Blog

Top 5 món bánh Huế làm nhiều thực khách mê mẩn

Ẩm thực Huế có hàng trăm món ngon và không thể không kể đến các món bánh Huế. Bánh Huế không chỉ là món quà Cố đô mà còn chứa đựng cốt cách của con người Huế. Dù bánh Huế không phải là cao lương mỹ vị nhưng làm không biết bao người ưa thích, mê mẩn, ăn một lần là nhớ mãi! Hành trình du lịch sẽ giới thiệu đến bạn 5 món bánh đặc sản mà nhất định bạn phải thử một lần khi đến Huế.

Các loại bánh dưới đây đều được gói từ lá chuối. Không chỉ dễ bảo quản mà nó còn làm cho bánh có hương vị đậm đà bởi hương thơm của lá chuối. Người Huế thường lấy lá chuối sứ để gói bánh. Loại lá này vừa cỡ, có độ dai và thường có rất nhiều ở các gia đình vùng quê xứ Huế.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm
Ẩm thực xứ Huế vô cùng phong phú, đa dạng_Ảnh sưu tầm

Ẩm thực xứ Huế vô cùng phong phú, đa dạng_Ảnh sưu tầm

 

1. Bánh lọc – vừa dẻo vừa dai

Trong các loại bánh truyền thống ở Huế, có thể nói bánh lọc là loại bánh nổi tiếng nhất. Bánh lọc có ở khắp mọi nơi trên đất Huế. Bánh thường được dùng để ăn vào bữa lỡ và trở thành món đặc sản nức tiếng gần xa.

Nguyên liệu chính làm bánh là bột lọc. Đây là cách gọi quen thuộc của người dân Huế, ở nơi khác còn được biết đến với cái tên “bột năng.” 

Công đoạn gói bánh lọc xứ Huế_ Ảnh Vietgiaitri.com

Công đoạn gói bánh lọc xứ Huế_ Ảnh Vietgiaitri.com

Nét đặc trưng của bánh lọc gói lá chuối nằm ở việc nhồi bột. Bột không phải được nhồi khô giống như khi làm bánh lọc trần mà phải “giáo” cho dẻo, mịn. Chất bột sền sệt này khi hấp lên sẽ có độ dai hơn và thấm gia vị của nhân. Nhân bánh có thể là nhân chay hoặc nhân mặn. Nhân mặn gồm có tôm và thịt được rim kỹ, còn nhân chay là đậu xanh được ninh nhừ thường thêm chút tiêu cho thơm. 

Bánh lọc vừa dẻo vừa dai_ Ảnh Bánh bà Chi xứ Huế

Bánh lọc vừa dẻo vừa dai_ Ảnh Bánh bà Chi xứ Huế

Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được sự hài hòa giữa vị mặn và vị ngọt của nhân bánh. Ngoài ra, chén nước mắm ngọt pha thêm chút ớt cay là thứ không thể thiếu khi thưởng thức món bánh này.

Nước mắm là thứ không thể thiếu khi ăn bánh lọc_Ảnh sưu tầm

Nước mắm là thứ không thể thiếu khi ăn bánh lọc_Ảnh sưu tầm

Xem thêm: Bánh bột lọc Huế – Dẻo dẻo dai dai

2. Bánh dừa – hương vị ngọt ngào

Ở Huế còn có một phiên bản độc đáo của bánh xu xê (phu thê) là bánh dừa nhân đậu xanh. Nếu bánh xu xê được gói bằng lá dừa với hình hộp vuông đẹp mắt, thì bánh dừa lại được gói đơn giản hơn bằng lá chuối. Bánh có hình dạng như bánh lọc gói nhưng tròn hơn.

Bánh dừa xứ Huế với các nguyên liệu quen thuộc_ Ảnh sưu tầm

Bánh dừa xứ Huế với các nguyên liệu quen thuộc_ Ảnh sưu tầm

Cũng như bánh xu xê, bánh dừa có các nguyên liệu chính là bột lọc, đậu xanh, cà rốt và dừa. Khi mở bánh, bạn sẽ thấy rõ phần nhân bên trong. Gồm có đậu xanh tán nhuyễn làm nhân. Cà rốt và dừa được bào sợ hòa lẫn với bột lọc và đường. Bánh này có vị ngọt nên nhiều nơi khác thường gọi là bánh ngọt. Bánh còn có thêm vị beo béo của dừa, dai dai của cà rốt và vỏ bột bên ngoài tạo cảm giác rất đã khi ăn.

Bánh dừa được gói từ bàn tay khéo léo người Huế_Ảnh sưu tầm

Bánh dừa được gói từ bàn tay khéo léo người Huế_Ảnh sưu tầm

Bánh này thường được gửi đi xa, làm quà cho những người con xa xứ. Bánh cũng được bày bán khá nhiều ở các hàng bánh quê. Bánh bảo quản được khá lâu nhưng tốt nhất là để trong ngăn lạnh. Khi ăn nên hấp lại sẽ ngon hơn.

Bánh dừa đặc sản Huế có vị ngọt, ăn rất đã_Ảnh sưu tầm

Bánh dừa đặc sản Huế có vị ngọt, ăn rất đã_Ảnh sưu tầm

3. Bánh nậm – tan ra trong miệng

Một đặc sản không thể bỏ qua với vị ngon khó cưỡng chính là bánh nậm. Đây là một loại bánh bình dân ở Huế nhưng được nhiều người săn đón. Bánh bán rất nhiều ở chợ và người dân thường mua ăn sáng. Ngoài ra, bánh còn có ở các gánh hàng rong mà mấy mệ hay bán trên các con đường ở Huế, như một món vặt ăn vào xế chiều.

Bánh nậm với hương vị thơm ngon_Ảnh sưu tầm

Bánh nậm – đặc sản Huế có hương vị thơm ngon_Ảnh sưu tầm

Nguyên liệu chính làm nên món bánh nậm thơm ngon đơn giản là bột gạo, đậu xanh, sang hơn thì có thêm thịt và tôm băm nhỏ. Các mệ thường có bí quyết để bánh nậm thêm dai, dẻo và không bị gãy vụn khi mở đấy chính là làm bánh từ bột La Khê. La Khê là tên một ngôi làng ở huyện Hương Trà, nổi tiếng với nghề làm bột gạo.

Bánh nậm rất dễ ăn, phù hợp với mọi lứa tuổi_ Ảnh Gấu Tóc Xỉa

Bánh nậm rất dễ ăn, phù hợp với mọi lứa tuổi_ Ảnh Gấu Tóc Xỉa

Cũng giống như bánh lọc, khi làm bánh nậm cũng cần phải giáo bột. Sau đó phết lên lớp lá chuối rồi để nhân lên trên. Bánh được gói theo hình chữ nhật, hơi dẹt và đem đi hấp chín. Bánh nậm thường ăn với nước mắm ngọt. Ăn bánh nậm không bao giờ ngán, từng miếng bánh tan ra trong miệng cùng với nhân đậm đà của đậu xanh và tôm thịt. Món bánh này rất bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Xem thêm: Bánh nậm – Món “flan mặn” xứ Huế

4. Bánh ít – ít mà ngon

Trong các loại bánh phải thử một lần khi đến Huế không thể thiếu bánh ít. Chia theo cách gói, có bánh ít gói lá chuối và bánh ít trần. Ngoài ra, còn có bánh ít ram. Chia theo nguyên liệu có bánh ít mặn và bánh ít chay, tương tự như bánh lọc. 

Bánh ít Huế có nhân khá giống bánh lọc nhưng dùng bột nếp_Ảnh Sưu tầm

Bánh ít Huế có nhân khá giống bánh lọc nhưng dùng bột nếp_Ảnh Sưu tầm

Bánh ít có thể được làm bằng bột nếp công nghiệp. Nhưng để bánh ngon hơn, dễ thấm vị hơn thì người Huế thường dùng bột tươi. Nếp sẽ được ngâm qua đêm và xay mịn bằng cối đá. Nhân khi được chế biến xong sẽ được bọc tròn bởi lớp bột nếp bên ngoài. Sau đó sẽ được gói trong một lớp lá chuối. Hình dạng của bánh có đẹp hay không tùy thuộc vào tay nghề của người nói bánh.

Mỗi loại bánh Huế có kiểu gói khác nhau_Ảnh UBND TT Huế

Mỗi loại bánh Huế có kiểu gói khác nhau_Ảnh UBND TT Huế

Sau khi hấp, bánh sẽ có màu hơi xanh và mùi thơm của lá chuối. Bánh dẻo và mềm mịn thấm gia vị của nhân ăn vô cùng bắt miệng.

Hương vị đậm đà của nhân thấm vào lớp bột nếp dẻo, mềm_Ảnh sưu tầm

Hương vị đậm đà của nhân thấm vào lớp bột nếp dẻo, mềm_Ảnh sưu tầm

5. Bánh ít đen – thơm mùi lá gai

Bánh ít đen hay còn gọi là bánh ít lá gai là một trong những loại bánh truyền thống của Huế. Loại bánh này thường xuất hiện khi cúng kỵ, để làm món tráng miệng. Mặc dù có ở rất nhiều vùng nhưng bánh ít đen của Huế lại có những nét khác biệt từ hương vị cho đến cách gói.

Bánh ít đen là loại bánh truyền thống của xứ Huế_Ảnh sưu tầm

Bánh ít đen là loại bánh truyền thống của xứ Huế_Ảnh sưu tầm

Cũng như ở các vùng khác, nguyên liệu làm bánh bao gồm bột nếp, đậu xanh và không thể thiếu lá gai. Lá gai được xay nhuyễn và trộn với bột nếp. Ở Huế, bột sẽ được hấp chín trước khi gói nhân. Sau khi định hình được phần bột sẽ gói trong lá chuối tươi và đem đi hấp.

Bánh ít lá gai với màu đen đặt trưng_Ảnh Đặc sản xanh

Bánh ít lá gai với màu đen đặt trưng_Ảnh Đặc sản xanh

Bánh có kích thước khá nhỏ, có màu đen đặc trưng của lá gai. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được bánh vừa ngọt, vừa dai. Đó là sự kết hợp độ dai của bột với vị bùi bùi của nhân đậu xanh. Bánh ít đen là một món quà quê, mang hương vị ngọt ngào của xứ Huế.

Bánh có kiểu gói đặc biệt của người Huế_Ảnh sưu tầm

Bánh có kiểu gói đặc biệt của người Huế_Ảnh sưu tầm

Các loại bánh trên đều được làm thủ công, không có chất bảo quản, bánh làm xong đều được bán trong ngày. Ở Huế các loại bánh này thường bán ở chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc,… hay là các gánh hàng rong của các mệ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp để thưởng thức. 

Mỗi loại bánh ở Huế đều có một cách làm và hương vị riêng biệt. Nhưng đều được làm từ đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ từng công đoạn của những người phụ nữ Huế. Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng quên thưởng thức các loại bánh đặc biệt này nhé!

Mai Vui

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on