Blog

Phố cổ Hội An – Nút nhạc trầm trong tâm hồn người dân xứ Quảng

Hội An – Nơi mà cuộc sống cứ bình lặng mà trôi, nơi mà dòng chảy của thời gian chẳng hề cuốn trôi đi cái trông khí cổ xưa ấy, nơi những mái nhà đã phủ đầy rêu phong, những con đường ngập tràn trong sắc đỏ của đèn lồng, nơi mà đưa ta về với thế giới của khoảng thời gian trước. Nơi nhắm mắt ta chợt thấy lòng an yên.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Đà Nẵng – Lịch Trình – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Hoạt Động Mà Bạn Phải Trải Nghiệm Khi Du Lịch Đà Nẵng
  3. Lịch trình du lịch Đà Nẵng và Hội An 4 Ngày 3 Đêm
  4. Lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An hiện đại và hoài cổ – 3 ngày 2 đêm

Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam đã được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới – World Travel Award (WTA) lần đầu trao giải Điểm đến thành phố hàng đầu Châu Á

Vẻ đẹp Phố Cổ Hội An qua dòng thời gian

Phố cổ Hội An được hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Nơi đây từng là một trong các thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực. Vào từ thế kỷ 16 đây là nơi tập trung hàng hóa của các thương nhân đến từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ấn Độ..v..v.. Vì vậy mà Hội An được coi là địa điểm hội tự và giao thoa của nền văn hóa Đông- Tây.

Nổi tiếng với lối kiến trúc về thương cảng truyền thống của khu vực Đông Nam Á, cho đến thời điểm này Phố Cổ Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Những ngôi nhà lợp mái rêu phong, những bức tường sơn vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng luôn gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách ghé thăm nơi này. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều hài hòa giữa thiên nhiên và không gian sống, ngoài việc bố trí nhiều gian thì thì sân của ngôi nhà được trang trí bể nước, hòn non bộ, cây cảnh… tạo nên một không gian sống thoải mái và hòa hợp với thiên nhiên.

Được biết, Phố cổ Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng cổ, 19 ngôi chùa, 38 nhà thờ tộc, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ và 1 cây cầu. Có vẻ như Hội An không quan tâm thời gian cứ đổi dời, nó vẫn giữ nguyên vẹn trên mình một nét đẹp cổ xưa . Có một điều đặc trưng nữa của Hội An đó là những con phố đựng xây dựng theo hình bàn cờ, uốn lượn theo ven sông và những ngôi nhà, Du khách dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong tại mỗi góc nhỏ ấy, nào là cao lầu, mì Quảng, bánh mì, cơm gà hay có khi là những món đồ thủ công mỹ nghệ. Mọi thứ cứ thế chậm rãi trôi, ánh lên  nét sống giản dị của người dân nơi đây.

Cứ ngỡ như ta trôi ngực dòng thời gian, trở về với thương cảng sầm uất. Rời xa mọi cám dỗ đời thường,sống trọn vẹn từng phút, từng giây.

Những ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi

Những ngôi chùa tại Phố Cổ Hội An được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 đến khoảng giữa thế kỷ 18, đây là một những điểm thu hút khách du lịch của phố cổ Hội An, bao gồm Chùa Bà, Chùa Ông, Chùa Chúa Thánh, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức, Chùa Hải Tạng..

Hầu hết những ngôi chùa tại đây được xây để thờ các vị tiên hiền, những người có công sáng lập phố, hội và Minh Hương Xã. Một kiểu kiến trúc đặc trưng tại đây là các tường gạch chịu lửa, mái ngói âm dương và vị trí đặt bệ thờ ở gian chính. Tại đây Miếu Quan Công được xem là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An, vào mooixi dịp 13 tháng 1 và 24 tháng 6 hàng năm, lễ hội lại được tổ chức và thu hút rất nhiều du khách tụ họp.

 Hội quán của người Hoa

Tới Hội An, đi lòng vòng trên những con đường xuyên suốt của đô thị cổ. Lạc bước trên đường Trần Phú, ngắm nhìn các công trình mang phong cách cổ xưa mang đậm dấu ấn thời gian. Đây cũng là con đường bắt gặp nhiều hội quán của người Trung Hoa nhất. Các hội quán như : Hội Quán Trung Hoa, Hội Quán Quảng Đông, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Triều Châu và Hội Quán Quỳnh Châu là năm bộ phận dân cư Hoa kiều lớn nhất tại đây.

Các hội quán tại đây đều được xây dựng rất lộng lẫy, uy nghi, những khing gỗ sơn son thiếp vàng hay những bức tượng điêu khắc lạ mắt tất cả đều hiện lên một vẻ đẹp lộng lẫy. Đó là một nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi mà người Trung Hoa tại Hội An tưởng nhớ về cội nguồn của mình

Những lễ hội truyền thống tại Hội An

Tại Hội An không khí lễ hội luôn có một nét đặc trưng riêng, tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hôi kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề hay kỷ niệm các bậc thánh nhân và các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Vào đêm 14 âm lịch hàng tháng, lễ hôi đêm rằm phố cổ được diễn ra dưới ánh trăng lung linh và anhs đèn lồng ảo mộng. Ngày hội này không có ánh sáng của đèn điện, điều này khiến cho phố cổ trông đẹp hơn phảng phất đâu đó nhưng vị của những ngày xưa cũ.

Những trò chơi dân gian như đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, đấu cờ tướng, thả hoa đăng…được tổ chức vào những ngày này.Tất cả tạo nên một sắc màu thật khác, đầy lãng mạn nhưng cũng đong đầy hoài niệm.

Ẩm thực đặc trưng phố Cổ

Khi tới Hội An và có thể thử các món ăn như Cơm gà Phố Hội, Cao Lầu Hội an, bánh vạc, bánh bèo, bánh bao Hội An, bánh đập – hến xào, chè bắp, mỳ quảng, hoành thánh, bánh ướt hay bánh xèo Hội An. Tuy là những món ăn bình dị nhưng nó chứa cả cái hồi Hội An.

Hội An là như vậy, một vẻ đẹp giản dị vấn ung dung trên dòng chảy miệt mài của tạo hóa. Sau những bộn bề thường nhật, tới Hội An hòa mình vào những hoài niệm xưa cũ, nơi mà bon chen chưa hiện hữu nơi này.

 

 

 

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on