Blog

Rượu Sán Lùng Sapa - mĩ tửu của đất trời Tây Bắc 1

Rượu Sán Lùng Sapa – mĩ tửu của đất trời Tây Bắc

Sapa được biết đến là vùng đất có nhiều loại rượu ngâm ngon từ các nguyên liệu thiên nhiên như táo mèo, mận, ngô,… Trong đó chắc chắn không thể không kể đến rượu Sán Lùng Sapa trứ danh khiến nhiều du khách đắm say, ngây ngất dù mới chỉ thử qua một lần. Độc đáo về cả cái tên lẫn hương vị, loại rượu này thật sự là mĩ tửu của núi rừng Tây Bắc!

  1. Kế Hoạch Du Lịch Sapa – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Sa Pa
  3. Lịch trình khám phá sắc màu chợ phiên Cán Cấu – Sapa 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch trình đến Sapa khám phá Bắc Hà – 3 ngày 2 đêm

Đôi nét về rượu Sán Lùng Sapa

Rượu Sán Lùng Sapa - mĩ tửu của đất trời Tây Bắc 2

Là mĩ tửu đặc sản, rượu Sán Lùng đã làm nức lòng và gắn kết bao con người mỗi khi có dịp về thăm đồng bào dân tộc Dao ở thôn San Lùng, thị trấn Bản Xèo, huyện Bát Xát. Cùng với rượu ngô Bắc Hà, rượu táo mèo,… loại rượu nổi tiếng này của vùng đất Sapa được rất nhiều du khách yêu thích, đắm say.

Rượu Sán Lùng của người Dao có một nguồn gốc được kể lại vô cùng huyền ảo. Theo tiếng của dân tộc này thì Sán Lùng có nghĩa là tam long – ba con rồng. Người dân bản thuở ấy trồng lúa ở trên một ngọn núi. Lúa luôn trĩu hạt, thơm hương, uống nước từ khe núi chảy ra thì thấy ngọt và thơm đến lạ. Những hạt thóc này được sử dụng để nấu rượu theo phương pháp của người Dao đỏ, tạo ra một loại rượu có mùi thơm cùng vị đặc trưng không rượu vùng nào có thể sánh được.

Rượu Sán Lùng – từng giọt tinh túy được chế biến công phu

Rượu Sán Lùng Sapa - mĩ tửu của đất trời Tây Bắc 3

Rượu Sán Lùng có quá trình chế biến hết sức công phu và tâm huyết từ những hạt gạo được chọn lọc trên nương rồi chưng cất bằng các loại thuốc bắc. Lúa phải được thu hoạch ngay khi phôi sữa bắt đầu vào trạng thái đặc khô. Gạo sau đó được rây sạch đến khi nào các hạt nở và trắng đều thì vớt ra.

Rượu Sán Lùng Sapa - mĩ tửu của đất trời Tây Bắc 4

Để tạo nên mùi thơm đặc trưng không thể trộn lẫn và không kém phần hấp dẫn của rượu Sán Lùng, người Dao nơi đây sử dụng men lá được làm từ gạo nếp thơm giã nhỏ cùng 15 loại lá rừng. Chúng đều là dược liệu của núi rừng có thể trừ cảm lạnh, kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp.

Sau 2 đêm, khi men làm cả mẹt cơm rượu bốc hơi khói thì sẽ chuyển sang thùng để ủ tiếp. Ủ từ 5 đến 6 ngày vào mùa đông, chỉ 4 ngày vào mùa hè.  Ủ xong thì men được cho vào nồi cách thủy, đặc biệt phải canh lửa thật đều không quá to cũng không quá nhỏ.

Rượu Sán Lùng Sapa – mĩ tửu của đất trời Sapa

Rượu Sán Lùng Sapa - mĩ tửu của đất trời Tây Bắc 5

Rượu San Lùng có mùi thơm lạ của lá rừng và vị đậm đà của cơm khô. Nhiều người nói rằng San Lùng là thứ mĩ tửu mà đất trời ban tặng cho núi rừng Tây Bắc. Nếu đã uống một lần rồi thì chắc chắn sẽ say đắm, ngất ngây! Những giọt rượu thơm ngon, đậm đà không chỉ có ý nghĩa về mặt ẩm thực mà còn mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, rượu Sán Lùng thường chỉ dùng để cúng tổ tiên, lễ hội, giỗ chạp,… kết hôn và biếu tặng bạn bè.

Phần kết lại

Rượu Sán Lùng có màu trong suốt, có mùi thơm đặc trưng, ​​vị êm dịu nhưng đậm đà. Để thưởng thức hương vị tuyệt vời này, du khách hãy thử một lần ghé thăm Sapa, đặc biệt là các bản làng của người Dao đỏ!

Xem thêm: Lạp xưởng hun khói Sapa – hương vị truyền thống hấp dẫn, ngon khó cưỡng!

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on