét nổi bật về vua Thiệu Trị

Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông là con trai trưởng của vua Minh Mạng và kế vị cha mình từ năm 1841 đến năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Trong thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Thiệu Trị. 

Vua Thiệu Trị được người đời ca tụng là một hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác Nho học. Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ. Ông để lại rất nhiều bài thơ cho đời, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa)Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Trong quá trình trị vì, Thiệu Trị duy trì các chính sách hành chính, kinh tế, giáo dục, luật pháp, quân sự… từ thời vua Minh Mạng.

Vua Thiệu Trị (1807-1847)_ ảnh: Thư viện lịch sử

Vua Thiệu Trị (1807-1847)_ ảnh: Thư viện lịch sử

Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu, lăng của ông là Xương Lăng.

Vị trí và quá trình xây dựng lăng Thiệu Trị

Vị trí của lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km. Lăng nằm ngay cạnh núi Thuận Đạo, thuộc địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thành phố Huế. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc. Đây là một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

Lăng Thiệu Trị - lăng duy nhất hướng về phía Tây Bắc_Ảnh: Redsvn.net

Lăng Thiệu Trị – lăng duy nhất hướng về phía Tây Bắc_Ảnh: Redsvn.net

Cách lăng 8km về phía trước, ngọn núi Chằm sừng sững như một lá chắn bảo vệ. Dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường. Đằng sau lăng là núi Kim Ngọc xa mờ trong mây được chọn làm hậu chẩm. Đồng thời, lăng còn được đắp thêm một mô đất cao lớn ở phía sau để làm hậu chẩm thứ hai. 

Nét đẹp cổ kính của lăng Thiệu Trị _ Ảnh: sưu tầm

Nét đẹp cổ kính của lăng Thiệu Trị _ Ảnh: sưu tầm

Một nét riêng khác là lăng không có La Thành bao quanh. Điều này tương tự như lăng vua Gia Long. Thay vào đó là những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh mát ở xung quanh. Chính điều này tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị một không khí thanh tịnh và yên bình.

Quá trình xây dựng lăng Thiệu Trị

Theo tâm nguyện của vua cha, vua Tự Đức đã lệnh cho các thầy địa lý tìm đất xây lăng. Họ tìm được địa cuộc tốt tại chân một dãy núi thấp. Núi được gọi là núi Thuận Đạo cách Kinh thành không xa, còn lăng được gọi là Xương Lăng.

Đại thần Vũ Văn Giai được sai đứng ra trông coi việc xây dựng lăng. Nhà vua dặn cứ 10 ngày một lần phải báo cáo tiến độ xây dựng lăng.

 Lăng Thiệu Trị_Ảnh: Lendang.vn

Lăng Thiệu Trị_Ảnh: Lendang.vn

Chỉ sau 3 tháng thi công, công trình đã gấp rút hoàn thành. Vua Tự Đức đích thân đến kiểm tra lần cuối vào tháng 6/1848. Sau đó, đưa thi hài cha mình vào lăng để an táng. Vua Tự Đức viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia “Thánh đức thần công“. Để ca ngợi công đức của vua cha.

Thánh đức thần công -tấm bia lớn nhất nước ta _ Ảnh: sưu tầm

Thánh đức thần công -tấm bia lớn nhất nước ta _ Ảnh: sưu tầm

Nét kiến trúc độc đáo của lăng Thiệu Trị

Sự kế thừa kiến trúc từ lăng của hai vua tiền nhiệm

Khi còn sống, vua Thiệu Trị đã tham khảo nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm của hai vua trước là Gia Long và Minh Mạng. Để đưa ra đồ án xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu, nơi mình sẽ an giấc ngàn thu.

Các nhà kiến trúc lăng Thiệu Trị đã cắt phần giữa của lăng Minh Mạng. Phần này làm điện thờ đặt riêng ra một bên rồi nối hai phần trước và sau của lăng ấy lại với nhau làm một. Các đơn vị công trình kiến trúc riêng lẻ thì có thêm bớt, đổi thay đôi chút. Nhưng cách xây Bửu thành, Toại đạo, các cầu bằng đá, nghi môn, nghê đồng và các hồ bán nguyệt thì giống lăng Minh Mạng.

Xem thêm: Lăng Minh Mạng

 

Lối kiến trúc đặc biệt của lăng Thiệu Trị _ Ảnh: sưu tầm

Lối kiến trúc đặc biệt của lăng Thiệu Trị _ Ảnh: sưu tầm

Giá trị kiến trúc của lăng Thiệu Trị

Xương Lăng giống với Thiên Thọ Lăng (nơi có lăng vua Gia Long) ở chỗ đều không có La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau. Xương Lăng lại giống Hiếu Lăng ở cách thức mai táng và xây dựng Toại đạo. Bửu thành hình tròn với hồ Ngưng Thúy hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước. Lăng gồm hai khu vực: lăng mộtẩm điện.

Hồ hình bán nguyệt bao bọc trước tòa Bửu Thành, nơi đặt mộ vua _ Ảnh: Sưu tầm

Hồ hình bán nguyệt bao bọc trước tòa Bửu Thành, nơi đặt mộ vua _ Ảnh: Sưu tầm

Khu vực lăng mộ

Phần lăng nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu thành, tạo thế “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng.

Hai hàng tượng đá ở hai bên tả, hữu của sân là tiêu biểu của nghệ thuật tạc tượng đầu thế kỷ XIX ở Huế.

Hàng tượng đá ở hai bên sân Bái Đình  _ Ảnh: Sưu tầm

Hàng tượng đá ở hai bên sân Bái Đình  _ Ảnh: Sưu tầm

 

Lăng Thiệu Trị được thiết kế tách riêng khu vực tẩm điện giống như trong lăng Minh Mạng rồi cải tiến, sửa đổi cho phù hợp với cảnh quan của Xương Lăng.

Phía trong lăng Thiệu Trị _ Ảnh: Redsvn.net

Phía trong lăng Thiệu Trị _ Ảnh: Redsvn.net

Khu vực điện thờ

Khu vực điện thờ được xây dựng riêng, cách lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Ngay sau hồ điện có một nghi môn bằng đá cẩm thạch, bên trên là những liên ba và một bầu Thái cực hình nậm rượu bằng pháp lam, trang trí hoa lá đẹp mắt và sinh động. Bức hoành phi nằm giữa những hoa văn trang trí với 4 chữ Hán: “Minh đức viễn hỷ” (Đức sáng cao xa vậy!). Trong chính điện, trên những cổ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch, có hơn 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị về văn học và giáo dục. 

Bên kia hồ điện, hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ, rừng thông xanh mướt làm La thành cho khu vực lăng.

Giá vé tham quan lăng Thiệu Trị

Giá vé tham quan lăng vua Thiệu Trị dành cho cả 2 đối tượng chính là khách Việt Nam và khách quốc tế đều có mức chung là 50.000 VNĐ/ vé người lớn và MIỄN PHÍ cho trẻ em.

Du khách sẽ có cảm giác yên bình khi ghé thăm _ Ảnh: sưu tầm 

Du khách sẽ có cảm giác yên bình khi ghé thăm _ Ảnh: sưu tầm

 Lăng Thiệu Trị nay tuy có phần đổ nát, hoang tàn. Nhưng đây vẫn là nơi du khách rất nên đến thăm. Thử dừng chân nơi đây, để ngẫm ngợi chuyện đời xưa và liên tưởng chuyện này. Hành trình du lịch cũng mong bạn hãy tìm hiểu thêm về vị vua Thiệu Trị này nữa, một vị vua nổi tiếng với lòng thương dân.

Người viết: Bùi Thảo

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on