Blog

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang đã xuất hiện từ lâu trong đời sống tín ngưỡng của họ. Tại nơi sinh sống của người Pu Péo chủ yếu đều là trên rừng. Họ coi nơi đây là chốn linh thiêng và rất được kiêng kị nhiều điều. Đối với người Pu Péo, rừng cấm là nơi thần rừng cư ngụ. Và nếu muốncó cuộc sống no đủ, gia đình được khỏe mạnh, không đau ốm thì dân làng không được phép xâm phạm vào nơi ở của thần rừng, không được chặt cây, lấy củi, săn bắt thú…Hơn nữa, vào hằng năm còn phải cúng thần rừng để bày tỏ lòng biết ơn.

  1. Lịch trình du lịch từ Hà Giang hùng vĩ đến Phú Thọ viếng đền Hùng – 4 ngày 3 đêm
  2. Lịch trình khám phá Hà Giang – Hà Nội 5 ngày 4 đêm
  3. Lịch trình khám phá Hà Giang – Sapa nét quyến rũ của núi rừng 4 ngày 3 đêm
  4. Lịch trình khám phá hành trình Đông Bắc – Hà Giang Cao Bằng 5 ngày 4 đêm

Lễ cúng thần rừng được tổ chức vào ngày nào trong năm

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang 1

Tục cúng thần Rừng của người Pu Péo

Tọa lạc tại thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Lễ này thường được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng 6 Âm lịch. Trừ trường hợp ngày đó trùng vào ngày Mùi hoặc ngày Dậu thì được dời sang ngày khác (ngày được coi có tượng là Dê và Gà – hai con vật được đem làm đồ tế lễ) thì có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn.Vào ngày lễn thì mỗi gia đình cử một người mang những lễ vật đã chuẩn bị đến nhà một gia đình gần rừng nhất, sau đó cắt cử người nấu cơm, luộc trứng, dọn dẹp địa điểm cúng, chuẩn bị củi đốt…

Bàn cúng thần rừng có gì?

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang 2

Lễ cúng thần Rừng

Bàn cúng khá đơn giản. Người ta găm những cành cây nhỏ nguyên lá xuống đất và đan vào nhau. Thầy cúng sẽ lấy lá chuối hoặc lá rong trải lên ban thờ, cơm nắm và trứng luộc được đặt lên đó. Lễ cúng gồm 2 phần: phần cúng dâng lễ và phần cúng chính.

1. Phần cúng dâng lễ

Cúng dâng lễ hay còn gọi là cúng sống. Các lễ vật để cúng thần rừng gồm gà, dê, cơm nắm, trứng luộc hoặc thịt luộc. Khi đã bày trí đầy đủ. Thầy cúng đốt một bó hương chia làm 3 phần cắm ở hai bên và chính giữa đàn cúng. Đầu tiên thầy cúng rót rượu vào 4 chiếc chén và đọc một bài cúng. Hàm ý hôm nay la một ngày tốt để bày tỏ lòng thành kính với thần rừng, tổ tiên dân làng đã chuẩn bị các lễ vật dâng rừng. Lúc này mời các vị thần về tham dữ lễ cúng và chứng nhận lòng thành của người dân. Thầy cúng sẽ liệt kê đầy đủ các món, sau đó đọc bài cúng.

2. Phần cúng chính

Tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang 3

Phần cúng chính

Lễ vật dâng lên thần rừng là một con dê đã được làm sẵn thịt. Trước đó thầy cúng sẽ dặn một người đan một tấm phên nhỏ đặt trên một thanh tre cao khoảng 1m ở phía đối diện với đàn cúng chính. Phía trên bàn cúng đặt một tấm lá rong được chấm tiết dê thành nhiều chấm nhỏ. Dàn cúng này  tượng trưng cúng những ma dữ hay hại con người và những hồn ma vô chủ không có nơi cư ngụ. Thầy khấn gọi những hồn ma đó về cùng than dự lễ cúng.

Tiếp theo, thầy cúng bắt đầu tiến hành bài cúng chính của buổi lễ. Nội dung của bài cúng này kể về công lao của thần rừng. Sự tích của đất trời và các vị thần với hàm ý dân làng không quên nguồn gốc, công lao của thần rừng, tổ tiên người Pu Péo và các vị thần. Bài cùng mang nghĩa tưởng nhớ về công lao của các vị thần và cầu mong các vị thần cũng như tổ tiên phù hộ cho dân làng có một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng được tươi tốt, con người được khỏe mạnh, no đủ…

Phần kết lại

Nếu du khách có dịp đến với núi rừng Tây Bắc, nhất là đúng vào những dịp ngày lễ như tục cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang. Bạn sẽ được một phen tìm hiểu về phong tục tập quán của người địa phương, hiểu rõ hơn về các đồng bào dân tộc nơi này.

Khám phá thêm: Bật mí 5 điều thú vị về dinh thự vua Mèo Hà Giang

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on