Blog

Các lễ hội truyền thống Phú Yên mang đậm bản sắc dân tộc_Ảnh sưu tầm

Các lễ hội truyền thống hấp dẫn tại Phú Yên

Phú Yên từ lâu đã được nhiều người biết đến bởi những điểm đến hấp dẫn, có sức hút đặc biệt, lôi kéo nhiều du khách đến tham quan. Bên cạnh những địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon thì Phú Yên còn  nổi tiếng về các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Hôm nay, hãy theo chân Hành trình du lịch tham quan và tìm hiểu các lễ hội nơi đây nhé!

  1. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Phú Yên
  2. Kế Hoạch Du Lịch Phú Yên – Đi Đâu và Ăn Gì?
  3. Lịch trình du lịch Phú Yên 4 ngày 3 đêm
  4. Lịch Trình Khám Phá Quy Nhơn-Phú Yên 4 Ngày 3 Đêm

Lễ hội đua ngựa An Xuân

Vào ngày mùng 9 tháng giêng, tại An Xuân, Tuy An sẽ diễn ra lễ hội đua ngựa. Đây là một trong những lễ hội đua ngựa còn được tổ chức tại Việt Nam hiện nay. Mỗi lần tổ chức lễ hội  thu hút khoảng 10.000 lượt khách tới tham gia. Vì vậy, khi nhắc tới các lễ hội truyền thống tại Phú Yên không thể không nhắc tới lễ hội đua ngựa ở An Xuân.

Lễ hội đua ngựa Xuân An được đông đảo khán giả đón xem_Ảnh: sưu tầm

       

Mục đích của lễ hội đua ngựa là muốn lưu truyền và giữ gìn tinh thần thượng võ của ông cha ta thời xưa. Thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất vốn có của con người Phú Yên. Để chứng minh sức trai tráng có thể làm chủ mọi thứ kể cả thiên nhiên bao la rộng lớn.

Lễ hội đua ngựa được tổ chức ở bãi cỏ rộng lớn_Ảnh: sưu tầm

Thông thường lễ hội này được tổ chức ở các bãi đua. Với những thảm cỏ có diện tích lớn và bằng phẳng. Những người tham gia cuộc thi sẽ được trang bị chỉnh tề, ngồi trên lưng ngựa. Oai phong như những kỵ sĩ hùng dũng. Góp phần cho cuộc đua thêm phần hấp dẫn và sinh động hơn.

Lễ hội Bài Chòi

Bài chòi là loại hình nghệ thuật giải trí dân gian của nước ta và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hơn hết, đây là lễ hội lớn quy tụ đầy đủ các thể loại, ca, hò, diễn xướng đặc sắc và hấp dẫn.

Lễ hội Bài Chòi thu hút hút nhiều người dân tham gia tại Phú Yên_Ảnh: sưu tầm               

 

Vào dịp Tết Nguyên đán, ở các vùng nông thôn Phú Yên, người dân sẽ tổ chức Hội bài chòi. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi trên một khu đất rộng. Chòi được làm bằng các loại vật liệu như: tranh, tre, lá dừa… Người điều khiển Hội bài chòi là một nghệ nhân dân gian, gọi là “anh hiệu”. Người này được xem là linh hồn của buổi Bài Chòi.

Nghệ thuật Bài Chòi được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể_Ảnh: sưu tầm       

Được xem là những điều tự hào của dân tộc. Bài chòi vừa là một môn nghệ thuật giải trí, vừa thu hút một lượng lớn khách du lịch đến xem và trải nghiệm. Vì vậy, hằng năm lễ hội Bài Chòi Phú Yên thường được tổ chức rất lớn.

Lễ hội đâm trâu tại Phú Yên

Lễ hội đâm trâu được xem là lễ hội truyền thống do các đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Phú Yên tổ chức. Lễ hội này được diễn ra trong vòng 3 ngày 3 đêm và được tổ chức vào tháng chạp cho tới tháng 3 âm lịch. 

Nghi thức đâm trâu sẽ được thực hiện vào ngày thứ ba diễn ra lễ hội. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, thầy cúng sẽ tiến hành thực hiện nhiều nghi lễ như gieo quẻ, khấn vái và xin xăm…

Lễ hội đâm trâu được tổ chức tại các vùng núi Phú Yên_Ảnh: sưu tầm            

 

Người dân ở đây luôn quan niệm rằng. Hằng năm tổ chức lễ hội hiến trâu tế thần sẽ thể hiện lòng kính đối với thần Núi, thần Nước. Sẽ được các thần che chở và bảo vệ. Lễ hội đâm trâu luôn được bà con các đồng bào dân tộc thiểu số chờ đón nhất trong năm. Trước khi diễn ra lễ hội đâm trâu thì các nghi thức trước buổi lễ sẽ được đông đảo mọi người tham quan như: Múa hát, uống rượu cần, ngắm cảnh và đánh trống chiêng,…

Lễ hội Mùa

Một lễ hội không thể không kể đến khi nhắc đến Phú Yên đó là lễ hội Mùa. Đây được xem là lễ hội cầu cho một năm trồng trọt và thu hoạch bội thu, mưa thuận gió hoà. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tạ ơn thần lúa và ghi nhận công lao của các nông dân với một năm đầy vất vả.

Lễ cảm tạ thần lúa_Ảnh: sưu tầm     

Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 3 hằng năm. Trong quá trình tổ chức lễ hội sẽ có nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi như: đánh cồng chiêng, trống, uống rượu cần, vui chơi, ca hát,…

Lễ hội Đầm Ô Loan Phú Yên

Lễ hội Đầm Ô Loan được xem là lễ hội lớn nhất hiện nay tại Phú Yên. Đây là lễ hội lớn được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng Giêng và tháng 7 hằng năm. Lễ hội này được các ngư dân tổ chức, đã trải qua nhiều đời. 

Lễ hội Đầm Ô Loan là lễ hội được nhiều người dân mong chờ nhất_Ảnh: khám phá di sản

Thời điểm diễn ra lễ hội du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như: Đua thuyền, bơi lội, hát tuồng, múa,…. Lễ hội Đầm Ô Loan chứa đựng nhiều nét văn hoá mang đậm bản chất của vùng làng chài Tuy An. những con người nơi đây luôn mưu cầu một cuộc sống bình an. Với một năm đánh bắt, nuôi trồng thuận lợi, được thiên nhiên ủng hộ.

Tham gia lễ hội Đầm Ô Loan du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị_Ảnh: sưu tầm

Lễ hội Bỏ Mã của đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên

Lễ hội Bỏ Mã sẽ gồm cả phần lễ và phần hội. Phần hội sẽ bao gồm các hoạt động như múa hát, đánh cồng chiêng và kể khan. Phần lễ sẽ diễn ra bằng  các nghi thức để giúp linh hồn của những người đã khuất về hẳn với ông bà, tổ tiên. Sau khi thực hiện xong nghi thức của phần lễ, người ta sẽ tiến hành xây dựng nhà mồ. Đây được xem là công trình nghệ thuật nổi tiếng của đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên.

Lễ hội Bỏ Mã của đồng bào dân tộc miền núi_Ảnh: sưu tầm

       

Hy vọng với những thông tin ở bên trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán,và con người của xứ Nẫu. Vùng đất nơi đây là cả kho tàng văn hoá nghệ thuật chưa được khai thác hết ,vì vậy nếu có dịp đến đây bạn không nên bỏ lỡ các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây nhé!

 

Người viết: Diễm Quỳnh

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on