Ghé nhà thờ Mằng Lăng – khám phá kiến trúc cổ tại Phú Yên
Nếu các bạn đã quen thuộc những chuyến đi gần, muốn đổi gió và tìm đến những nơi yên bình, cổ kính. Sao không làm một chuyến phượt đến Nhà thờ Mằng Lăng tỉnh Phú Yên – “góc trời Tây” ở đất Phú Yên.
Nhà thờ Mằng Lăng có lẽ là một địa điểm khá quen thuộc với các bạn trẻ, đặc biệt là những nhóm bạn hay đi phượt. Nhưng, có nhiều điều có lẽ các bạn nên tìm hiểu sâu hơn. Hành trình du lịch sẽ giúp bạn điều này.
- Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Phú Yên
- Kế Hoạch Du Lịch Phú Yên – Đi Đâu và Ăn Gì?
- Lịch trình du lịch Phú Yên 4 ngày 3 đêm
- Lịch Trình Khám Phá Quy Nhơn-Phú Yên 4 Ngày 3 Đêm
Nhà thờ Mằng Lăng ở đâu?
Nhà thờ Mằng Lăng nằm trên địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là một trong những nhà thờ công giáo có tuổi thọ lâu đời nhất ở Việt Nam. Nhà thờ thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, Giáo hạt Mằng Lăng, Giáo phận Quy Nhơn. Xét theo phong thủy, khu vực tọa lạc của nhà thờ có thể coi là một vị trí đắc địa, “tiền thông hậu thuận”. Phía Bắc là Giáo xứ Sông Cầu; phía Nam giáp Giáo xứ Chợ Mới; phía Tây là Giáo xứ Đồng Tre; phía Đông là biển.
Nằm cách xa trung tâm thành phố khoảng 35km về phía Bắc. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1892. Cho tới nay, đây là nhà thờ cổ xưa nhất của nước ta. Người có công góp phần xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo này là vị linh mục người Pháp tên là Joseph de La Cassagne. Ông cũng chính là vị linh mục Chánh xứ đầu tiên của nhà thờ Mằng Lăng.
Vì sao có tên gọi là Mằng Lăng?
Về tên gọi Mằng Lăng, tuy nghe có vẻ lạ tai nhưng nguồn gốc lại khá là mộc mạc và giản dị. Đây không phải là từ Việt hóa của tiếng Pháp mà là tên gọi của một loài hoa xuất hiện ở nơi đây. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực xung quanh vị trí này rất ít người sinh sống. Chính vì thế mà hoa cỏ, cây cối nơi đây mọc nhiều không xuể. Nổi bật trong những loài hoa đua sắc ở đây thì có một loài hoa tim tím cùng họ với hoa bằng lăng, nên người dân gọi chúng là mằng lăng.
Do đó, khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này thì người dân đã gọi luôn công trình kiến trúc là Nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, việc tìm kiếm được loài hoa này vô cùng khó khăn. Nhưng những dấu tích của chúng thì vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ. Chiếc bàn này đã được đẽo từ gỗ mằng lăng được sử dụng khi nhà thờ mới được xây dựng.
Xem thêm: Những quán chè ngon ở Hội An
Một vài nét về kiến trúc Nhà thờ
Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2. Khuôn viên có nhiều cây xanh, mang dáng dấp kiến trúc Gothic, thịnh hành ở châu Âu trong khoảng thế kỷ XVIII – XIX.
Với lối kiến trúc Gothic, đỉnh cao của nhà thờ Mằng Lăng là hai tháp chuông hai bên. Ở giữa là thập tự giá – biểu tượng của thánh đường. Bao bọc mặt tiền nhà thờ là những lối vào hình mái vòm, trông như những búp măng. Trần nhà thờ được lót gỗ – không còn kiểu mái vòm đặc trưng của kiến trúc Gothic. Những dấu ấn của kiến trúc Gothic vẫn biểu hiện ở những lối mở thông ra hai gian bên gian chính giữa thánh đường.
Các cửa sổ hình búp măng xung quanh phía trên tường bao bọc nhà thờ có màu sắc; họa tiết của kiến trúc Gothic; nhà thờ Mằng Lăng vẫn có chất Việt; với những họa tiết chạm trổ tinh xảo trên những cánh cửa chính bằng gỗ.
Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa, với sơn phủ màu xanh xám đã sờn màu. So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như: Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh); nhà thờ Phú Nhai (Nam Định); nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh);… thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn, nội thất giản tiện hơn.
Bên trong nhà thờ
Bước vào bên trong nhà thờ, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí nghiêm trang bởi sự bảo vệ nghiêm ngặt từ các bức hình các vị linh mục cho đến những hang đá. Màu nước sơn nhuốm màu thời gian càng làm tăng thêm nét cổ kính cho nhà thờ.
Bên ngoài nhà thờ
Nhìn bên ngoài, nhà thờ Mằng Lăng có màu xanh xám, nằm lặng lẽ giữa một vùng quê yên ả tạo nên một khung cảnh yên bình khó tả. Khu thánh đường với không gian khoáng đạt, khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua các vòm cửa tạo nên một cảnh sắc rực rỡ, đẹp mắt.
So với nhiều nhà thờ cổ nổi tiếng khác ở Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng không lớn và thiết kế bên trong cũng đơn giản hơn.
Bí ẩn khu hầm kín của Nhà thờ Mằng Lăng
Sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của nhà thờ Mằng Lăng là yếu tố ít nhà thờ nào khác sánh bằng. Một điểm đặc biệt khác là trước sân nhà thờ còn có một khu hầm nhỏ. Hầm được xây dựng khá ký công trong lòng một quả đồi giả.
Bên trong hầm
Bên trong hầm là những điêu khắc màu kể về cuộc đời của thánh Anrê Phú Yên. Bên cạnh đó là nhiều hình ảnh quý giá chụp lại nhà thờ từ những năm 90 đến nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
Ẩn sâu trong căn hầm còn trang trọng lưu giữ một cuốn sách cổ. Nó được cho là cuốn sách đầu tiên in bằng chữ Quốc Ngữ có tên là “Phép giảng tám ngày”. Đây là một cuốn sách giáo lý của Giáo hội Công Giáo Rôma. Sách biên soạn bởi linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ), in tại Ý vào năm 1651. Cha Đắc Lộ cũng là người góp phần vào việc khai sinh ra bộ chữ Quốc Ngữ của nước ta.
Với hàng trăm năm tồn tại, nhà thờ Mằng Lăng thật sự là một địa chỉ khó bỏ qua với du khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên – một trong những địa phương đầy tiềm năng du lịch nằm trên vùng duyên hải miền Trung nước ta.
Một vài lưu ý khi đến tham quan nhà thờ
- Giá vé vào cửa nhà thờ là miễn phí.
- Thời gian mở cửa của nhà thờ là từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối.
- Trong chuyến du lịch Phú Yên, thông thường khách du lịch sẽ di chuyển về phía Bắc để tham quan Ghềnh đá đĩa trước. Rồi theo hướng ghềnh đá đĩa đi thêm khoảng 2 tiếng là sẽ đến.
- Khi tham quan, các bạn nên giữ vệ sinh khu vực tham quan, tránh gây tiếng ồn lớn.
- Bên cạnh đó, việc ăn mặc lịch sự cũng là việc rất nên làm. Bởi ngoài ý nghĩa tham quan, nhà thờ Mằng Lăng còn là một phần của giáo phận Công Giáo Quy Nhơn.
Lời kết
Nhà thờ Mằng Lăng không chỉ vì nét đẹp kiến trúc mà còn vị lịch sử của nhà thờ. Nơi đây đang lưu giữ quyển sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Nếu có dịp đến với thành phố duyên hải đầy nắng và gió này, các bạn nên đến tham quan nhà thờ Mằng Lăng. Đó là một điểm đến đầy hứa hẹn đối với du khách trong và ngoài nước. Hy vọng với những nỗ lực thúc đẩy du lịch không ngừng của tỉnh Phú Yên, nhà thờ sẽ được biết đến nhiều hơn nữa, trở thành niềm tự hào không chỉ của Nhà thờ Mằng Lăng mà còn của những người dân Phú Yên nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Du khách đừng quên ghi lại hình ảnh tại nhà thờ Mằng Lăng và hãy cùng Hành trình du lịch khám phá không chỉ nơi này mà còn những nơi tuyệt vời khác ở các vùng miền nữa nhé!
Xem thêm: Ghé nhà thờ Mằng Lăng – khám phá kiến trúc cổ tại Phú Yên
Người viết: Bảo Phương