Blog

Đến khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ngắm tranh thủy mặc

Từ lâu, Hà Tĩnh đã nổi tiếng với vùng đất địa linh nhân kiệt. Điều đó vốn không còn xa lạ với những ai thích ngao du về vùng đất sản sinh ra những con người tài năng này. Hôm nay, Hành trình du lịch sẽ dẫn bạn về thăm Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông.

Vị trí khu di tích

Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Quần thể trải dài trên một cung đường dài gần 8km. Bao gồm Khu mộ cùng tượng đài của Đại danh y ở xã Sơn Trung. Chùa Tượng Sơn ở xã Sơn Giang. Và Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Quang. Khu di tích là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quan trọng gắn liền với Đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Quần thể thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn_Ảnh: sưu tầm.

Quần thể thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn_Ảnh: sưu tầm.

Nguyên nhân chính hình thành nên khu di tích

Lê Hữu Trác là một danh y tài năng nổi tiếng, đã đóng góp hết mình cho đời và, cho sự nghiệp làm thầy thuốc. Sinh thời, ông là một người vô cùng giản dị, không mưu cầu công danh. Sở thích đặc biệt của ông là thả diều. Đến cuối đời, ông đã căn dặn con cháu hãy thả một con diều, diều rơi ở khu vực nào thì chôn cất ông ở đó. Không ngờ, diều lại rơi đúng vị trí tuyệt vời chính là chân núi Minh Tự với cây cối xanh tươi bao quanh.

Sinh thời, Hải Thượng Lãn Ông là người vô cùng giản dị_Ảnh sưu tầm.

Sinh thời, Hải Thượng Lãn Ông là người vô cùng giản dị_Ảnh sưu tầm.

Cách chân mộ 0,6m về phía Tây Nam có một khóm trúc nhỏ được trồng tại đó. Khóm trúc vừa có mục đích là làm dấu khi diều rơi xuống, vừa thể hiện khí chất ngay thẳng, thanh cao của Lê Hữu Trác. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc. Bên phải núi có khe Nước Cắn chảy rì rào. Trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ. Và nơi chôn cất Hải Thượng Lãn Ông từ đó trở thành điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút đông đảo du khách hằng năm.

Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc_Ảnh: sưu tầm.

Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thủy mặc_Ảnh: sưu tầm.

Cách di chuyển tới khu di tích

Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, bạn chạy dọc theo quốc lộ 15A về phía Tây 32km đến Ngã ba Phúc Đồng (Hương Khê). Sau đó, bạn rẽ phải theo đường mòn Hồ Chí Minh 25km đến thị trấn Vũ Quang. Tiếp tục, bạn đi thẳng về phía Bắc đến Ngã ba Phố Châu. Rồi đi tiếp 3km bạn sẽ đến Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Bạn lưu ý là Khu di tích mở cửa cả ngày và có giá vé miễn phí.

Bạn lưu ý là Khu di tích mở cửa cả ngày và giá vé miễn phí_Ảnh: sưu tầm.

Bạn lưu ý là Khu di tích mở cửa cả ngày và giá vé miễn phí_Ảnh: sưu tầm.

Đôi nét về khu di tích

Đôi nét về Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, ông sinh tại Hải Dương. Ông là một đại danh y tài năng, có công cứu chữa bệnh cho rất nhiều người dân và mở trường đào tạo thầy thuốc. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu và để lại cho nền y học cổ truyền Việt Nam bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” truyền lại những phương pháp chữa bệnh do chính ông đúc kết lại.

Hải Thượng Lãn Ông là một đại danh y tài năng_Ảnh: sưu tầm.

Hải Thượng Lãn Ông là một đại danh y tài năng_Ảnh: sưu tầm.

Ông là bậc đại danh y không chỉ giỏi về y thuật, nhân thuật, mà còn là nhà tư tưởng, nhà khoa học lớn, nhà giáo dục, nhà văn bậc thầy của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho muôn đời các thế hệ thầy thuốc Việt Nam noi theo.

Ý nghĩa của khu di tích

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông ra đời là nơi để tôn vinh và thờ cúng ông tổ ngành y học Lê Hữu Trác. Trước đây, khu vực này khá hoang sơ, chỉ có nơi thờ Hải Thượng Lãn Ông. Nhưng giờ đây, di tích này đã được nâng cấp và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn thu hút du khách ở các miền Tổ Quốc ghé thăm.

Cụm kiến trúc khu di tích

Tượng đài Lê Hữu Trác

Tượng đài nằm ở trên núi, có thân cao 15m, được kết hợp bởi hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch. Tượng đài có dòng chữ “Đức – Lưu – Quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 2 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y về y đức, y thuật.

Tham quan tượng đài Lê Hữu Trác_Ảnh: sưu tầm

Tham quan tượng đài Lê Hữu Trác_Ảnh: sưu tầm

Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông

Mộ nằm ngay chân núi Minh Tự. Phía trước mộ là dòng sông Ngàn Phố có làn nước trong xanh quanh năm. Bên phải mộ là khe Nước Cắn chảy rì rào và xung quanh được bao phủ bởi cây cối xanh tốt, gió thổi rì rào.

Lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông nằm ngay chân núi Minh Tự_Ảnh: sưu tầm

Lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông nằm ngay chân núi Minh Tự_Ảnh: sưu tầm

Nhà thờ Lê Hữu Trác

Nhà thờ Lê Hữu Trác nằm ở thôn Bầu Diệm, xã Tình Diệm. Đây trước kia là nơi ông và gia đình sinh sống sau khi trở về Hương Sơn. Nhà thờ có tòa thượng là nơi trước đây Hải Thượng Lãn Ông bốc thuốc, viết sách. Nhà hậu tọa là nơi thờ Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ được chạm khắc tinh vi; bàn thờ đặt ở gian giữa có tượng bán thân của cụ; gian phải và trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và lập nghiệp cũng như những mối quan hệ gia đình, xã hội của Lê Hữu Trác.

Nhà thờ này nằm ở thôn Bầu Diệm, xã Tình Diệm_Ảnh: sưu tầm

Nhà thờ này nằm ở thôn Bầu Diệm, xã Tình Diệm_Ảnh: sưu tầm

Trong khuôn viên ngôi nhà còn có núi Giả và hồ Sen nằm sát với nhau ở góc vườn đắp cao 10 thước (4m), rộng 240 thước (72m2). Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, bắt mạch chữa bệnh. Đây cũng là nơi ông lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai lũ lụt. Trong khu vườn Hải Thượng trồng rất nhiều loại cây có giá trị làm thuốc như mít, ổi, đào.

Khu nhà thơ Lê Hữu Trác_Ảnh: sưu tầm

Khu nhà thơ Lê Hữu Trác_Ảnh: sưu tầm

Chùa Tượng Sơn

Chùa Tượng Sơn tọa lạc nơi phong cảnh hữu tình. Phía sau chùa là dãy núi Voi nên chùa có tên là Tượng Sơn tự (chùa Núi Voi) tạo cho ngôi chùa nét thanh tịnh, yên bình. Phía Tây chùa có dòng suối bắt nguồn từ dãy Đại Huệ, băng qua ghềnh đá, ngày đêm nước chảy ầm ầm nên chùa có tên nôm là chùa Ầm Ầm (hay Hầm Hầm). Chùa Tượng Sơn là nơi lưu dấu những năm tháng sống, làm thuốc cứu người, nghiên cứu y thuật và viết sách của Đại danh Y.

Chùa Tượng Sơn thanh tịnh, yên bình_Ảnh: sưu tầm

Chùa Tượng Sơn thanh tịnh, yên bình_Ảnh: sưu tầm

Khu du lịch sinh thái Hải Thượng

Được xây dựng trên diện tích hơn 20ha, Khu du lịch sinh thái Hải Thượng nổi bật giữa màu xanh kỳ vĩ của đại ngàn Trường Sơn. Với quần thể kiến trúc gồm Khách sạn Minh Tự; Nhà hàng Hải Thượng; Trung tâm tổ chức sự kiện; Khu vui chơi giải trí Cánh Diều.

Toàn cảnh khu di lịch sinh thái Hải Thượng_sưu tầm

Toàn cảnh khu di lịch sinh thái Hải Thượng_sưu tầm

Bên cạnh đó, Khu du lịch còn có nhiều hạng mục gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông như: Nhà thuốc Hải Thượng – nơi định kỳ để các nhà Đông y về đây bốc thuốc, chữa bệnh cũng là nơi trưng bày các bài thuốc, vị thuốc nam của cụ Lê Hữu Trác. Đền thờ Minh Tự Sơn – nơi lưu giữ Văn hóa Việt đồng thời là nơi thờ tự Bác Hồ và Đại danh y. Nhà bảo tồn các công cụ sản xuất, sinh hoạt của nền văn minh lúa nước – nơi tái hiện sinh động cuộc sống của người Hương Sơn xưa và là không gian sinh hoạt của Câu lạc bộ dân ca ví, giặm Cánh Diều. Nhà thủy đình và sân khấu ngoài trời…

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông – di sản phi vật thể Quốc gia có gì?

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm. Nó thu hút đông đảo người dân cả nước tới tham dự nhằm bày tỏ sự biết ơn đại danh y. Cũng như cầu bình an, may mắn cho gia đình.

Giống như nhiều lễ hội khác, lễ hội ở đây cũng bao gồm hai phần là lễ và hội:

  • Phần lễ là nghi thức báo cáo trình tự nội dung lễ và xin các vị thần, thổ địa và Hải Thượng Lãn Ông phù hộ cho sự kiện diễn ra thành công. Tiếp theo là một loạt các hoạt động đó là lễ dâng hương tưởng niệm, lễ cúng ngày kỵ, lễ tế và lễ cầu bình an, sức khỏe.

  • Đến phần hội thì không thể thiếu các hoạt động văn hóa nghệ thuật: hát sắc bùa, hò, ví dặm Nghệ Tĩnh hay các trò chơi như múa lân, thả diều, chọi gà, kéo co…

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông_Ảnh: sưu tầm

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông_Ảnh: sưu tầm

Lễ hội được tổ chức hoàn toàn trên khu di tích rộng lớn và thường diễn ra trong 2 ngày. Lễ hội có nhiều hoạt động ý nghĩa và vô cùng vui nhộn.

Ăn gì ở đường Hải Thượng Lãn Ông Hà Tĩnh?

Tham quan khu di tích Hải Thượng Lãn Ông thường chỉ mất 1 buổi, du khách có thể dành thời gian ghé qua con phố cùng tên – khu phố ẩm thực vô cùng nổi tiếng của thành phố Hà Tĩnh để thưởng thức đặc sản Hà Tĩnh siêu ngon và rẻ.

Ở khu phố này có rất nhiều món ngon đáng thử như bánh ram, bánh bèo, bánh canh, sữa chua. Tuy nhiên, một món ăn siêu ngon mà không thử sẽ tiếc đó là cơm tấm Hải Thượng Lãn Ông.

Cơm tấm Hải Thượng Lãn Ông là món ăn nổi tiếng trong vùng_Ảnh: sưu tầm.

Cơm tấm Hải Thượng Lãn Ông là món ăn nổi tiếng trong vùng_Ảnh: sưu tầm.

Nếu có cơ hội tới Hà Tĩnh, bạn đừng quên ghé Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông. Thắp một nén nhang tri ân công lao của những thế hệ đi trước. Hành trình du lịch chúc bạn có một chuyến tham quan đáng nhớ!

Xem thêm: Hồ Trại Tiểu

                                                                             Người viết: Trường An

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on