Chùa Linh Phước – Vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Phật giáo
Khi nhắc tới Đà Lạt, chúng ta không chỉ biết đến với những món ăn ngon. Những địa điểm du lịch nổi tiếng cùng với hàng trăm khu vui chơi giải trí hấp dẫn. Mà nơi đây còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc tôn giáo lớn. Một trong số đó là chùa Linh Phước. Hãy cùng Hành trình du lịch đi khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa cổ này nhé!
- Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
- Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
- Lịch trình ăn uống và sống ảo – Đà Lạt 5 ngày 4 đêm -2024
- Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
- Lịch trình Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá hạt dẻ 2024
Chùa Linh Phước nằm ở đâu?
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km. Chùa Linh Phước nằm ở số 120 Tự Phước, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Đường đến chùa Linh Phước
Lấy điểm xuất phát từ chợ Đà Lạt, qua cầu ông Đạo. Các bạn sẽ đi theo hướng Trần Quốc Toản sang Hồ Tùng Mậu. Rồi bạn di chuyển vào đường Trần Hưng Đạo và đường Hùng Vương. Sau đó đi theo Quốc Lộ 20, bạn xuống hết con dốc thuộc địa phận Trại Mát. Rồi bạn đi khoảng 800 nữa, nhìn sang bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lạc. Sau đó, bạn chỉ cần đi vào khoảng 70m nữa bạn sẽ thấy một ngôi chùa kỳ lạ. Ngôi chùa này được tạo nên bởi hàng triệu mảnh ve chai đó chính là chùa Linh Phước.
Lịch sử hình thành của chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước được xây dựng nên bởi một số tăng ni, phật tử đến từ Thừa Thiên Huế. Lúc mới hoàn thành chùa vẫn còn ít người biết đến. Nhưng kể từ năm 1990 khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Thì chùa Linh Phước đã thu hút nhiều du khách tới tham quan bởi nét đẹp độc đáo và linh thiêng của nó.
Từ khi thành lập tới nay, chùa đã trải qua 5 đời trụ trì. Cụ thể: Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 – 1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954 – 1956). Hòa thượng Thích Quảng Phát (1956 – 1959). Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 – 1985), Thượng tọa Thích Tâm Vị (từ 1985 đến nay). Đặc biệt, hiện nay chùa Linh Phước đang là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng của nhiều Phật tử trong và ngoài nước. Hằng năm, vào các ngày lễ lớn như: lễ Phật Đản, lễ Vu Lan,.. thì nơi đây sẽ thu hút một số lượng lớn du khách về lễ Phật và thưởng ngoạn vẻ đẹp của ngôi chùa cổ này.
Chùa Linh Phước có gì?
Kiến trúc độc đáo
Đến với chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm linh. Mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc cổ kính và độc đáo tại Đà Lạt. Nét đặc sắc ở đây là các công trình trong khuôn viên của ngôi chùa đều được khảm bằng các mảnh sành, sứ và mảnh chai bên ngoài. Tất cả tạo nên một sắc màu vô cùng độc đáo. Sau đây là một số công trình kiến trúc bên trong của chùa Linh Phước:
Long Hoa Viên
Công trình gây ấn tượng nhất đối với du khách khi đến với chùa Linh Phước có lẽ chính là Long Hoa Viên. Nơi đặt biểu tượng con rồng được tạc hình uốn lượn với độ dài lên tới 49m bao quanh tượng đài Phật Di Lặc. Con rồng này được trang trí mặt bên ngoài bằng cả chục ngàn vỏ chai. Bên cạnh thân rồng còn có hồ nước và hòn giả sơn, cùng tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh. Điều đó đã tạo nên vẻ đẹp linh thiêng cho ngôi chùa này.
Chánh điện cổ kính
Tiếp theo phải kể đến hai công trình rất đồ sộ và đặc sắc của chùa Linh Phước đó là chánh điện cao 33m. Và Tiền đàng bảo tháp có độ cao lên tới 27m.
Tòa chánh điện nằm ngay bên trái từ cổng chính đi vào. Tòa này có chiều dài 33m, rộng 12m. Hai bên là hàng cột rồng được trải bằng khảm. Và phía trên được trang trí rất nhiều bức khảm sành tuyệt đẹp. Đặc biệt, khi tiến sâu vào bên trong của nội điện bạn sẽ phải trầm trồ trước tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng cao đến 17m được làm bằng bê tông. Bên ngoài thiếp vàng và được bày trí xung quanh bởi hơn 300 tượng Quan Thế Âm. Chính những nét đẹp này đã góp phần tạo nên nét độc đáo cho chùa Linh Phước.
Tháp chuông cao nhất Việt Nam
Toà Tiền đàng bảo tháp này được trang trí bởi các hoa văn rồng phượng. Cùng với những điển tích tứ thời, tứ quý, bát âm, bát bửu… từ mái đến vách trong hay ngoài lan can, cột cửa đều được khảm sành rất kì công. Đặc biệt tòa tháp 7 tầng này còn có chiều cao lên đến 37m. Và được đánh giá là tháp chuông cao nhất Việt Nam hiện nay.
Bảo tàng kiến trúc thu nhỏ
Đây chính là nơi thờ phụng các tôn tượng Phật quý và toà tháp này được xem như là một bảo tàng kiến trúc thu nhỏ. Với chuông Đại Hồng ở tầng một (được đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) – quả chuông lớn nhất của Việt Nam. Chuông có chiều cao 4,3m, đường kính khoảng 2,3m và nặng tới 8,5 tấn. Cùng hai bức tượng hộ pháp cao lớn ngự ở hai bên.
Khi đến với chùa Linh Phước, các bạn không chỉ được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của tháp chuông lập kỷ lục Việt Nam. Mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng được rất nhiều những tờ giấy viết những lời cầu nguyện được dán kín xung quanh thành của tháp chuông.
Tầng một của chùa Linh Phước sở hữu không gian thờ tự với 108 bức tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Vào sâu bên trong của nội điện là nơi tọa lạc của tượng Phật Thích Ca cao 4,9m( tính cả độ cao của tòa sen). Tượng được làm bằng bê tông cốt thép có thiếp vàng bên ngoài, phía bên phải đặt một bức phù điêu cảnh Bồ Đề Thọ. Tất cả đã khiến cho công trình kiến trúc này trở nên vô cùng độc đáo.
Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát linh thiêng
Nhân tố góp phần tạo nên nét độc đáo trong kiến trúc của chùa Linh Phước còn được thể hiện qua Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát. Bức tượng đã được tổ chức kỷ lục châu Á ghi nhận là “tượng Phật làm bằng hoa lớn nhất châu Á”. Với chiều cao lên tới 17m, nặng khoảng 3 tấn được kết bằng 650.000 đóa hoa bất tử (một loài hoa đặc trưng của thành phố Đà Lạt). Đây được coi như là một niềm tự hào của người dân Đà Lạt khi nhắc đến chùa Linh Phước.
Tượng Sáp nổi tiếng tại chùa Linh Phước
Một điểm đặc biệt hơn nữa tại chùa Linh Phước đó là pho tượng sáp giống như người thật của đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức. Tượng do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đến từ xứ sở chùa vàng (Thái Lan) sáng tác và chế tạo. Đã có rất nhiều du khách khi nhìn thấy pho tượng này lần đầu tiên đều không khỏi bất ngờ. Vì pho tượng giống như người thật đến 90%, giống ở mọi chi tiết như: chân, tay, mặt, tóc, chân tóc thậm chí cả nếp nhăn,…
Chùa Linh Phước Đà Lạt với 18 tầng địa ngục
Khi đi qua gian phòng trưng bày với những hiện vật bằng quý giá như: chim công bằng gỗ sao, bộ phản bằng gỗ sao. Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp. Tượng Bồ Đề Lạt Ma chạm trổ tinh vi,..thì du khách sẽ đến với công trình kiến trúc tái hiện sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên hiếu thảo đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp đầy đọa khổ đau qua 18 tầng địa ngục lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, du khách còn được thấy quá trình Diêm Vương xử những tội danh mà con người dễ gặp phải khi còn sống trên trần gian. Và những hình phạt tương ứng mà con người phải chịu khi phạm phải các tội danh ấy. Đồng thời, nó cũng phần nào giúp bạn nhận ra rằng nếu bản thân mình biết sống lương thiện và khiêm nhường. Hãy tự cứu lấy mình để còn báo hiếu được các bậc sinh thành.
Những kỷ lục có một không hai tại chùa Linh Phước
- Tháp chuông cao nhất Việt Nam
- Tượng Phật trong nhà cao nhất Việt Nam
- Tượng bồ đề Đặt Ma bằng gỗ cao nhất Việt Nam
- Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm làm từ 600.000 bông hoa bất tử – Kỷ lục Châu Á
- Tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao to nhất Việt Nam
- Ngôi chùa được tạo bằng nhiều mảnh sành nhất
- Gốc cây gỗ trâm chứa bộ kinh Pháp lớn nhất Việt Nam
- Bộ Phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam
- Song tùng bách hạc tác phẩm nghệ thuật được xác nhận kỷ lục tại Việt Nam
- Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm hình 12 con giáp lớn nhất ở Việt Nam
Tên gọi đặc biệt
Khi nhắc đến chùa Linh Phước, du khách còn biết đến nó với một tên gọi khác đó là chùa Ve Chai. Bởi chất liệu xây dựng bên ngoài của ngôi chùa này được làm bằng khảm chai và những mảnh sành. Chính nét độc đáo trong việc lựa chọn chất liệu trong quá trình tạo dựng đã giúp tôn lên vẻ đẹp vốn có cho chùa Linh Phước. Vì thế, mà nơi đây được bình chọn là 1 trong 10 địa điểm nên ghé qua khi tới Đà Lạt.
Những lưu ý khi đến chùa Linh Phước
Giá vé vào cổng
Hiện nay, chùa Linh Phước – chùa ve chai Đà Lạt đang mở cửa miễn phí để cho du khách và các Phật tử có thể đến tham quan, lễ bái.
Thời gian tham quan
Chùa mở cửa từ: 7h sáng đến 17:00 (Sau 17:00h chùa sẽ không mở cửa đón tiếp du khách) vậy nên các bạn nên chú ý đến thời gian tham quan.
Một số lưu ý nhỏ khi đến tham quan tại chùa Linh Phước
- Nếu có ý định đến đây check in thì các bạn nên đi vào những ngày trời nắng để sở hữu cho mình những bộ ảnh đẹp nhất
- Vì đây là nơi linh thiêng, vậy nên khi đến chùa Linh Phước các bạn nên chú ý đến trang phục. Cũng như cách ăn nói để phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam
Chùa Linh Phước là địa điểm tâm linh nổi tiếng của Đà Lạt, bởi vẻ đẹp độc đáo và cổ kính của nó. Trên đây là những chia sẻ thú vị của Hành trình du lịch về chùa Linh Phước mong rằng sẽ có ích trong quá trình khám phá Việt Nam của bạn.
Người viết: Hồng Nhung
Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/nui-langbiang-tuyet-tac-cua-thien-nhien-da-lat-11432/