Blog

Tấm gương trời – chùa Thiên Tượng

Chùa Thiên Tượng là ngôi chùa không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn mang đậm giá trị văn hóa, kiến trúc. Nơi đây đem đến những trải nghiệm hết sức mới mẻ cho du khách khi đến Hà Tĩnh.

Vua Thiệu Trị khi ra bắc đã từng ghé vào vãn cảnh chùa và đề thơ khắc vào bia đá. Hay Thám hoa Nguyễn Huy Oánh từng viết:

“Trải xem thế giới khắp ba nghìn

Ðồi một là đây chốn Tượng Thiên

Ánh ỏi chim ca, vang tiếng kệ

Nhặt khoan tiếng suối, tỏ rừng thiền.”

Lầu Di Lặc nằm trước nhà thờ Tổ_Ảnh: sưu tầm.

Lầu Di Lặc nằm trước nhà thờ Tổ_Ảnh: sưu tầm. 

Vị trí và hướng dẫn đường đến chùa

     Vị trí chùa

Chùa Thiên Tượng nằm ngay lưng chừng đỉnh núi Hồng Lĩnh, bên quốc lộ 1A. Di tích này thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là nơi giao nhau giữa hai dòng sông Lam, sông La nổi tiếng. Ai ra Bắc hay vào Nam trên quốc lộ đều nhìn thấy danh thắng này. Chùa Thiên Tượng là một trong những danh thắng được mệnh danh là Hoan châu đệ nhị phong cảnh. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh quốc gia năm 2005.

Đường đến chùa Thiên Tượng_Ảnh: sưu tầm.

Đường đến chùa Thiên Tượng_Ảnh: sưu tầm.

     Hướng dẫn đường đến chùa

Để đến được chùa Thiên Tượng, du khách có thể xuất phát từ thành phố Hà Tĩnh, chạy dọc quốc lộ 1A theo hướng Bắc. Khi đến thị xã Hồng Lĩnh, du khách rẽ phải vào đường Hà Tôn Mục và đi tiếp. Sau đó, du khách rẽ trái sang đường Kinh Dương. Tiếp tục, đi thẳng đến ngã ba thì du khách rẽ phải theo hướng đi chùa Long Đàm. Rồi bạn chạy thêm một đoạn nữa sẽ thấy chùa Thiên Tượng.

Xem thêm: Núi Hồng Lĩnh

Chùa nằm lưng chừng đỉnh núi Hồng Lĩnh_Ảnh: facebook

Chùa nằm lưng chừng đỉnh núi Hồng Lĩnh_Ảnh: facebook

Giải thích tên gọi

Sách “Thiên Lộc huyện phong thổ chí” của Công Đạo có nhắc rằng trên đỉnh núi chùa nằm hơi dốc. Về phía tây núi có một hang đá bằng phẳng, trên hang có chữ khắc trên đá ghi chiến công. Trên miệng hang có hòn đá to hình dạng vịt. Trước hang lại có hòn đá to nữa, giống như hình con voi, nên gọi là “đá voi” hoặc “voi đá”.

Đầu ngoảnh về phía nam, đuôi và lưng hướng về phía bắc. Đứng ở dưới núi nhìn lên trông thấy hình thế thiên nhiên như vậy nên gọi tên là núi Thiên Tượng (Voi Trời). Trên núi có chùa, tiện cho người quanh vùng đi lễ Phật nên tên gọi chùa bắt nguồn từ đây. Cửa chùa sát hồ nước, hồ này do nước chảy ở khe vào mà thành. Nhờ địa thế như vậy nên ở đây có gió mát dễ chịu.

Thiên Tượng ở đây có nghĩa là Voi Trời_Ảnh: sưu tầm

Thiên Tượng ở đây có nghĩa là Voi Trời_Ảnh: sưu tầm

Lịch sử hình thành chùa

Chùa Thiên Tượng được dựng vào thời nhà Trần, đầu thế kỷ 19. Đây là ngôi chùa đẹp nơi chốn u tịch, thâm nghiêm.

Vào năm Ất Dậu 1885, chùa đã bị đốt và tàn phá thành phế tích. Đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh là Đào Tấn đã cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa này. Ông là tổ sư nghề tuồng Bình Định, vị nghĩa Phật tử.

Chùa Thiên Tượng ngày nay còn là nơi ghi dấu bút tích của không ít các danh nhân sĩ tử như: Bá hộ Nguyễn Văn Cơ, Uy tín Tướng công Nguyễn Công Trứ, Trần Sỹ Dực… Hay trên con đường dẫn lên chùa còn có dấu tích câu ca:

“Ăn trầu nhớ miếng cau khô

Trèo lên Thiên Tượng nhớ cô bán hàng”.

Bức tranh bao quát tổng thể chùa Thiên Tượng_Ảnh: sưu tầm.

Bức tranh bao quát tổng thể chùa Thiên Tượng_Ảnh: sưu tầm.

Kiến trúc Hoan châu đệ nhị phong cảnh

Chùa Thiên Tượng có thượng điện, hạ điện, Lưu Ðức tháp và Thạch Sơn tháp… Trong chùa có chuông Ðại Hồng và nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao.

Tòa Tam bảo (giữa), nhà thờ Tổ (trái) và đài Quan Âm (phải) của chùa_Ảnh: sưu tầm.

Tòa Tam bảo (giữa), nhà thờ Tổ (trái) và đài Quan Âm (phải) của chùa_Ảnh: sưu tầm.

     Khuôn viên chùa

Khuôn viên chùa Thiên Tượng có các cụm kiến trúc như nhà tổ sư Đạt Ma, nhà tăng. Và tháp chuông mé Tây và tượng phật Di Lạc tạo nên nét hài hòa cân đối, mang dấu ấn của lâm tuyền một cõi. Với thế “tả hữu lưỡng long”. Khuôn viên chùa được giới hạn bởi hai suối lớn bắt nguồn từ đỉnh Thiên Tượng. Hai ngọn suối tung bọt trắng xóa dưới rừng cây cổ thụ càng tôn thêm vẻ hoang sơ cho chùa. Đường lên chùa được xếp đá công phu theo từng bậc như thang đá. Từ chùa nhìn xuống, bạn sẽ thấy thị xã Hồng Lĩnh đẹp thơ mộng như một bức tranh.

Chính điện ở nhà thờ Tổ_Ảnh: sưu tầm.

Chính điện ở nhà thờ Tổ_Ảnh: sưu tầm.

Khuôn viên chùa Thiên Tượng rộng tới 150.000m2, hiện đang là nơi lưu giữ nhiều tháp cổ như: Thạch Sơn, Lưu Đức… Các tháp cổ được xây dựng nhiều tầng, hoa văn phù điêu đậm nét trang nghiêm và tôn kính với các bậc cao tăng.

Chùa là nơi lưu giữ nhiều tháp cổ_Ảnh: sưu tầm.

Chùa là nơi lưu giữ nhiều tháp cổ_Ảnh: sưu tầm.

     Thượng điện

Điều dễ nhận biết là kiến trúc cổ còn lại của chùa Thiên Tượng là phần thượng điện có kết cấu mái vòm vững chãi. Mặt tiền thượng điện chừng 10m, cao 6m, được chia 3 phần bằng cửa vòm với tường xây 0,45cm. Tất cả tạo nên sự vững chãi khá nguyên vẹn trước thời gian. Mặt giữa uyển chuyển, 3 chữ “Thiên Tượng tự” như vút lên giữa thanh thiên.

Không gian bên trong chùa_Ảnh: sưu tầm.

Không gian bên trong chùa_Ảnh: sưu tầm.

     Hạ điện

Trên nền cũ bị tàn phá bởi hỏa hoạn và hợp tự, hạ điện được tạo dựng đường bệ vững chãi. Bên cạnh là tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng đài này thể hiện ước vọng chấn hưng mạnh mẽ nét đẹp ngôi cổ tự được lưu danh sử sách và luôn hiện diện trong tâm hồn bao thế hệ người đời.

Chùa được tạo dựng bằng đường bệ vững chãi_Ảnh: sưu tầm.

Chùa được tạo dựng bằng đường bệ vững chãi_Ảnh: sưu tầm.

     Vườn tháp bên trong chùa

Chùa Thiên Tượng hiện còn lưu giữ nhiều tháp cổ, đặc biệt là vườn tháp sau chùa mang nét đẹp kiến trúc và tinh thần sâu sắc.

Vườn tháp sau chùa_Ảnh: kienthuc

Vườn tháp sau chùa_Ảnh: kienthuc

Tháp thờ Tổ nằm sau chùa, gần nhà thờ Tổ_Ảnh: Kienthuc

Tháp thờ Tổ nằm sau chùa, gần nhà thờ Tổ_Ảnh: Kienthuc

Lầu Sơn thần_Ảnh: kienthuc

Lầu Sơn thần_Ảnh: kienthuc

Giá trị chân – thiện – mỹ

Chùa Thiên Tượng được phục hưng mạnh mẽ vì giá trị chân thiện mỹ từ ngôi tam bảo luôn phát sáng giữa đời thường. Chùa có ảnh hưởng sâu sắc và bền vững đến đời sống thường nhật của con người. Những biến thiên từ thế cuộc đều vọng tới cửa thiền. Đến nay, người Vân Chàng – Bân Xá vẫn truyền miệng câu ca:

“Sớm chồng mà lại muộn con

Trèo lên Thiên Tượng đã mòn gót chân”.

Chùa có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân_Ảnh: sưu tầm.

Chùa có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân_Ảnh: sưu tầm

Tìm về chốn tịnh tâm, tìm về niềm thánh thiện giữa cuộc đời muôn mặt, luôn là tâm ý của mọi thế hệ, mọi cuộc đời. Như là nét đẹp tâm hồn khi con người ta rũ bỏ mọi trần tục vướng bận về với sự bao dung của triết lý từ bi hỉ xả. Âu cũng là nhu cầu chính đáng theo dòng chảy cuộc đời.

Tượng Phật Quán Thế Âm trong khuôn viên của chùa_Ảnh: Sưu tầm

Tượng Phật Quán Thế Âm trong khuôn viên của chùa_Ảnh: Sưu tầm

Từng mái núi, mái chùa in mặt hồ trong như một tấm gương trời. Mỗi chiều, khi hoàng hôn đổ bóng, lại nghe khoan thai tiếng chuông chùa, gửi một nét tao nhã vào mênh mông không gian. Như bước sóng của con thuyền Bát Nhã mong có ngày đến bờ Giác Ngộ.

Chùa luôn mang một giá trị tinh thần lớn_Ảnh: sưu tầm

Chùa Thiên Tượng luôn mang một giá trị tinh thần lớn_Ảnh: sưu tầm

Cùng Hành trình du lịch đến với chùa Thiên Tượng, bạn sẽ cảm nhận được nét đẹp tâm linh nơi vùng đất xứ Nghệ, gửi một đức tin thánh thiện vào cuộc đời.

Người viết: Trường An

Chùa Đại Tuệ – Ngôi cổ tự 600 năm lịch sử

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on