Blog

Khám Phá Ẩm Thực Đắk Lắk

Nhắc đến Tây Nguyên, ta liên tưởng ngay tới một vùng đất đỏ bazan với cánh rừng cà phê đại ngàn. Nhà thơ Nguyễn Đình Huân viết:

Tây Nguyên mùa này chín đỏ cà phê

Anh lên thăm quên lối về thành phố 

Bên triền núi hoa dã quỳ đã nở

Rực rỡ vàng trong nắng gió chiều đông”.

Nói đến đây, các bạn đã biết mình giới thiệu về nơi nào chưa? Thưa các bạn, đó chính là mảnh đất Đắk Lắk vốn nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ ngây ngất lòng người. Ngoài ra, cũng là nơi giữ chân du khách bởi những món ăn lạ miệng, đậm chất riêng vùng miền cao. Hành trình du lịch sẽ cùng bạn khám phá những món ăn nổi tiếng nơi đây nhé!

Trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột_Ảnh: sưu tầm

Trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột_Ảnh: sưu tầm

  1. Lịch trình lang thang Buôn Ma Thuột – Pleiku 4 ngày 3 đêm
  2. Lịch trình vui chơi Buôn Ma Thuột – 3 ngày 2 đêm
  3. Lịch trình Tà Đùng và Buôn Ma Thuột 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch trình khám phá vùng đất đỏ Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm
  5. Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm

1. Gà nướng Bản Đôn

Gà nướng Bản Đôn được chế biến từ gà đồng bào nuôi thả ngoài vườn. Để có những miếng gà ngon, hợp khẩu vị du khách, giai đoạn chọn giống và làm gà rất công phu. 

Giai đoạn chọn giống

Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất vùng này rộng, gà được nuôi thả tự do nên thịt gà săn chắc. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng 1,5kg trở lên. 

Giai đoạn sơ chế

Sau khi làm xong, gà để nguyên con và chỉ bổ phần giữa ra. Người ta ướp vào đó muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Sả được giã giòn rồi ướp để tạo mùi đặc trưng thơm, ngon. Con gà sau khi ướp tầm 30 phút được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên bếp than. Vừa quay gà, người ta vừa bôi hỗn hợp dầu ăn và mật ong đã được trộn sẵn. Bếp than cháy càng to thì độ chín của con gà chuyển sang màu vàng ươm, tươi bóng bẩy. 

 

Gà nướng Bản Đôn có mùi thơm riêng rất đặc trưng. Đó là mùi thơm của xả, ớt, hành, tiêu rừng… các loại gia vị hết sức dân dã. Để thưởng thức món gà nướng này thì không thể thiếu loại nước chấm có một không hai. Đầu bếp dùng tiêu rừng, sả, muối, ớt, bột ngọt, đường giã nhuyễn rồi vắt vào đó một quả chanh. Mùi hương của loại nước chấm thần thánh này khiến người ta phải cồn cào dạ dày. Nếu gà nướng ăn kèm với cơm lam thì còn gì sánh nổi.

 

Để thưởng thức món gà nướng Bản Đôn, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 200.000đ – 250.000đ/ con với chất lượng “khỏi bàn”.

Gà nướng Bản Đôn_Ảnh: sưu tầm

Gà nướng Bản Đôn_Ảnh: sưu tầm

2. Cơm lam

Cơm lam là món chắc hẳn sẽ có nhiều người biết. Bởi nó hiện diện là món ăn không thể thiếu trong các đặc sản của người Tây Nguyên. Và cơm lam của Đắk Lắk lại rất nồng nàn hương vị của núi rừng. Nó luôn chinh phục bao tấm lòng say mê ẩm thực.

Cách ra đời món cơm lam

Người ta chọn loại gạo nếp trên nương, trên rẫy. Loại gạo nếp vừa mới thu hoạch xong để tiếp đãi du khách. Trải qua nhiều công đoạn gieo trồng, chăm sóc mới có được món cơm lam này. 

Cơm lam được làm từ gạo nếp rẫy ngâm lá thơm sau một đêm. Sau đó, đầu bếp chọn những ống tre non với hình dạng bắt mắt, độ dài khoảng 30 – 50cm rồi cho ⅔ phần nếp vào. Đầu bếp khéo cho thêm một ít nước, thật tỉ mỉ để cơm không bị cứng hay nhão. Sau đó, đầu bếp dùng lá chuối thắt núi cho ống nứa non. Cuối cùng, ống cơm lam được vùi vào than bếp.

Chờ cơm lam chín – một trải nghiệm gây “nghiện” 

Khoảng thời gian chờ đợi cơm lam chín là một cảm giác vừa háo hức, vừa hồi hộp. Sau khi cơm chín, mỗi người sẽ cầm lấy một ống rồi tự tay tách ra. Bên trong, phần cơm lam dẻo, thơm, trắng ngần sẽ hiện ra. Mùi thơm của nó sẽ lan tỏa khắp căn nhà. Mùi thơm của ống nứa non hòa quyện vào mùi hương của lá thơm đã được ngâm qua đêm với nếp. Tất cả tạo nên một mùi hương nồng nàn khó quên trong lòng du khách. 

Cơm lam đã trở thành món ăn chính cũng như không thể thiếu trong các lễ hội của người dân nơi đây. Mức giả bỏ ra lại vô cùng phải chăng, bạn chỉ cần có 20.000đ – 30.000đ là có thể thưởng thức một ống cơm lam thơm lừng.

Cơm lam Đắk Lắk_Ảnh: sưu tầm

Cơm lam Đắk Lắk_Ảnh: sưu tầm

3. Rượu cần 

Có gà nướng Bản Đôn, có cơm lam thì phải có rượu cần. Rượu cần là thức uống quen thuộc của người Đắk Lắk nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. Uống rượu cần là phong tục khá lâu đời của người dân nơi đây, dần dần nó trở thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống Tây Nguyên. Đối với người dân bản địa, rượu cần được sử dụng trong các dịp lễ, tết. Ngày nay để mở rộng và phát triển du lịch, người ta đã mở ra nhiều các khu chế biến rượu cần.

Rượu cần được làm như thế nào?

Rượu cần là một thức uống tuy ngọt nhưng có cồn. Nguyên liệu chính để làm nên một hủ rượu cần cần có củ sắn, gạo khô,.. Người ta làm sạch sắn/ gạo rồi nấu chín. Sau đó, thêm bột men voi/ ngựa (loại này được bán trong các quán tạp hóa) thoa đều lên củ sắn/ gạo. Tiếp theo, họ ủ kĩ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5 -7 ngày để mùi thơm.Cuối cùng,  đem rượu đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín, đậy nắp lại và để nơi khô ráo. Sau 10 ngày, rượu cần đã có thể đem ra uống được rồi.

Bí quyết uống rượu cần của người Dak Lak

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, rượu để càng lâu càng ngon. Loại men ngọt uống thấy vị ngọt, thơm mùi sắn/ gạo. Khi uống rượu cần, người ta dùng nước sôi nguội để pha. Loại rượu này cứ hết lại đổ thêm nước lại có để uống. Nhưng càng đổ nước nhiều lần thì độ đậm đặc của rượu lại càng giảm sút đi. Vì vị ngọt của rượu giảm dần theo số lần đổ nước.

Rượu cần trở thành nét văn hóa của người dân nơi đây. Mỗi khi đến dịp lễ, tết người ta dùng rượu cần để cúng tế thần linh. Nó trở thành sợi dây liên kết cộng đồng. Trở thành một phương diện văn hóa có sức sống lâu bền trong đời sống người dân Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Mức giá một lít rượu sẽ dao động từ 100.000đ – 150.000đ thôi bạn nhé.

4. Cá bống kho riềng

Một trong những món ăn độc lạ ở Đắk Lắk mà bạn nên thử. Đó chính là món cá bống kho riềng

Đánh bắt nguyên liệu chính – cá bống

Cá bống thường được đánh bắt vào tháng ba hằng năm. Khi thác nước chảy nhẹ, người dân Tây Nguyên lên dọn nương rẫy cho mùa mới. Vào những ngày này, họ sẽ đem theo chiếc xoong, cơm và một ít gia vị. Người dân đánh bắt cá bằng cách dùng rổ luồng vào các khe đá. Còn đối với thực khách du lịch thì sao?

Theo một hệ thống được phân nhiệm vụ bên mảng du lịch. Người ta đánh bắt cá theo cách truyền thống rồi về bán cho các nhà hàng chuyên chế biến món ăn bản địa.

Chế biến món cá bống kho riềng

Những con cá bống trắng ngần được làm sạch mang lên ướp ít muối cho cứng. Tiếp theo, họ sẽ đào củ riềng ra giã nhỏ. Người ta sẽ bắc chảo lên bếp, đổ thêm một ít dầu cho cá bống vào chiên vàng. Sau đó, họ cho thêm hành, ớt, tiêu, đường, bột ngọt… và một số gia vị khác. Tất cả hương vị hòa quyện vào nhau tạo nên hương thơm ngào ngạt tỏa khắp các gian bếp. 

Tuy đơn giản, bình dị nhưng cá bống kho riềng đã gắn liền với người dân bản địa nơi đây từ thưở xa xưa. Nếu có dịp lên Đắk Lắk, xin mời bạn thưởng thức món ăn dân dã này chỉ với mức giá khoảng 60.000đ – 100.000đ/ nồi.

Cá bống kho riềng_Ảnh: sưu tầm

Cá bống kho riềng_Ảnh: sưu tầm

5. Lẩu rau rừng

Đến với Tây Nguyên, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp ngoạn mục của núi rừng nơi đây. Mà bạn còn có cơ hội thưởng thức những món ăn độc lạ có một không hai ở Đắk Lắk. Đó chính là món lẩu rau rừng.

Cái tên gây “nao nức” lòng du khách

Lẩu rau rừng là món ăn của người Ê – đê. Chính cái tên độc lạ có một không hai nên nó đã trở thành đặc sản nơi đây. Được gọi là lẩu nhưng nó giống một món canh từ nhiều loại rau khác nhau. Có khoảng hơn 10 loại rau được sử dụng khi làm lẩu.

Nguồn gốc của các loại rau chủ yếu lấy từ nương rẫy của người dân nơi đây. Tuy dân dã nhưng lại chứa đựng hương vị của núi rừng. Chính hương vị đặc trưng ấy đã làm cho món ăn này được các nhà hàng tin tưởng đưa vào menu.

Các loại rau đều được người chế biến lựa chọn tỉ mỉ. Nếu lựa phải cây chứa độc tố thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Mỗi loại rau đều chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và tốt cho sức khỏe. Còn chần chừ gì nữa mà không đến Đắk Lắk và thử ngay một nồi lẩu rau rừng với giá chỉ khoảng 50.000đ – 150.000đ/ nồi

6. Thịt nai

Vốn đã nổi tiếng từ lâu, thịt nai Đắk Lắk được nhiều du khách săn đón. Nai vốn là loài động vật khó tìm nên việc thưởng thức thịt nai cũng như thế. 

Các món ăn đa dạng từ thịt nai

Các món ăn được chế biến với thịt nai tại đây rất phong phú, đa dạng. Du khách có thể thưởng thức nhiều vị theo như menu. Nào là món thịt nai nướng, nai nhúng gấm và nai khô là món ăn tiêu biểu nhất. 

  • Thịt nai nướng vừa chín tới thịt sẽ rất mềm, ngọt. Nếu chín quá thì thịt sẽ bị khô, còn chưa chín đủ sẽ bị bở. 
  • Để làm được thịt nai khô, người ta sẽ thái mỏng và tẩm ướp gia vị. Theo phương pháp truyền thống, họ sẽ đem đi ướp thêm với nhiều loại gia vị khác nhau. Thịt nai khô sẽ được đem phơi trên bếp lửa hay nướng trên than hoa.

Món ăn từ thịt nai xứng đáng được xem là đặc sản của vùng. Một trải nghiệm cực kỳ thú vị cho du khách với giá chỉ khoảng 220.000đ – 300.000đ/ kg.

Thịt nai khô hấp dẫn_Ảnh: sưu tầm

Thịt nai khô hấp dẫn_Ảnh: sưu tầm

7. Cà phê

Những món ăn hấp dẫn bạn như thế. Liệu bạn có muốn tìm kiếm cho mình một thức uống gì đó không? Hành trình du lịch sẽ giới thiệu cho bạn một loại hạt làm nên thương hiệu cho vùng đất Đắk Lắk. Đó chính là cà phê

Theo chúng ta được biết, Đắk Lắk là tỉnh có vựa cà phê lớn nhất Việt Nam. Chính vì thế những hạt cà phê dần dần ra đời và được xuất khẩu ra nhiều nơi trên toàn thế giới. 

Nét đặc trưng của cà phê Dak Lak

Mùi vị cà phê ở đây có mùi hương rất khác biệt. Nếu bạn uống loại cà phê này vào, bạn sẽ cảm nhận được hương vị của nắng gió Tây Nguyên. Vào những ngày mùa đông, một ly cà phê đen sẽ làm nóng người. Đây là loại cà phê pha chung với sữa hoặc đường, mang hương vị rất đặc biệt. Vào những ngày nắng nóng, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình ly cà phê đen đá. 

Dù nổi tiếng là thế nhưng giá thành lại rất phù hợp túi tiền, chỉ khoảng 70.000đ – 100.000đ/ kg.

Cà phê Buôn Mê Thuột thơm ngon mang hương vị riêng_Ảnh: sưu tầm

Cà phê Buôn Mê Thuột thơm ngon mang hương vị riêng_Ảnh: sưu tầm

Các món ăn nơi đây sẽ đem đến cho bạn những hương vị không nơi nào có. Còn chần chừ gì nữa! Hãy cùng Hành trình du lịch khám phá ẩm thực Đắk Lắk nhé. Đừng quên dẫn theo gia đình và bạn bè để chia sẻ các món ngon chan chứa tiếng cười nào!

Xem thêm: Thác Pa Sỹ – “nàng thơ” của Măng Đen

Tác giả: Y Ram

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on