Huyền Không Sơn Thượng: ngôi chùa nằm giữa núi sâu
Huế từng được mệnh danh là chiếc nôi của Phật giáo Đàng Trong, với hơn 300 chùa, khuôn hội lớn nhỏ. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế. Ngôi chùa có không gian thanh bình và cảnh quan như trong phim.
- Lịch trình du lịch Cố Đô Huế 2 Ngày 1 Đêm
- Lịch trình khám phá Thừa Thiên Huế 2 ngày 1 đêm
- Lịch trình khám phá tham quan Huế 3 ngày 2 đêm
- Lịch Trình Khám Phá Huế 3 Ngày 2 Đêm
Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở đâu?
Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, phường Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km. Đây là một danh lam của cố đô Huế. Chùa thu hút khách thập phương bởi sự yên bình khắp không gian, từ bụi cỏ, khóm cây nơi đây. Và cả những điều mê hoặc đến từ các bức thư pháp hay những đường nét kiến trúc mộc mạc, nhưng tinh tế.
Để đi đến đây du khách đi dọc theo con đường nằm ven sông Hương phía bờ Bắc, qua khu Văn Thánh, Võ Thánh, đến cầu Xước Dũ. Rồi đi tiếp khoảng hơn 1km nữa và rẽ phải vào chiếc cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đi tiếp một đoạn nữa là sẽ đến nơi. Nhớ dọc đường đi, dù đạp xe hay chạy xe máy, hay ngồi xe hơi, đừng quên ngắm cảnh núi non Triều Sơn Phượng nhé, sẽ có những giống cây lạ, loài hoa lạ khiến bạn phải trầm trồ.
Không gian gần gũi với thiên nhiên
Khi đặt chân lên khuôn viên của Huyền Không Sơn Thượng, ta tưởng chừng như đang lạc vào một không gian sinh thái vậy. Bởi bức tranh thiên nhiên thơ mộng với nhiều nét hoang sơ được hiện ra trước mắt. Chùa gồm có: Chánh Điện, Tư Vân Nam, Nghinh Lương Đình, nhà khách, Tĩnh trai đường, Cốc Liêu Chư Tăng,.. và các công trình phụ khác.
Chánh Điện
Khu vực Chánh Điện còn được gọi là chùa ngoài. Ngôi chùa này rất khác với các ngôi chùa khác bởi được thiết kế một cách đơn sơ, mộc mạc. Các kiến trúc chủ yếu lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với con người, với hồn thơ của các giá trị nhân văn làm ý tưởng xây dựng chủ đạo.
Ngôi chùa này chỉ là một ngôi nhà nhỏ với mái ngói màu gụ và hàng cột gỗ theo lối kiến trúc Việt Cổ. Nền được lót bằng gạch tàu màu đỏ. Và các chi tiết khác đều chủ yếu sử dụng vật liệu là gỗ, ngói và ngói vảy cá. Tất cả mọi thứ đều mang một màu nguyên thủy. Do đó, nơi đây toát lên một không gian mộc mạc, mang đậm chất xứ Huế.
Am Mây Tía
An Mây Tía là nơi ở, thư phòng, nơi tiếp khách và viết thư pháp của sư trụ trì. Cũng là nơi những người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp. Tìm đến để đàm đạo, bình thơ, luyện bút, khoe chữ… Vì thế mà trước An Mây Tía có nhắc đến hai câu thơ :
“Hàng xanh mây tía ẩn cư
Phương này trăng nước thi thư tọa đàm”
Trước mặt có một hòn non bộ, trang trí bởi phong lan, địa lan, thân mộc, thân thảo… Hầu như khi đến chùa du khách đều sẽ tới khu vực chánh điện để bốc quẻ. Sau đó mang đến Am Mây Tía gặp sư trụ trì để được giải thích. Đây cũng chính là nơi tâm linh nhất và thu hút rất nhiều khách phương xa đến để bốc quẻ.
Nghinh Lương Đình
Nghinh Lương Đình và một số công trình nhỏ ở khu vực này đều được làm từ ngói móc và gỗ tạp lấy từ rừng trồng. Xung quanh nơi này được bố trí rất nhiều châu cây hoa sứ và hoa đại hàng trăm năm tuổi. Và chính tại nơi này thường trưng bày thư pháp Việt – Hán. Cùng những bức tranh hội họa, tranh tượng. Và những bức ảnh nghệ thuật thiên về thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá.
Nhà khách
Giống như các ngôi chùa khác, chùa Huyền Không Sơn Thượng cũng có khu vực nhà khách – là nơi dừng chân, tránh nắng cho những ai đến tham quan, viếng chùa. Đây đồng thời cũng là nơi nghỉ chân của các Phật tử, tăng ni khi tới có công việc. Nhà khách được thiết kế theo kiểu không gian mở, nên không gian rất thoáng đãng và sạch sẽ.
Tĩnh trai đường
Tĩnh trai đường được thiết kế và xây dựng theo hình thức nhà liền kề (những ngôi nhà nhỏ nằm niên kết với nhau). Nó được đặt đằng sau chùa, là nơi để các nhà sư dùng làm nhà bếp để nấu nướng.
Cốc liêu Chư Tăng
Cốc liêu Chư Tăng có tổng cộng 7 cốc với diện tích mỗi cốc khoảng từ 10 – 12 m2. Và nằm rải rác ở giữa vườn và các ven núi. Toàn bộ kiến trúc nơi đây đều sử dụng vật là gạch, ngói, gỗ, rất mộc mạc và đơn sơ. Nơi đây vẫn còn khá tạm bợ và hoang sơ, là nơi các nhà sư đã tu hành lâu năm và lớn tuổi sinh hoạt.
Nét đặc sắc của khuôn viên
Hàm Nguyệt Trì
Điều đặc biệt ở đây là có một hồ nước được thiết kế theo hình chữ S của lãnh thổ nước ta. Nó được đặt tên là Hàm Nguyệt Trì (Hồ Ngậm Trăng). Trong hồ nuôi rất nhiều cá và trồng rất nhiều hoa súng. Cứ đến mùa, hoa súng lại nở rộ. Màu tím thơ mộng của xứ Huế pha chút hồng càng tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng cho khung cảnh nơi đây.
Thư Pháp đình
Thư Pháp đình nằm đối diện với đồi thông, phía bên kia của Hồ Ngậm Trăng. Muốn đi đến đây thì du khách đi qua một cây cầu được làm bằng tre có tên gọi là Giải Kiều Trần. Bên trong được trưng bày thư pháp và các câu thơ. Thư Pháp đình cũng là địa điểm cho những ai đam thưởng thức cảnh đẹp và làm thơ. Tới đây bạn sẽ có cảm giác như lạc về thời quá khứ, rất lãng mạn và bình yên.
Một số lưu ý khi tới tham quan
- Thời điểm thuận lợi nhất bao giờ cũng là các tháng mùa khô từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Nên tránh các tháng cuối năm vì Huế rất hay mưa lớn, dầm dề, trời lạnh, nhiều lúc còn gặp cả bão và lũ. Và đường đi ở đây rất khó khăn nên mọi người cần chú ý thời gian và theo dõi thời tiết trước khi bắt đầu hành trình.
- Muốn bắt trọn khung cảnh huyền ảo của ngôi chùa và có thể ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Thì hãy ghé thăm chùa vào sáng sớm nhé. Lúc này, mặt trời chưa mọc, những giọt sương vẫn còn vương đọng, tạo nên không gian mờ mờ ảo ảo như “chốn bồng lai tiên cảnh”.
- Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm ở sâu trong núi, đường đi lại vắng vẻ và khó tìm nên bạn phải tìm hiểu trước đường đi và chuẩn bị kỹ lưỡng, hạn chế đi một mình hay đi quá trễ. Các bạn nữ thì nên đi theo nhóm.
- Thêm nữa, đây chốn tu hành, thiện tịnh, vì vậy, bạn tuyệt đối không được làm ồn. Đồng thời, đừng làm gì gây hại đến cảnh quan và không gian của chùa.
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi tại nơi phố thị ồn ào thì Huyền Không Sơn Thượng Huế. Chính là một nơi trú ẩn yên bình, để bạn sống thật với chính mình. Gạt bỏ đi những âu lo và muộn phiền nhé!
Người viết: Phạm Trang