Blog

Bánh tét làng Chuồn đặc sản Cố đô

Bánh tét làng Chuồn

Bánh tét làng Chuồn là một trong những đặc sản nức tiếng vùng đất Huế. Đặc biệt mỗi dịp Tết đến, bánh tét Chuồn được nhà nhà đặt, người người đặt. Thậm chí, nhưng o bán cá người làng Chuồn dịp này cũng thường tranh thủ bán kèm thêm bánh Tét. Ở làng Chuồn còn có những người mà cứ gần Tết lại được mời vào Sài Gòn dạy làm bánh tét, làm bánh tét cho bà con đồng hương Huế.

  1. Top 10 Món Ăn Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  2. Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
  3. Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
  4. Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
  5. Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm

Làng nghề bánh tét hơn 400 năm tuổi 

Làng Chuồn hay còn gọi là làng An Truyền, thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi làng cổ, nằm ven vùng đầm phá Tam Giang nổi tiếng lâu đời với nghề làm bánh tét. Từ xưa, nơi đây được biết đến là vùng đất có nhiều sản vật quý để tiến vua. Trong đó, phải kể để loại nếp thơm danh tiếng của làng, mà dân gian có câu:

“Gạo de An Cựu, nếp thơm An Truyền”

Nếp làng Chuồn còn gọi là nếp Tây. Cũng bởi loại nếp này, đã làm nên hương vị bánh tét đặc trưng của làng Chuồn. 

Những hạt nếp Tây làm nên hương vị bánh tét làng Chuồn

Những hạt nếp Tây làm nên hương vị bánh tét làng Chuồn. (Ảnh: Sưu tầm)

Công đoạn làm bánh tét 

Những ngày cuối năm, làng Chuồn lại tất bật với nếp, đậu xanh và những nguyên liệu làm bánh. Chuẩn bị bánh tét cho dịp Tết cổ truyền. Những loại bánh dân gian như bánh tét, rất nhiều người làm được. Nhưng để có được hương vị thơm ngon như bánh tét làng Chuồn thì đòi hỏi nguyên liệu phải chuẩn.

Bánh tét làng Chuồn hấp dẫn du khách-

Bánh tét làng Chuồn hấp dẫn du khách. (Ảnh: Sưu tầm)

Công đoạn chọn nếp

Trước hết là chọn nếp: phải là nếp Tây đều hạt, giã trắng, sàng kỹ tấm cám, không lẫn gạo hay bông cỏ, hạt cát. Nếp được ngâm kỹ, vút thật sạch, để ráo nước, để bảo đảm giữ bánh được chừng nửa tháng.

Những hạt nếp Tây được vút trắng tinh

Những hạt nếp Tây được vút trắng tinh. (Ảnh: Sưu tầm)

Công đoạn làm nhân

Ở làng Chuồn gọi nhân của bánh là nhụy. Nhụy bánh được kết hợp từ đậu xanh và thịt lợn. Đậu xanh đãi sạch vỏ, nấu chín, trộn cùng gia vị, tạo độ đậm đà cho bánh. Sau đó đánh nhuyễn, ép lại, cắt thành miếng dài, tương ứng với độ dài của bánh. Thịt dùng làm nhụy luôn là thịt ba chỉ. Thịt được chọn phần ngon nhất, ướp cho thấm gia vị.

Nguyên liệu làm bánh được chuẩn bị kỹ càng

Nguyên liệu làm bánh được chuẩn bị kỹ càng. (Ảnh: Sưu tầm)

Công đoạn chọn lá

Lá được dùng để gói bánh là lá chuối hạt, người Huế gọi là chuối sứ. Lá bản to, dày dặn, không quá non cũng không quá già, lá mới có độ dai và không dễ rách. Không những thế, khi luộc chín chúng còn tạo màu xanh cho vỏ bánh. Khi được rửa sạch, lau khô, lá được xếp thành từng lớp để gói bánh sau này. Lạt giang vót mỏng dễ cột chặt làm cho bánh ổn định hình thể, và không thấm nước nhiều làm nhão bánh.

Lá chuối sứ được làm sạch cẩn thận

Lá chuối sứ được làm sạch cẩn thận. (Ảnh: Sưu tầm)

Công đoạn gói bánh 

Gói bánh được xem là công đoạn quan trọng để tạo hình cho chiếc bánh. Nếp vừa đủ, không quá dày, nhụy phải canh cho chính thì bánh mới đẹp. Khi buộc, không bị quá chặt mà cũng không quá lỏng, dây buộc đều. Để bánh được định hình trong vỏ lá, bánh không bị bung cũng không bị thấm nước.

Lá chuối sứ được làm sạch cẩn thận

Lá chuối sứ được làm sạch cẩn thận. (Ảnh: Sưu tầm)

Mỗi dịp cận Tết, hàng chục lò lửa trong làng lại nổi lên, cũng là lúc bánh gần hoàn thiện. 

Công đoạn luộc bánh

Việc luộc bánh luôn phải giữ nhiệt độ ổn định, giữ lửa suốt quá trình luộc, để bánh chín đều. Cũng có nghĩa là bếp lửa phải cháy liên tục 12 tiếng đồng hồ. 

Bánh được nấu trong nồi tôn

Bánh được nấu trong nồi tôn. (Ảnh: Sưu tầm)

Để bánh đẹp, không chỉ ở các công đoạn làm bánh. Để màu bánh sau khi nấu vẫn xanh tươi như khi chưa nấu thì phải chọn nồi cho phù hợp. Người dân nơi đây nấu bánh không phải bằng nồi nhôm, nồi i nốc mà bằng nồi tôn. Những chiếc nồi cũng phải thay đi từng năm một.

Bánh nấu xong vẫn giữ được màu xanh

Bánh nấu xong vẫn giữ được màu xanh. (Ảnh: Sưu tầm)

Trong những ngày cuối năm, tiết trời se se lạnh. Làng khói bốc lên từ những nồi bánh tét, làm cho không khí trở nên ấm áp vô cùng. Hương lá chuối sứ tỏa ra từ nồi bánh tét, cũng làm thôi thúc hơn hương vị ngày Tết.

Bánh tét không thể thiếu trong ngày tết đất Cố đô-

Bánh tét không thể thiếu trong ngày tết đất Cố đô. (Ảnh: Sưu tầm)

Qua bao năm tháng, các thế hệ người dân làng Chuồn vẫn lưu giữ bí quyết làm bánh tét của cha ông. Những chiếc bánh tét làm nên tên tuổi làng Chuồn. Với hương vị riêng, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món quà không thể bỏ qua khi đến với vùng đất bên phá Tam Giang này. Ngoài ra, làng Chuồn cũng nổi tiếng với món bánh khoái cá kình, với rượu làng Chuồn rất đỗi đậm đà.

Đến đầm Chuồn, ngắm hoàng hôn, ăn bánh khoái cá kình, và thưởng thức thêm vài lát bánh tét nữa, rồi chiêu một ngụm rượu làng Chuồn là thấy đời thống khoái.

 >>> Xem thêm: Đầm Chuồn – Gió nồng nàn, nắng chứa chan

 

Người viết: Trang Yết 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on