Blog

Lễ Cúng Cơm Mới của các dân tộc Tây Nguyên_Ảnh sưu tầm

Lễ Cúng Cơm Mới – truyền thống tạ ơn cho sự đủ đầy

Lễ Cúng Cơm Mới là một tập tục khá phổ biến của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là dân tộc thiểu số như Ê Đê, Thái, Xơ Đăng,… Lễ được tổ chức hàng năm sau khi kết thúc mùa vụ nhằm mục đích tạ ơn trời đất đã giúp cư dân có một mùa màng bội thu. Cùng Hành trình du lịch khám phá lễ hội mới lạ và không kém phần thú vị này nhé!

Nguồn gốc của Lễ Cúng Cơm Mới

Lễ Cúng Cơm Mới hay còn gọi là Tết cơm mới và Tết Hạ Nguyên. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Lễ mừng lúa mới đối với người dân tộc thiểu số cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh vậy. Từ rất lâu, các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên đã hình thành thói quen tổ chức lễ hội ăn mừng mỗi khi lúa mới về. Nấu những bữa cơm thịnh soạn bằng hạt thóc vừa thu hoạch được. Lễ hội này thể hiện sự thành kính của người dân đối với bậc thần linh đã ban cho họ mưa thuận gió hòa, làm ăn suôn sẻ thuận lợi. Vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một thời gian lao động nhọc nhằn, vất vả.

Lễ Cúng Cơm Mới là phong tục của rất nhiều dân tộc tại Tây Nguyên_Ảnh sưu tầm

Lễ Cúng Cơm Mới là phong tục của rất nhiều dân tộc tại Tây Nguyên_Ảnh sưu tầm

Thời điểm cúng cơm

Thời điểm cúng cơm tùy mỗi gia đình quyết định, mâm cơm có đủ đầy hay không cũng tùy vào thành quả mà họ gặt hái được. Đây còn là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên tưng bừng, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Đặc biệt vào những năm cả bản đều bội thu thì lễ hội này như kéo dài vô tận, từ nhà này qua nhà khác, vui chơi không ngừng nghỉ. Đối với những tín đồ mong muốn tìm thấy những văn hóa mới lạ thì Lễ Cúng Cơm Mới thực là điều bạn không nên bỏ lỡ. 

Sự khác biệt trong Lễ Cúng Cơm Mới ngày nay

Lễ Cúng Cơm Mới của người Xơ Đăng

Giống như nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên. Đời sống tinh thần người Xơ Đăng gắn bó với các lễ hội. Đồng bào Xơ Đăng có nhiều lễ hội trong năm như Lễ bắc máng nước, Lễ ăn trâu… Trong đó Lễ Cúng Cơm Mới là lễ hội lớn nhất trong năm, được cộng đồng người này háo hức mong chờ. 

Người Xơ Đăng trong Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Người Xơ Đăng trong Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Trước khi lễ hội diễn ra, già làng sẽ thống nhất ngày tốt để tổ chức. Các gia đình chủ động sửa sang lại nhà cửa. Các vật dụng cũ nên để ở góc khuất. Để khi thần Lúa về sẽ không thấy sự bừa bộn trong nhà. Trong những ngày này, đàn ông thì lo việc đốn củi, mổ trâu, khơi thông mạch nước, dựng cây nêu. Phụ nữ thì lo chuẩn bị các vật dụng dùng trong nghi lễ như gùi thiêng, nồi nấu cơm cúng. Hay chuẩn bị những tiết mục múa hát phục vụ cho buổi lễ trang trọng này.

Các giai đoạn trong lễ cúng cơm mới

Lễ Cúng Cơm Mới của người Xơ Đăng chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là cúng mừng lúa mới tại mỗi nhà. Và giai đoạn thứ hai là uống rượu mừng lúa mới chung với người dân trong làng.

Giai đoạn thứ nhất

Giai đoạn thứ nhất của Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Giai đoạn thứ nhất của Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Mỗi gia đình cần thực hiện các nghi thức tín ngưỡng bắt buộc trên ruộng lúa của mình. Trước khi họ bắt tay vào tuốt lúa. Họ thường dùng những cành cây non để đánh dấu lại vị trí đã tuốt lúa. Sau đó, mỗi gia đình mang một gùi lúa lớn về nhà để cúng lúa mới. Người dân thường dùng một cành cây chắn ngang các lối phụ trên đường di chuyển về nhà. Việc này nhằm mục đích không để lúa đi ra các lối khác, không nhầm đường về nhà. Đặc biệt người Xơ Đăng còn có tục lệ ăn thịt chuột đồng. Ngụ ý ám chỉ tiêu diệt loài động vật phá hoại mùa màng này.

Giai đoạn thứ hai

Nghi thức cất lúa trong Lễ Cúng Cơm Mới của người Xơ Đăng_Ảnh sưu tầm

Nghi thức cất lúa trong Lễ Cúng Cơm Mới của người Xơ Đăng_Ảnh sưu tầm

Đến giai đoạn thứ hai, khi tất cả người dân trong làng đã ăn mừng lúa mới ở từng gia đình xong> Già làng sẽ thông báo thời gian tập trung tổ chức Lễ Cúng Cơm Mới cho cả cộng đồng. Theo tục lệ, sáng sớm ngày làm hội, già làng là người đầu tiên được phép mở cửa đi đến nhà Rông. Sau đó đánh trống báo hiệu để dân làng tới dự.

Giai đoạn thứ hai của Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Giai đoạn thứ hai của Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Ở giai đoạn này, bà con sẽ dâng lên những lễ vật mà trong năm qua họ sản xuất được. Không có quy định về lễ vật, nhà nào có điều kiện hơn thì dâng lễ vật đủ đầy hơn. Nhà nào năm qua mùa màng thất bát có thể dâng những lễ vật phù hợp túi tiền. Khi uống rượu ở nhà Rông xong, già làng đưa tất cả mọi người lần lượt đi đến từng gia đình trong làng> Để chúc mùa lúa mới bội thu, cơm được vung vãi quanh nhà ngụ ý cho năm sau lúa thóc đầy nhà, dư dả hơn.

Già làng cùng người dân lần lượt đi đến từng gia đình_Ảnh sưu tầm

Già làng cùng người dân lần lượt đi đến từng gia đình_Ảnh sưu tầm

Ê Đê cũng là một dân tộc có nhiều phong tục tín ngưỡng độc đáo. Khác với lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Xơ Đăng. Người Ê Đê chỉ tổ chức lễ hội theo từng hộ gia đình. 

Độc đáo Lễ Cúng Cơm Mới của người Ê Đê_Ảnh sưu tầm

Độc đáo Lễ Cúng Cơm Mới của người Ê Đê_Ảnh sưu tầm

Hai phần của lễ cúng

Lễ Cúng Cơm Mới chia làm 2 phần cơ bản: Phần lễ (“Lễ cúng thần”) và phần hội (“Ăn cơm mới”). Mức độ hoành tráng của lễ hội phụ thuộc vào điều kiện. Cũng như năng suất thu hoạch của từng gia đình sau mỗi mùa vụ.

Do vậy, gia đình nào được mùa thì lễ ăn cơm mới được tổ chức khá rình rang. Lễ kéo dài ngày này qua ngày khác. Gia đình nào khi cúng cơm mới thì mời bà con trong buôn đến dự. Thậm chí còn mời họ hàng từ các buôn làng xa ghé qua. Họ cùng ăn uống, hát hò và tham gia nhảy múa rất vui vẻ. Chính vì thế đây cũng là cơ hội thắt chặt tình nghĩa của người dân tộc Ê Đê. Hay để các đôi trai gái trong làng gặp gỡ tìm hiểu nhau, mở ra những mối tình đẹp.

Người dân Ê Đê quây quần trong Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Người dân Ê Đê quây quần trong Lễ Cúng Cơm Mới_Ảnh sưu tầm

Trên đây là những thông tin về Lễ Cúng Cơm Mới và phong tục của một vài dân tộc tại Tây Nguyên. Hi vọng Hành trình du lịch đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết trong những chuyến du lịch tiếp theo. Còn ngần ngại gì mà không “xách ba lô lên và đi” tìm hiểu nét văn hóa độc đáo này!

Xêm thêm: Làng cà phê Trung Nguyên

Người viết: Hà Phạm

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on