Blog

Ngự Bình - Ngọn núi án ngữ Kinh thành Huế

Ngự Bình – Ngọn núi án ngữ Kinh thành Huế

”Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về”

(Trích lời bài hát “Ai ra xứ Huế” – nhạc sĩ Duy Khánh)

Sông Hương – Núi Ngự từ lâu đã là biểu tượng của Thành phố Huế mộng mơ. Là ngọn núi hội tụ linh khí của đất trời, núi Ngự Bình là nơi cực kỳ quan trọng đối với Huế.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Núi Ngự Bình ở đâu?

Núi Ngự Bình nằm cạnh con đường cùng tên, thuộc phường An Cựu, Thành phố Huế. Núi nằm cách trung tâm Tp. Huế khoảng 4km về phía Nam, cao khoảng 103m, nằm giữa cồn Hến và cồn Dã Viên.

Núi Ngự Bình nhìn từ xa_Ảnh Lendang.vn

Núi Ngự Bình nhìn từ xa_Ảnh Lendang.vn

 Nhìn từ xa, núi Ngự Bình có dạng hình thang, đỉnh khá bằng phẳng. Phía sau có hai ngọn núi nhỏ chầu là Tả Bật Sơn (theo một số tài liệu khác còn có tên là Tả Phù Sơn) và Hữu Bật Sơn. Do đó núi Ngự Bình có vị trí quan trọng về mặt phong thủy. Ở đây có không gian thoáng mát, từ chân núi đến đỉnh phủ một màu xanh tươi tốt của rất nhiều cây thông.  

Nguồn gốc tên núi Ngự Bình

Ở thời chúa Nguyễn Phúc Thái, núi có tên là Bằng Sơn. Trước đó còn có tên là Hòn Mô. Trong một lần du ngoạn, Chúa đã đến vùng đất này, thấy nơi đây có vị trí đắc địa liền cho xây người xây nhà, dựng dinh. Vào năm 1687, Chúa đã cho dời thủ phủ Đàng Trong ở làng Kim Long về làng Phú Xuân. Và lấy núi Ngự Bình làm tiền án trước thủ phủ.

Kinh thành Huế lấy núi Ngự Bình làm tiền án_Ảnh Du lịch Huế

Kinh thành Huế lấy núi Ngự Bình làm tiền án_Ảnh Du lịch Huế

Về sau khi chọn địa điểm xây dựng Kinh thành, vua Gia Long vẫn chọn ngọn núi này làm án ngữ. Núi linh thiêng này sau đó đã được vua Gia Long đổi tên thành núi Ngự Bình. Người dân Huế thường gọi với cái tên thân quen ngày này là núi Ngự.

Từ Phu Văn Lâu nhìn về núi Ngự Bình_Ảnh Tạp chí du lịch

Từ Phu Văn Lâu nhìn về núi Ngự Bình_Ảnh Tạp chí du lịch

Để tôn tạo cảnh quan, vua Gia Long đã cho trồng thông trên núi. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ đều phải trồng thông trên núi Ngự Bình. Sau đó vua Minh Mạng còn cho trồng thêm nhiều hoa cỏ và tổ chức lễ hội ở đây. Núi Ngự Bình còn được vua Thiệu Trị liệt vào hàng 12 trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh.

      Ngọn núi cấm địa

Tháng 11/1897, vua Thành Thái ban lệnh giữ gìn thông trên núi Ngự Bình. Vì nơi đây là ngọn núi vô cùng thiêng liêng: “núi Ngự Bình làm tiền án kinh thành, hơi lành nghi ngút”. Có quan niệm rằng, gió thổi từ núi Ngự Bình sẽ đem đến an lành cho mảnh đất Kinh đô này.

Cây thông được vua Gia Long chọn trồng trên núi Ngự Bình_Ảnh Bazan Travel

Cây thông được vua Gia Long chọn trồng trên núi Ngự Bình_Ảnh Bazan Travel

Vào thời vua Khải Định, để tu tạo cảnh quan vua cho trồng thêm thông để giữ cho bức bình phong của Kinh thành luôn xanh tươi, tràn đầy sức sống.

Đến năm 1939, nơi đây được bảo vệ nghiêm ngặt dưới lệnh của vua Bảo Đại, không ai được khai thác đất, đá, đốt lửa hay chặt thông. Đây trở thành ngọn núi cấm địa được bảo vệ chặt chẽ. Ngày nay ngọn núi này trở thành điểm đến dã ngoại, ngắm cảnh  của người dân địa phương và nhiều du khách với cảnh sắc tuyệt đẹp.

Thưởng ngoạn cảnh đẹp ở núi Ngự Bình

        Trải nghiệm leo núi Ngự Bình

Bạn có thể đi xe đến núi Ngự Bình thì hãy gửi xe dưới chân núi và bắt đầu hành trình đi bộ lên núi để ngắm cảnh đẹp, tận hưởng không khí trong lành. Bạn nên mang theo bên mình một chai nước vì đường lên núi không dốc nhưng cũng khá dài.

Sông Hương - Núi Ngự là biểu tượng của xứ Huế _Ảnh Vinpearl

Sông Hương – Núi Ngự là biểu tượng của xứ Huế _Ảnh Vinpearl

Từ chân lên đỉnh núi đều phủ một màu xanh của cây thông. Rảo bước trên con đường mòn lên núi, bạn có thể bắt gặp sắc tím của hoa mua, hoa sim tô điểm thêm sắc tím giữa rừng thông xanh mát. Dù đi quãng đường khá dài nhưng bạn đừng lo mệt nhé. Hãy dừng chân và nghỉ ngơi bên gốc cây, tận hưởng khí trời sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư thái vô cùng khó tả.

        Ngắm nhìn toàn bộ Tp. Huế từ trên cao

Ngự Bình là ngọn núi vô cùng quen thuộc với người dân xứ Huế. Nơi đây thích hợp để dã ngoại vào cuối tuần hay chỉ đơn giản là nơi để tận hưởng cảm giác yên bình, ngắm nhìn Tp. Huế xinh đẹp.

Ngắm quang cảnh Thành phố Huế từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Ngắm quang cảnh Thành phố Huế từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Từ trên đỉnh núi Ngự Bình, bạn có thể nhìn bao quát cả một vùng đất miền Trung. Phía Bắc là toàn bộ thành phố Huế nhộn nhịp, rõ nhất là lá cờ kỳ đài của Kinh thành Huế uy nghiêm bên dòng sông Hương thơ mộng. Phóng tầm mắt ra xa theo hướng Đông là cánh đồng lúa Hương Thủy rộng lớn như kéo dài đến tận chân trời. Phía Tây, Tây Nam là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Khung cảnh núi sông tạo nên bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ, tạo nết nét quyến rũ khó cưỡng.

        Biểu tượng văn hóa – lịch sử của Huế

Cùng với sông Hương, núi Ngự là món quà mà tạo hóa ban tặng cho vùng đất Cố đô. Núi Ngự Bình mang vẻ trầm mặc, như mang linh hồn của đất Huế. 

Từ lâu, vẻ đẹp mê lòng người này đã xuất hiện trong thơ ca. Trong đó có bài thơ nay đã được xem như là ca dao xứ Huế: “Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong/Dẫu ai ăn ở hai lòng/ Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng”.

Cảnh sắc thơ mộng của miền Hương - Ngự_Ảnh sưu tầm

Cảnh sắc thơ mộng của miền Hương – Ngự_Ảnh sưu tầm

Nên đến núi Ngự Bình vào thời gian nào?

Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng để chuyến đi thú vị hơn. Bạn nên đến tham quan núi Ngự Bình vào khoảng tháng 5 đến tháng 9. Thời gian này Huế có nắng đẹp, ít mưa sẽ thuận lợi cho việc khám phá cảnh quan nơi đây. 

Tham quan các địa điểm nổi tiếng khác gần núi Ngự Bình

Từ vị trí núi Ngự Bình, bạn có thể đến thăm thú một số địa điểm gần núi Ngự Bình.

Bức tranh thiên nhiên xinh đẹp_Ảnh Vinpearl

Bức tranh thiên nhiên xinh đẹp_Ảnh Vinpearl

      Tượng đài Quang Trung ở núi Bân

Núi Bân nằm cạnh núi Ngự Bình, ngăn cách bởi con đường Hoàng Thị Loan. Đây là diễn ra lễ tế trời đất, nơi chứng kiến khoảnh khắc lên ngôi lịch sử của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trước khi tiến quân ra Bắc. Đến đây, bạn có thể đi dạo quanh công viên, chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây.

Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ_Ảnh sưu tầm

Tượng đài vua Quang Trung – Nguyễn Huệ_Ảnh sưu tầm

       Đồi Vọng Cảnh

Đây là một trong những địa điểm dã ngoại nổi tiếng ở Huế. Cách núi Ngự Bình khoảng 5km, ở 102 đường Huyền Trân Công Chúa. Đi dạo trên nền đất đầy lá thông, bạn có thể ngắm nhìn thượng nguồn sông Hương chảy cùng cảnh núi rừng hùng vĩ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Cảnh đẹp quyến rũ ở đồi Vọng Cảnh_Ảnh Hue Smile Travel

Cảnh đẹp quyến rũ ở đồi Vọng Cảnh_Ảnh Hue Smile Travel

        Nhà thờ Phủ Cam

Nằm cách Ngự Bình không xa là nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Đây là một trong những nhà thờ lớn và lâu đời bậc nhất ở Huế. Nhà thờ có kiến trúc vô cùng đặc biệt, là địa điểm sống ảo tuyệt vời cho các bạn trẻ.

Nhà thờ Phủ Cam với kiến trúc độc đáo_Ảnh sưu tầm

Nhà thờ Phủ Cam với kiến trúc độc đáo_Ảnh sưu tầm

         Lăng tẩm

Khu lăng tẩm các vua nhà Nguyễn tập trung ở vùng đồi núi phía Nam và Tây Nam Tp. Huế. Bạn có thể đến thăm lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,… để chiêm ngưỡng kiến trúc nguy nga, tráng lệ nơi đây.

Lăng vua Gia Long kỳ bí_Ảnh sưu tầm

Lăng vua Gia Long kỳ bí_Ảnh sưu tầm

Ngoài ra, bạn có thể đến một số địa điểm nổi tiếng khác như Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ,… Và cùng thưởng thức những món ăn ngon để có chuyến đi trọn vẹn.

Núi Ngự Bình là một điểm đến bạn rất nên dành thời gian leo một lần cho biết. Và biết đâu được, bạn có thể xuất khẩu thành thơ, như nhiều nhà thơ đã chọn Ngự Bình làm cảm hứng. Hành trình du lịch rất mong được đọc những bài viết về Ngự Bình của bạn.

Xem thêm: Tượng đài Mẹ Thứ – tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước

Người viết: Mai Vui

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on