Tìm hiểu về làng nghề chổi đót Lệ Bình – Lệ Thủy
Những cây chổi đót đơn sơ mà căn nhà nào cũng không thể thiếu. Nó đã đi sâu vào văn hóa cũng như truyền thống sinh hoạt của người dân Việt Nam xưa cho đến nay. Từ đôi bàn tay tỉ mỉ của người thợ làm chổi, chiếc chổi đót đi vào lòng người thật đẹp, thật cao quý với tuổi đời hàng chục năm. Làng nghề chổi đót Lệ Bình – Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình ra đời vào những năm trước năm 1985. Với truyền thống lâu đời, những con người chất phát lương thiện vẫn không ngừng gìn giữ nét đẹp do ông cha để lại đến ngày nay.
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá động Thiên Đường 2 ngày 1 đêm
- Lịch trình du lịch Quảng Bình 3 ngày 2 đêm – 2024
- Lịch trình du lịch Quảng Bình – khám phá Ozo Park 2 ngày 1 đêm – 2024
- Lịch trình du lịch trọn vẹn Quảng Bình 4 ngày 3 đêm – 2024
Nguồn gốc xuất xứ của làng nghề chổi đót Lệ Bình
Câu chuyện phải kể từ bà Lê Thị La, người đã khơi nguồn và tạo nên cái làng nghề này. Bà vốn không phải là người dân của xã Mai Thủy mà từ thời con gái bà lấy chồng người ở đây. Tuy nhiên thời ấy kinh tế ai ai cũng khó khăn, việc làm không được ổn định lại phải nuôi lấy bầy con nhỏ.
Với mong muốn giúp đỡ cho bà con vượt cảnh túng quẫn, bà La đã chỉ dẫn cho mọi người phương pháp làm chổi đót kiếm thêm thu nhập. Cũng từ đó càng ngày càng nhiều người học hỏi. Số lượng chổi được bán ra cũng dần dần ổn định. Đời sống bà con cũng khá hơn nhờ có thu nhập. Quanh năm cũng có của ăn của để rồi có đồng mà mua áo ấm chống rét. Rồi từ đó mà hình thành nên được làng nghề chổi đót Lệ Bình trứ danh ngày nay.
Mùa chổi đót là thời điểm nào trong năm?
Tháng giêng được coi là thời điểm nhàn nhất đối với bà con trong năm. Vào tháng hai âm lịch thì người dân sẽ đi khai thác, gặt đót rồi buộc thành bó gánh về làm chổi. Đây là thời điểm vàng cây đót sinh trưởng mạnh mẽ và kích cỡ lớn nhất. Sau đó người dân Lệ Bình vẫn sẽ đi thu nhập nguồn cây đót ở Khe Sanh – Quảng Trị giáp nước Lào. Đem đót về phơi khô và chất lên chỗ cao, khô ráo để bảo quản udnfg trong năm. Trung bình vào mỗi năm mỗi hộ sẽ tiêu thụ 3-4 tấn đót khô mỗi năm. Vào các dịp mùa chổi đót, khắp vùng làng quê nhộn nhịp hẳn lên. Khắp đâu cũng vang lên tiếng hát của những người làm chổi đót bên hiên nhà.
Chổi đót ở làng nghệ Lệ Bình ngoài bán cho các người dân địa bàn Lệ Thủy thì còn được nhập vào Đồng Hới Quảng Trị và Quảng Ninh. Nhưng vì chất lượng rất tốt và có sự ổn định về sản xuất cho nên làng nghề Lệ Bình đang ngày càng đứng vững trên thị trường và được tin cậy sử dụng. Nhờ đó mà người dân cũng có công việc làm ổn định, đời sống đi lên và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cách làm nên cây chổi đót
Cây chổi đót là vật dụng quá đỗi quen thuộc đối với mỗi nhà. Tuy nhiên ít ai biết được để làm nên một chiếc đổi đót này cần rất nhiều công đoạn cũng như sự tỉ mỉ. Nguyên liệu chính mà ai cũng biết thì chính là cây đót. Công đoạn chọn màu bông đặc biệt quan trọng, không được vàng quá mà cũng không được xanh quá. Màu sắc phải đều thì cây chổi ra thành phẩm mới đẹp. Đót phải được phơi khô và bảo quản kĩ, tránh ẩm mốc phải bỏ đi thì rất tiếc. Ngày nay khi thị trường đổi mới, cây chổi đót không thô sơ như xưa nữa mà màu sắc, cán chổi cũng được thay đổi, trang trí đẹp mắt hơn phù hợp với nhu cầu người sử dụng.
Phần kết lại
Với những gì mà làng nghề đã gây dựng được. Thì cứ 10 hộ dân thì một nửa hộ dân đã sinh sống bằng nghề làm chổi đót. Để trả công cho sự đóng góp cho kinh tế cũng như văn hóa nước nhà., vào năm 2008 UBND đã công nhận làng nghề chổi đót Lệ Bình – Lệ Thủy là làng nghề truyền thống. Tuy biết rằng một cây chổi bán không lời được bao nhiêu. Tuy nhiên đó vẫn là chỗ dựa kinh tế vững chắc và là niềm tự hào đối với toàn thể người dân Lệ Bình nói riêng cũng như Lệ Thủy nói chung.
Khám phá thêm: