Blog

Chùa Tường Vân – ngôi chùa bề thế giữa chốn kinh kỳ

Đến với mảnh đất Cố đô, chúng ta từng bắt gặp chùa Thiền Lâm với kiến trúc kiểu Thái Lan, chùa Giác Lương là nơi lưu giữ nhiều sắc phong và tài liệu cổ,… Lần này, Hành trình du lịch sẽ đưa bạn đến chùa Tường Vân với nhiều điều sẽ khiến bạn rất đỗi bất ngờ.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Xem thêm:https://hanhtrinhdulich.vn/chua-giac-luong-noi-luu-giu-nhieu-sac-phong-va-tai-lieu-co-6144/

Vị trí của chùa

Vị trí chùa

Chùa nằm trên đường Thích Tịnh Khiết, tổ 13, khu vực 5, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Thiền sư Huệ Cảnh dựng vào năm 1850. Năm 1881, Đại sư Linh Cơ đã dời thảo am về hợp nhất với chùa Từ Quang ở vị trí hiện nay.

ChùaTường Vân lúc đầu là một thảo am_Ảnh sưu tầm

ChùaTường Vân lúc đầu là một thảo am_Ảnh sưu tầm

Đường đến chùa Tường Vân

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn có thể đi theo đường Điện Biên Phủ. Khi bạn lên hết dốc Nam Giao, đổ xuống dốc chùa Từ Đàm. Sau đó, bạn đi theo đường Thích Tịnh Khiết, qua chùa Hương Sơn, đi sâu chừng 500m, thì thấy cổng chùa Tường Vân.

Chùa Tường Vân nằm trên đường Thích Tịnh Khiết, thành phố Huế_Ảnh sưu tầm

Chùa Tường Vân nằm trên đường Thích Tịnh Khiết, thành phố Huế_Ảnh sưu tầm

Lịch sử hình thành chùa Tường Vân

Theo những tài liệu còn ghi lại, chùa vốn là thảo am Tường Vân (còn gọi Đông Am). Chùa do đệ tử của Hoà Thượng Đạo Minh Phổ Tịnh – Ngài Tánh Hoạt Huệ Cảnh, thuộc đời thứ 38 của dòng Lâm Tế chánh tông lập ra vào khoảng năm 1843. Khi Ngài lập thảo am Tường Vân thì Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng năng lui tới nơi đây. Ông là một nhà thơ lớn dưới triều Tự Đức, rất thích cảnh thiên nhiên và mến mộ chốn thiền môn.

Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng năng lui tới nơi đây_Ảnh sưu tầm

Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng năng lui tới nơi đây_Ảnh sưu tầm

Bên cạnh đó, Ngài Tánh Huệ Nhất Chơn cũng khai sơn chùa Từ Quang, cách Đông Am khoảng 10 dặm, tọa lạc tại làng Dương Xuân hạ. Tuy nhiên, Ngài Tánh Huệ Nhất Chơn lại không có đệ tử để truyền thừa. Cho nên khi tại thế đã dặn dò là sau khi ngài mất thì giao chùa Từ Quang lại cho ngài Hải Toàn Linh Cơ – đệ tử được Ngài Tánh Hoạt Huệ Cảnh chọn làm trụ trì thảo am Tường Vân để quản nhiệm, chăm sóc hương khói và làm nơi tu tập.

Lễ Trai đàn tại chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Lễ Trai đàn tại chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Tháng 10/1869, ngài Hải Toàn về quản chùa Từ Quang và phối hợp am Tường Vân hợp nhất làm lại một ngôi chùa mới – chùa Tường Vân. Lúc này chùa vẫn còn là ngôi chùa tranh. Còn đất am cỏ Tường Vân xưa thì ngài Linh Cơ đã nhường lại cho phủ Tùng Thiện Quận Vương, hiện nay vẫn đang còn.

Những bức tượng trước sân chùa_Ảnh sưu tầm

Những bức tượng trước sân chùa_Ảnh sưu tầm

Trùng tu chùa Tường Vân

Đến năm 1890, trải qua gần 10 năm, sau khi ngài Hải Toàn cũng đã xin thôi giữ chức Tăng Cang chùa Giác Hoàng, Ngài liền quyết định Đại trùng tu ngôi phạm vũ. Công việc đại trùng tu đến năm sau 1891 mới hoàn thành. Ngôi chùa trở nên huy hoàng rực rỡ. Chùa còn có tăng bổ thêm ngôi hậu điện. Sau khi hoàn tất, ngài Hải Toàn đã viết thư xin Tuy Lý Quận Vương Miên Trinh viết cho bài văn bia “Trùng Tu Tường Vân Tự Bi” dựng năm 1892.

Đại hùng bảo điện chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Đại hùng bảo điện chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Sau này, Ngài Thanh Thái Phước Chỉ được tông môn công cử lên kế thế trụ trì chùa Tường Vân. Ngài đã trùng tu chùa và làm thêm ngôi tiền đường, tạo cho cảnh chùa Tường Vân thêm khang trang, rực rỡ. Vị Đại sư này chính là ngài Tăng Thống Thích Tịnh Khiết về sau. Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết là một bậc Đại Cao Tăng trong thời hiện đại. Ngài đã làm nhiều Phật sự lớn lao đối với Phật giáo và Phật giáo đồ Thuận Hóa. Ngài đã lãnh đạo cuộc đấu tranh hòa bình bất bạo động của Phật Giáo đồ đứng lên chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963. Đến năm 1972, ngài mở cuộc đại trùng tu chùa Tường Vân thành ngôi Tổ đình nguy nga tráng lệ như hiện nay ta đang thấy.

Chùa Tường Vân thành ngôi Tổ đình nguy nga tráng lệ như hiện nay_Ảnh sưu tầm

Chùa Tường Vân thành ngôi Tổ đình nguy nga tráng lệ như hiện nay_Ảnh sưu tầm

Xuất hiện ở chốn núi non u nhã của đất đế đô xưa, vào hạ bán thế kỷ thứ XIX, chùa Tường Vân đã có nhiều nét đặc trưng về lịch sử, văn hóa và kiến trúc trong hệ thống thiền môn xứ Huế.

Nét đẹp kiến trúc chùa Tường Vân

Cổng Tam Quan và bậc cấp vào chính điện

Cổng tam quan chùa đôi khi là nơi dừng chân nghỉ ngơi mỗi buổi trưa nóng nực. Khoảng sân rộng với hồ nước hình bán nguyệt và hòn non bộ. Đi qua cổng chùa đồ sộ, sẽ đến một khoảng sân. Giữa sân là một cái giếng nhỏ sâu hun hút được đóng kín, nước trong vắt dùng để cúng Phật. Tiếp tục lên mấy bậc tầng cấp thì lại đến một khoảng sân cao hơn.

Cổng vào chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Cổng vào chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Ngoài ra, chùa còn bức hoành và câu đối đề niên hiệu của các vua triều Nguyễn từ Thành Thái tới Bảo Đại. Năm này cũng là năm xảy ra sự kiện quan trọng trong lịch sử chùa Tường Vân.

Khu vực Tiền đường và Hậu đường

Toàn bộ hệ thống kiến trúc chùa theo hình chữ khẩu, theo kiến trúc chùa Huế. Bao gồm chùa, hậu tổ, tăng đường và trai đường khép kín. Tất cả tạo thành một khoảng sân nhỏ ở giữa đặt chậu hoa cây kiểng vừa trông rất thiên nhiên, vừa tạo được sinh khí trong chùa. Ngôi chùa Tường Vân hiện nay có một tiền đường và một đại điện kiến trúc theo kiểu trùng thiềm nhưng có cải cách.

Toàn bộ hệ thống kiến trúc chùa theo hình chữ khẩu_Ảnh sưu tầm

Toàn bộ hệ thống kiến trúc chùa theo hình chữ khẩu_Ảnh sưu tầm

Khu vực Tiền đường

Tiền đường xây dựng trên nền cao. Bảy bậc tầng cấp lên tiền đường kéo dài suốt ba gian, hai đầu có hai con nghê chầu. Hai bên Tiền đường có những vế đối bằng chữ Hán rực rỡ. Mặt tường hai chái đắp hình nổi diễn tả tích Ngài Đường Huyền Trang đi thỉnh kinh. Sát góc ngoài Tiền đường có dựng hai tấm bia ngày xưa nói về những lần trùng tu chùa.

Khu vực trước Tiền đường_Ảnh sưu tầm

Khu vực trước Tiền đường_Ảnh sưu tầm

Giữa hai tầng mái, vách trùng thiềm chia làm ba khung, mỗi khung có bốn chữ Hán. Các góc mái cong lên, có cù giao đẹp, tua vân kiên chạy dài theo giọt mái ngói. Nóc tiền đường và nóc đại điện kiến trúc rất đẹp. Hai bên có hai con rồng uốn lượn châu mặt vào hình Pháp luân ở giữa.

Tu viện chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Tu viện chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Bên trong chánh điện

Trong chánh điện, cách thờ tự cũng giản dị. Trước thờ tượng Phật A Di Đà, hàng sau cao hơn, thờ tượng Tam Thế. Địa Tạng Vương được thờ bên phải. Chuẩn Đề nhiều tay được thờ bên trái. Phía hậu tổ chia làm ba án: án giữa thờ ngài Tánh Hoạt Huệ Cảnh và ngài Hải Toàn Linh Cơ. Án bên phải chính giữa thờ ngài Thanh Thái, hai bên thờ ngài Tịnh Hạnh và ngài Tịnh Khiết. Án bên trái thì chính giữa thờ ngài Tịnh Nhãn, hai bên thờ ngài Vên Quang và ngài Chánh Pháp.

Hậu tổ chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Hậu tổ chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Khu vực Hậu đường

Hậu đường thờ chư linh. Bên phải (từ hậu đường nhìn lên hậu tổ) là Tăng xá. Gian chính giữa có thiết hương án chạm trổ mỹ thuật nghiêm trang đẻ thờ Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết. Bức chân dung của Ngài thờ trên hương án thật uy nghiêm và đạo hạnh. Đối qua trái là nhà khách. Phần sân vuông ở giữa có bể nước, cây cảnh thiết trí như một vườn hoa tươi.

Tại Tăng xá đi lên, nhà chùa có thiết lập một nhà lưu niệm gồm có giường nằm, sách vở, kinh Phật. Có đồ dùng lúc tại thế của Đức Tăng Thống. Hiện nay, chùa Tường Vân là một ngôi chùa trang nghiêm, bề thế giữa chốn kinh kỳ. Chùa còn là một trong những ngôi Tổ Đình lớn của Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên – Huế.

Chùa Tường Vân là một trong những ngôi Tổ Đình lớn_Ảnh sưu tầm

Nét đẹp văn hóa của chùa

Tháng Giêng năm 2015, có hai cuộc lễ lớn tại Tổ đình Tường Vân, thành phố Huế. Gồm lễ húy kỵ Đức Đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và lễ khánh thành Đại trùng tu Tổ đình Tường Vân. Ngôi phạm vũ huy hoàng đã đón tiếp chư Tăng Ni Phật tử khắp cả nước. Đặc biệt có đông đảo Tăng Ni, Phật tử của khoảng 100 tự viện thuộc tông môn Tường Vân đã vân tập về ngôi Tổ đình trang nghiêm. Chùa nổi bật lên nét kiến trúc mỹ thuật Việt Nam, hoành tráng về vóc dáng trong truyền thống của ngôi già – lam.

Lễ khánh thành đại trùng tu tại chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Lễ khánh thành đại trùng tu tại chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Mỗi năm lễ đến, người ta lại nghe tiếng chuông trống vang lừng. Cờ Phật giáo tung bay phất phới, các câu đối, hoành phi và hàng trăm tràng hoa dâng tặng từ nhiều nơi. Tất cả như đang làm sống động thêm lịch sử huy hoàng của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế là làm mạnh thêm lòng tin Tam bảo của những người con Phật. Và cả niềm tin của Nhà nước đối với Phật giáo Việt Nam. Khó có thể miêu tả hết cái không khí của những buổi lễ thiêng liêng này.

Tiếng chuông chùa quen thuộc_Ảnh sưu tầm

Tiếng chuông chùa quen thuộc_Ảnh sưu tầm

Đến chùa Tường Vân, khám phá vẻ đẹp Phật giáo. Bạn sẽ biết thêm nhiều điều mới mẻ mà bản thân chưa kịp tìm thấy. Hành trình du lịch chúc bạn có một chuyến đi đầy thú vị.

Xêm thêm:https://hanhtrinhdulich.vn/chua-thien-lam-kien-truc-kieu-thai-lan-giua-long-co-do-6454/

Người viết: Trường An

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on