Blog

NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ ĐÀ LẠT

  1. Lịch trình du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm – 2024
  2. Lịch trình Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá hạt dẻ 2024
  3. Lịch trình ăn uống và sống ảo – Đà Lạt 5 ngày 4 đêm -2024
  4. Lịch trình vui chơi Đà Lạt 4 ngày 3 đêm – 2024
  5. Lịch trình khám phá mọi ngõ ngách Đà Lạt 4 ngày 3 đêm – 2024

ĐÀ LẠT

Chúng ta mở đầu giới thiệu sơ qua về Đà Lạt 1 tí nha:

Nhắc đến Đà Lạt ai cũng nghĩ đến 1 thành phố sương mờ, với một khí hậu se lạnh mát mẻ. Tới những tháng Đông – Xuân gần dịp tết Đà lạt mang 1 cái chất rất là “Châu Âu”. Về mặt địa lý Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 1.500m nên khí hậu lạnh giá quanh năm bạn phải luôn thủ trước những bộ đồ giữ ấm và đôi găng tay, điều đó thêm càng thiết hơn nếu như bạn F.A.

Đầu tiên Đà lạt là Không đèn đỏ, không máy lạnh, không xích lô

Là thành phố duy nhất ở Việt Nam không có đèn xanh đèn đỏ, bản thân mình rất thích chạy xe ở Đà lạt được chạy xe vi vu khắp thành phố 2 bên là 2 hàng cây thông xanh ngắt và dày đặt khiến mình cảm giác như lạc vào 1 khu rừng nào đó mà quên mất đi mình đang ở ngay thành phố mà thôi. Khám phá mỗi cung đường dốc lên dốc xuống. Nhưng không giống bất kì thành phố ở Việt Nam tìm mỏi mắt mà không thể nào kiếm nổi 1 cái đèn xanh đèn đỏ các bạn ạ

Đà Lạt được thiên nhiên ưu đãi khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 15 – 18 độ C, vào mùa hè thì nhiệt độ cao nhất từ 29 – 30 độ C. Vì vậy mà hầu như Đà Lạt không cần đến máy điều hòa bởi nhiệt độ quanh năm từ mát mẻ đến lạnh cóng. Và do đường phố Đà Lạt nhiều dốc đứng, quanh co uốn lượn nên không phù hợp với loại hình xe này và bởi sự an toàn khi di chuyển, bởi vậy mà khi đặt chân đến đây du khách tuyệt nhiên không thấy bóng dáng xe xích lô.

-Điều thứ 2 đó là nguồn gốc của Đà Lạt 

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới Thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát. 

Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh rằng Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe.” Ngày 21 tháng 6 năm 1893, trên hành trình thám hiểm, Alexandre Yersin đã tới cao nguyên Lâm Viên. Năm 1897, trong khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng (station balnéaire d’altitude) cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer gửi thư hỏi ý kiến Alexandre Yersin. Khi nhận được thư của Paul Doumer, Alexandre Yersin gợi ý chọn cao nguyên Lâm Viên, một vùng đất lý tưởng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: độ cao thích hợp, diện tích đủ rộng, nguồn nước bảo đảm, khí hậu ôn hòa và có thể thiết lập đường giao thông. Cuối tháng 3 năm 1899, Paul Doumer cùng với Alexandre Yersin đích thân đến khảo sát thực tế tại cao nguyên Lâm Viên. Sau khi bác sĩ Alexandre Yersin mất chúng ta đã thành lập lên công viên Yersin ngay giữa trung tâm của Đà Lạt và ở giữa công viên là bức tượng của người.

-ĐIỀU TIẾP THEO NHỮNG KHU DU LỊCH ÍT AI BIẾT Ở ĐÀ LẠT

1: Đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất

Các đường hầm xưa cũ là những di tích còn sót lại từ thời xưa, nằm khuất trong rừng hoặc hiện đã biến mất. Do đó, để tới một trong những địa điểm này, bạn phải đi xe máy, băng qua những cung đường cũ. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20 km, đường hầm Hỏa Xa ở Cầu Đất là điểm đến được giới trẻ ưa chuộng để check-in, sống ảo. 

2: Đập hồ Ankroet

Cách TP Đà Lạt gần 20km về phía Tây Bắc, đập hồ Ankroet thu hút các tín đồ “sống ảo”. Con đập này là nguồn cung cấp sức nước phục vụ nhà máy thủy điện Ankroet. Đến Ankroet, bạn có thể thu hoạch được hàng chục, hàng trăm tấm hình xinh đẹp làm kỷ niệm, đăng lên mạng xã hội “chất chơi”.

3: Bảo tàng sinh học Đà Lạt

Bảo tàng sinh học Đà Lạt còn có tên gọi khác là Phân viện Sinh học Đà Lạt – Viện Nghiên Cứu Khoa Học Tây Nguyên – Viện Sinh Học Tây Nguyên.

Nằm trên đồi Tùng Lâm, Bảo tàng sinh học Đà Lạt là địa điểm check-in ở Đà Lạt dành cho những bạn thích sự ma mị, cổ kính. Được thiết kế theo kiến trúc gothic kiểu Pháp, đến đây, bạn chỉ cần pose dáng và thêm chút nghệ thuật chỉnh ảnh là có ngay những tấm hình ưng ý.

-ĐIỀU CUỐI CÙNG ĐÓ CHÍNH LÀ: Ngày lễ hội, người Đà Lạt ở nhà xem tivi, những ai ở ngoài đường chơi là khách du lịch

Bởi nét sống và con người ở nơi đây đã quá đỗi quen thuộc nên họ xem những điều khác lạ của du khách như thời tiết lạnh, phong cảnh,… là những điều quá bình thường. Và vào mùa du lịch thì đa số các khách du lịch đều đồ về đây nên không thể không xảy ra tình trạng kẹt xe, đông đúc. Vì thế mà người dân sở tại thường ở trong nhà là đa số.   

Nguồn bài viết

Vài lời cúng cuồi, bản thân tớ đã sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt đến nay đã 22 năm trời nên tình cảm và sự yêu thương dành cho thành phố này như tình cảm dành cho gia đình của mình vậy, dù có đi xa hay đi đâu đi vui hay kể cả đi paylak ở nơi khác mình không thể ngừng nhớ về thành phố này. Cũng chỉ bở vì mình yêu thành phố này lắm rồi, nơi chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm bao nhiêu người bước qua đời mình bao nhiêu ex đã cùng mình ở thành phố này.

Và điều cuối cùng mình thích ở Đà Lạt là đi đâu mà người khác biết mình ở Đà Lạt sẽ bảo câu ” Sao sướng quá vậy”

BÁI BAIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on