Blog

 Nhà thờ Du Sinh - sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc Á Đông_Ảnh: Sưu tầm

Nhà thờ Du Sinh – nét đẹp của kiến trúc Á Đông

Trong hệ thống kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, đa phần đều mang dáng vẻ của kiến trúc Châu Âu. Nhưng ít ai biết được rằng, ở Đà Lạt – xứ sở của ngàn hoa lại có một nhà thờ mang nét đẹp của Á Đông. Điều đó được thể hiện cả trong tên gọi cho đến kiến trúc. Đó chính là nhà thờ Du Sinh, sau đây hãy cùng Hành trình du lịch đi khám phá vẻ đẹp của ngôi thánh đường này nhé!

  1. Kế Hoạch Du Lịch Đà Lạt – Lịch Trình – Đi Đâu & Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải thử khi Du Lịch Đà Lạt
  3. Lịch trình ăn uống và sống ảo – Đà Lạt 5 ngày 4 đêm -2024
  4. Lịch trình khám phá đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ 5 ngày 4 đêm
  5. Lịch trình Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá hạt dẻ 2024

Nhà thờ Du sinh nằm ở đâu?

Nhà thờ Du Sinh nằm ở số 12B đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

  Toàn bộ không gian bên ngoài của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Toàn bộ không gian bên ngoài của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Đường đến nhà thờ Du Sinh

Lấy điểm xuất phát từ chợ Đà Lạt. Từ đây, bạn sẽ đi qua một bùng binh rồi di chuyển theo hướng Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó gặp một vòng xuyến rồi đi vào đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp đó di chuyển theo lộ trình Bà Triệu đến Đoàn Thị Điểm, rồi theo hướng Hoàng Văn Thụ (đi qua bùng binh), cuối cùng là rẽ vào đường Huyền Trân Công Chúa, đến số 12b Huyền Trân Công Chúa là nhà thờ cổ Du Sinh.

"

Lịch sử hình thành nhà thờ Du Sinh

Nhà thờ Du Sinh, nằm ẩn mình bên trên một ngọn đồi ở đường Huyền Trân Công chúa, được xây dựng vào năm 1955, đến dịp lễ Giáng Sinh năm 1957 thì khánh thành, riêng tháp chuông thì được hoàn thành vào năm 1962.

Do Linh Mục Thiên Phong Bửu Dưỡng thành lập ra, với mục đích cho bà con giáo dân di cư từ miền Bắc vào mang danh nghĩa là xây tạm, bởi vì vị Linh Mục này có một khao khát đó là xây dựng một ngôi thánh đường mang vẻ đẹp của kiến trúc Á Đông.

       Vẻ đẹp trầm mặc của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Vẻ đẹp trầm mặc của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

 Nhưng sau đó Ngài phải vâng lời ơn trên chuyển công tác đến giáo xứ khác. Vì thời gắn bó tại nơi đây khá ngắn ngủi nên giấc mơ của vị Linh Mục này không thành. Đặc biệt cha Thiên Phong Bửu Dưỡng còn là con cháu của các vua triều Nguyễn. Người sống trong một gia đình theo đạo gốc là Phật giáo.

 Vì vậy, sau thời gian theo tu học ở các ngôi chùa Phật giáo Ngài đã được ơn kêu gọi. Sau đó gia nhập đạo Thiên Chúa và theo tu học dòng Đa Minh, rồi được thụ phong Linh Mục. Nhà thờ Du Sinh được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay nó đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng tại Đà Lạt.

Nhà thờ Du Sinh có gì?

     Kiến trúc độc đáo

Có thể nói nhà thờ Du Sinh là ngôi thánh đường duy nhất tại Đà Lạt sở hữu phong cách kiến trúc Á Đông. Khi ghé thăm công trình này, bạn sẽ cảm nhận được những đặc điểm nổi trội mà chỉ có tại nhà thờ này như: tháp mái uốn cong, hoa văn tỉ mỉ, tinh tế. Cũng chính vì thế, mà nhà thờ Du Sinh gợi cho ta cảm giác gần gũi thân quen mỗi khi ghé qua chốn này.

Bên cạnh đó, ngôi thánh đường này còn có hệ thống các cột xung quanh nhà thờ rất chắc chắn, được thiết kế theo kiểu hình cây tre, cây trúc, với những câu kinh thánh bằng chữ Nôm, đường kính của những cây tre, cây trúc khổng lồ này lên tới 40cm. Chính chi tiết này đã góp phần làm nổi bật nên nét riêng của văn hoá dân tộc nói chung cũng như tính cách của người Việt Nam nói riêng, đó là vẻ đẹp kiên cường bất khuất. 

Nét Á Đông nổi bật nhất trong nhà thờ Du Sinh được thể hiện ở những hàng lan can chạy dọc theo cấp bậc từ chân đồi lên đến thánh đường được thiết kế trạm trổ rồng, phượng rất công phu đồng thời còn mang lại sự linh thiêng, tạo nên sức hút mạnh mẽ trong lòng du khách mỗi khi tới đây. Nhờ việc sở hữu nét Á Đông mà nhà thờ Du Sinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mọi du khách gần xa.

       Hình tượng rồng độc lạ trong kiến trúc nhà thờ Công giáo

Dù đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của thời gian, lịch sử tuy nhà thờ cổ Du Sinh đã bị hư hại nhiều, nhưng nó đã được trùng tu  xây dựng lại và vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo như thuở ban đầu. 

        Lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Đặc biệt, việc sử dụng hình tượng rồng trong lối kiến trúc của nhà thờ Du Sinh được cho là một nét đột phá rất độc đáo và khác biệt so với với kiến trúc thông thường của một nhà thờ Công giáo. Bởi rồng thường chỉ sử dụng trong việc trang trí các công trình như cung điện, lăng tẩm, đình, chùa… chứ hiếm khi thấy xuất hiện trong các công trình kiến trúc của phương Tây, nhất là nhà thờ.

Không chỉ có vậy mà rồng khi sử dụng trong công trình còn có những biến tấu khá bất ngờ. Nếu như trong kiến trúc cung điện, đình, chùa Việt thường có mô típ “lưỡng long chầu nguyệt” nhằm biểu thị sự cung kính và thần phục thánh thần thì ở cổng tam quan nhà thờ Du Sinh mô típ ấy được biến tấu thành “lưỡng long chầu Thánh Giuse bế Chúa hài đồng”.

 

     Tên gọi đặc biệt

Ngôi thánh đường mang màu sắc Á Đông giữa lòng thành phố mộng mơ_Ảnh: Sưu tầm

Chắc hẳn khi nói đến nhà thờ Du Sinh, đã không ít du khách phải tò mò về tên gọi của ngôi thánh đường cổ này. Theo cách phiên âm của cha Thiên Phong Bửu Dưỡng – người đã sáng lập, thì nhà thờ Du Sinh có nghĩa là Giu-se. Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng “Du Sinh” là để chỉ cội nguồn của bà con giáo dân đến định cư tại nơi đây vì họ giống như những người dân du mục nay đây mai đó, không được ổn định về chỗ ở của mình, nhưng có người lại cho rằng “Du Sinh” có nghĩa là nhắc đến những con chiên của Đức Ki-tô về cuộc lữ hành nơi trần thế còn nhiều đổi thay.

     Nhà thờ Du Sinh gắn bó với nhiều đời linh mục

               Không gian bên ngoài tràn ngập sắc xanh_Ảnh: sưu tầm

Không gian bên ngoài tràn ngập sắc xanh_Ảnh: sưu tầm

Cha Thiên Phong Bửu Dưỡng (1955-1961). Là người sáng lập, vị đại ân nhân của giáo xứ.

Cha Giu-se Nguyễn Kim Ngôn (1961-1962). Là cha phó của cha Bửu Dưỡng từ năm 1957. Cha đã hoàn thành việc xây dựng tháp chuông vào 1962 dựa trên sơ đồ cha Bửu Dưỡng để lại. Trại định cư Du-sinh trở thành giáo xứ do quyết định của Đức Cha Xi-mong Hòa Nguyễn Văn Hiền.

Cha Phê-rô Trần Phúc Long (1962-1975). Ngài đã xây dựng nhà xứ mới thay cho nhà xứ cũ bị thiêu rụi trong biến cố Mậu-Thân; ngài cũng là người đã xây cất ngôi nhà nguyện Mân Côi ở dưới chân đồi, gần thác Cam-Ly.

Cha Phao-lô Nguyễn Văn Hồ (1975-1992). Với biến cố 1975, giáo xứ Du-sinh không còn cha sở. Đức Cha Ba-tô-lô-mê-ô Nguyễn Sơn Lâm đã trao giáo xứ cho các cha dòng Phan-xi-cô. Và sau đó cha Hồ được bổ nhiệm quản xứ trong giai đoạn khó khăn này.

Cha Phan-xi-cô Vũ Phan Long (1992-1994). Được cử phụ trách giáo xứ tạm thời thay cha Hồ. Với tài khôn khéo và trẻ trung, cha đã phục hưng các sinh hoạt của giáo xứ. Ngoài ra cha còn lập các hội đoàn huynh trưởng, thanh niên, hiền mẫu.

Cha Đa-minh Nguyễn Ngọc Hiếu (1995-1999). Đang giúp cha Liêm ở giáo xứ Suối Thông B và Thạnh-Mỹ, giáo hạt Đơn-dương, cha Hiếu được Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn bổ nhiệm làm quản xứ Du-sinh. Nhưng do nhiều khó khăn trong giáo xứ đưa cha vào bế tắc, cha đã xin Tỉnh chuyển công tác.

     Giờ lễ đặc biệt

    Đền thờ cha thánh Giuse trong khuôn viên nhà thờ Du Sinh_Ảnh: sưu tầm

Đền thờ cha thánh Giuse trong khuôn viên nhà thờ Du Sinh_Ảnh: sưu tầm

Ngày thường vào lúc: 05:00

Chúa nhật: 05:00 – 08:00 – 16:00

Thường chủ nhật sẽ có nhiều thánh lễ để cho du khách thập phương tới đây có thể tham dự.

 

     Gắn kết tình thân

Nhà thờ Du Sinh là nơi gắn kết cộng đồng giáo dân ở thành phố Đà Lạt, vì vậy mà mọi người thường có những sinh hoạt chung vào ngày cuối tuần và lập ra nhiều hội đoàn khác nhau như: hội ca đoàn, hội thiếu nhi, hội mân côi. Mọi người có thể cùng nhau cất lên những lời ca tiếng hát ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa.

  Nơi sinh hoạt của cộng đồng dân Chúa_Ảnh: sưu tầm

Nơi sinh hoạt của cộng đồng dân Chúa_Ảnh: sưu tầm         

Một số lưu ý nhỏ khi tham quan 

   Nét đẹp độc đáo chỉ có tại nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Nét đẹp độc đáo chỉ có tại nhà thờ Du Sinh_Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Cắm trại đêm tại thác Dương Cầm

     Thời gian tham quan

Các bạn có thể tham quan nhà thờ Du Sinh vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Nhưng nên tránh thời gian vào buổi tối vì đó là lúc mà các linh mục phải làm việc Thánh.

     Giá vé vào cửa

 Khi đến tham quan nhà thờ Du Sinh các bạn sẽ không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào.

     Một số lưu ý nhỏ khi tham quan

  • Du khách nên chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp nhất khi đến tham quan tại nhà thờ Du Sinh.
  • Bạn nên chú ý đến lời ăn tiếng nói để phù hợp với chốn linh thiêng.
  • Khi đến với nhà thờ Du Sinh, các bạn nên chọn thời điểm vào những ngày nắng để có cho mình bức ảnh đẹp nhất.

Trên đây là những chia sẻ thú vị của Hành trình du lịch về vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Du Sinh, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình khám phá du lịch Đà Lạt.

 

 Người viết: Hồng Nhung

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on