Blog

Thánh địa Mỹ Sơn – linh hồn của đá chưa có lời giải thích

Việt Nam ta vinh dự có rất nhiều di sản  được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nếu đã chọn phố cổ Hội An là nơi ghé thăm đầu tiên thì Thánh địa Mỹ Sơn lựa chọn tiếp theo dành cho bạn. Nơi đây khoác lên mình một vẻ cổ kính mới lạ, hòa mình theo năm tháng. Thánh địa cũng được xem là minh chứng “cao quý” cho sự phát triển hưng thịnh của vương quốc Chăm Pa cổ.

  1. Lịch trình du lịch Đà Nẵng và Hội An 4 Ngày 3 Đêm
  2. Lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An hiện đại và hoài cổ – 3 ngày 2 đêm
Khu di tích được UNESCO công nhận _(Ảnh: sưu tầm)

Khu di tích được UNESCO công nhận (Ảnh sưu tầm)

Đôi nét về lịch sử hình thành

Thánh Địa Mỹ Sơn bắt đầu xây dựng vào thế kỉ IV. Trong nhiều thế kỉ, Thánh địa đã được bổ sung thêm nhiều ngọn tháp lớn nhỏ. Sau những nốt thăng trầm của lịch sử, hơn 70 đền tháp cổ giờ đây chỉ còn sót lại 20 tháp đang được lưu giữ và bảo tồn. Đây trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm Pa tại Việt Nam. Ngoài hành lễ, cúng tế, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa tín ngưỡng và là nơi chôn cất các vị vua đầy quyền lực.

Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?

Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn đầy bí ẩn (Ảnh sưu tầm)

Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn đầy bí ẩn (Ảnh sưu tầm)

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa. Công trình cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam, cách Trà Kiệu 20km và cách phố cổ Hội An tầm 45km về phía Tây. Nó tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa nép mình trong một thung lũng có bán kính 2km, bao quanh là núi đồi trùng điệp.

Cách di chuyển đến Thánh Địa Mỹ Sơn

1. Xe máy

Bạn có thể xuất phát từ cầu vượt Hòa Cầm, chạy thẳng hướng quốc lộ 14B đến Nguyễn Trãi. Tiếp đến, bạn rẽ trái và đi thẳng đến bến đò Kiểm Lâm. Sau khi qua đò, bạn chạy dọc theo tuyến đường 537 về hướng Nam Phước khoảng 1km sẽ gặp bản chỉ dẫn, bạn đi theo hướng được chỉ sẽ đến được Thánh địa Mỹ sơn.

Du khách có thể chọn phương tiện là xe máy (Ảnh sưu tầm)

Du khách có thể chọn phương tiện là xe máy (Ảnh sưu tầm)

2. Taxi

Taxi là phương tiện nhanh và dễ nhất. Giá tiền cho một chuyến đi khoảng 700.000 đồng – 800.000 đồng. Nếu bắt xe vào chiều tà, giá xe chỉ dao động từ 400.000 – 500.000 đồng, tùy hãng. Phương tiện lý tưởng để bạn có thể vừa vi vu ngắm cảnh, lại có thể chợp mắt một lát đấy.

Phương tiện lý tưởng để có thể vừa ngắm cảnh, lại có thể chợp mắt một lát (Ảnh sưu tầm)

Phương tiện lý tưởng để có thể vừa ngắm cảnh, lại có thể chợp mắt một lát (Ảnh sưu tầm)

3. Xe buýt

Xe buýt là phương tiện quen thuộc và gắn bó với nhiều người. Chưa kể đến giá thành cũng rất phù hợp cho bất cứ ai đang lo lắng về chi phí di chuyển. Trong khung giờ từ 5:30 – 17:00 hằng ngày, mỗi chuyến cách nhau 30 phút. Từ trung tâm TP Đà Nẵng, bạn bắt chuyến số 6 và đi thẳng đến Thánh địa, chỉ trong 1 tiếng rưỡi bạn đã có thể tham quan khu di tích.

Xe buýt có giá bình dân (Ảnh sưu tầm) 

Xe buýt có giá bình dân (Ảnh sưu tầm)

4. Đặt tour du lịch

Chỉ cần book một tour du lịch, bạn sẽ không cần nghĩ ngợi nhiều về các khoản khác và có thể thả mình theo phong cảnh hữu tình nơi đây. Không những là cách thuận tiện nhất, mà còn cung cấp cho bạn những kỉ niệm sâu sắc. Du khách thường kết hợp cùng với du lịch Hội An hoặc Đà Nẵng. Dù có đi đâu nữa thì tour du lịch vẫn là lựa chọn khá tốt khi bạn muốn có trải nghiệm tuyệt nhất.

Trải nghiệm những nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc

1. Lễ hội Katê

Cảnh mọi người đang nhảy múa trong buổi lễ (Ảnh sưu tầm)

Cảnh mọi người đang nhảy múa trong buổi lễ (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm vào tháng 7 Chăm lịch (theo lịch người Chăm – khoảng tháng 10 dương lịch). Đây là ngày hội lớn nhất trong năm của người Chăm. Lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ, cúng tế các vị thần tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Một lời khuyên dành cho du khách nên đi vào ngày tổ chức lễ hội Katê. Tại đây bạn sẽ được chứng kiến những tập tục độc đáo, tín ngưỡng sâu sắc được tái hiện ngay trước mắt như lễ phục, kiệu nước, rước nước và Kate. Ngoài ra, còn có những màn trình diễn nhạc cụ dân tộc Chăm và múa Chăm vô cùng uyển chuyển bởi các nghệ sĩ điêu luyện. Nếu được, đây có thể là cuộc hành trình trọn vẹn và ý nghĩa hơn với bạn.

2. Vũ điệu huyền ảo Apsara

Du khách khi đến với Mỹ Sơn, nếu được tận mắt thấy các nàng Apsara uốn mình trong các điệu múa “linh hồn của đá” mê hoặc và luyến tiếc khi phải rời đi.

Điệu múa này được lấy cảm hứng từ những tượng đá Apsara trên các bức phù điêu hay tượng bằng sa thạch. Vũ điệu Apsara giúp bạn thấy được nét đẹp của người phụ nữ, từ những đường cong cơ thể. Các cô gái nhảy múa trong tiếng trống Paranưng và tiếng kèn Saranai khiến không một ai có thể rời mắt.

Động tác uyển chuyển của cô gái Apsara (Ảnh sưu tầm)

Động tác uyển chuyển của cô gái Apsara (Ảnh sưu tầm)

Khám phá những vùng đất cổ nằm bên trong Thánh địa

1. Con đường cổ nghìn năm

Con đường rộng tới 8m với 2 bờ tường song song nhau và độ sâu là 1m. Nó được khám phá ra trong một lần sửa chữa trùng tu ngọn tháp bởi một chuyên gia người Ấn Độ. Con đường được xây dựng từ đất nung và các phụ gia kết dính mà đến nay vẫn chưa có lời giải. Theo ghi chép, nó nằm trong các vật dành riêng cho nhà vua để tiến hành những nghi lễ quan trọng.

Toàn cảnh con đường nghìn năm (Ảnh sưu tầm)

Toàn cảnh con đường nghìn năm (Ảnh sưu tầm)

2. Khu Đền đá

Khu đền đá sáng bừng vẻ kỳ bí trong nắng (Ảnh sưu tầm)

Khu đền đá sáng bừng vẻ kỳ bí trong nắng (Ảnh sưu tầm)

Ngôi đền được xây bằng đá độc nhất vô nhị tại Thánh địa Mỹ Sơn. Ngôi đền cao trên 30m nhưng tiếc thay nó đã bị sập một phần do bom đạn. Cái đặc biệt ở đây là có cả một hố bom to minh chứng cho sự tàn phá của chiến tranh, cùng nhiều dấu tích khác.

Thưởng thức ẩm thực đặc sắc

1. Bê thui Cầu Mống

Tuy trong Thánh địa không có các hàng quán nhưng bạn vẫn có thể thưởng thức đặc sản ngay cạnh đấy. Mùi vị của món bê thui này có ở nhiều vùng miền nhưng chỉ có tại nơi đây mới làm nên tên tuổi của nó.

Đặc sản bê thui chính gốc Quảng Nam (Ảnh sưu tầm)

Đặc sản bê thui chính gốc Quảng Nam (Ảnh sưu tầm)

Thịt bê được lấy từ những con bê non nặng tầm 30kg và bắt buộc là bê ăn cỏ. Sau khi được thui trên bếp than hồng, thịt bê bên trong chín mềm còn bên ngoài lại giòn và ngọt. Những lát thịt được thái mỏng, dùng chung với nước chấm và rau sống. Hương vị của nó đã chinh phục được biết bao thực khách từ trước đến nay.

Các bạn có thể tới địa chỉ: Bê thui Phước Quân đường Thanh Hóa, Tam Kỳ để thưởng thức bê thui ngon nức tiếng ở đây.

2. Món mì Phú Chiêm

Nếu bạn đói bụng và vô tình hỏi một ai đó về đặc sản nơi Thánh địa, câu trả lời chắc hẳn là món mì Phú Chiêm. Vì ai đã từng một lần ăn mì Phú Chiêm sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó.

Món mì có tuổi đời hơn 400 năm (Ảnh sưu tầm)

Món mì có tuổi đời hơn 400 năm (Ảnh sưu tầm)

Sợi mì trắng ngà, dẻo dai được làm từ những hạt gạo ngon nhất từ những thửa ruộng bên dòng sông Thu Bồn. Được thêm thắt và hòa huyện cùng với nước dùng gồm tôm và thịt ba chỉ càng khiến món ăn thêm khó cưỡng. Món mì thường ăn kèm với nhiều loại rau sống như rau thơm, búp và thân chuối,… cùng một chút ớt sừng trâu khiến ai cũng phải hít hà đắm chìm vào tận hưởng.

Địa chỉ mì Phú Chiêm ngon: Quán Ông Hai – 6A Trương Minh Lượng, TP Hội An, Quảng Nam.

Những điều cần thiết khi đến với Thánh địa Mỹ Sơn

  • Giá vé tham quan cho du khách nước ngoài: 150.000 ( bao gồm chi phí tham quan và dịch vụ )
  • Giá vé vào cho du khách Việt Nam: 100.000 ( bao gồm chi phí tham quan và dịch vụ )
  • Giờ mở cửa tham quan: từ 6h30 sáng đến 17:00 chiều
  • Sử dụng xe đưa đón điện miễn phí sẽ đón bạn tại nhà ga nằm sau cây cầu khi bạn ra khỏi bảo tàng trong 10 phút không cần tốt sức nhé.
Say đắm trước vẻ đẹp huyền bí của Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh sưu tầm) 

Say đắm trước vẻ đẹp huyền bí của Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh sưu tầm)

Qua bao nhiêu thế kỷ, dù thời gian có đổi thay, Thánh Địa Mỹ Sơn vẫn hùng dũng nơi vùng đất xứ Quảng. Hành trình du lịch chúc bạn có một chuyến tham quan đầy thú vị.

 Ngọc Thảo

Xem thêm: Hòn Kẽm Đá Dừng – Thắng cảnh Quảng Nam

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on